Bài tập viết công thức cấu tạo 11

Phương pháp giải bài tập Hóa 11 bài 24: Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo rất hay giúp các em nắm vững kiến thức và giải bài tập SGK hoàn chỉnh

BÀI 24. LUYỆN TẬP: HỢP CHẤT HỮU CƠ, CÔNG THỨC PHÂN TỬ VÀ CÔNG THỨC CẤU TẠO

  1. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Hợp chất hữu cơ là hợp chẩt của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua, …)

2. Hợp chất hữu cơ được chia thành hidrocacbon và dẫn xuất hidrocacbon.

3. Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hóa trị.

4. Các loại công thức biểu diễn công thức hợp chất hữu cơ.

5. Các loại phản ứng hay gặp trong hóa học hữu cơ là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách.

6. Đồng đẳng, đồng phân

  1. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 107 SGK Hóa học 11):

Chất nào sau đây là hiđrocacbon? Là dẫn xuất của hiđrocacbon?

  1. CH2O ;
  1. C2H5Br;
  1. CH2O2 ;
  1. C6H5Br;
  1. C6H6 ;
  1. CH3COOH.

Hướng dẫn giải:

Hiđrocacbon là: e.

Dẫn xuất của hiđrocacbon là chất còn lại a, b, c, d, g.

Bài 2 (trang 107 SGK Hóa học 11):

Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi. Lập công thức đơn giản nhất, công thức phân tử của metylơgenol.

Hướng dẫn giải:

% nguyên tố O trong metylơgenol là )

%O = 100% – (%C + %H) = 100 – 74,16 – 7,86 = 17, 98%

Gọi CTPT của ogennol là CxHyOz

x : y : z = (74,16 / 12) : (7,86 / 1) : (17,98 / 16) = 11:14:2

\=> CTĐGN : C11H14O2.

\=> CTPT có dạng : (C11H14O2)n =>178n = 178 => n = 1

Vậy CTPT của metylơgenol là C11H14O2.

Bài 3 (trang 107 SGK Hóa học 11):

Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau : CH2Cl2 (một chất), C2H4O2(ba chất), C2H4Cl2 (hai chất).

Hướng dẫn giải:

CTCT của CH2Cl2 là: Сl-СН2 -Cl.

CTCT của C2H4O2 là: CH3– COOH ; HO-CH2 – CHO ; H – COO – CH3.

CTCT của C2H4Cl2 là: CH3 -CHCl2 ; Сl-СН2 -CH2 -Cl.

Bài 4 (trang 107 SGK Hóa học 11):

Chất X có công thức phân tử C6H10O4. Công thức nào sau đây là công thức đơn giản nhất của X ?

  1. C3H5O2
  1. C6H10O4
  1. C3H10O2
  1. C12H20O8

Hướng dẫn giải:

Chọn A.

Bài 5 (trang 107 SGK Hóa học 11):

Hãy viết công thức cấu tạo có thể có của các đồng đẳng của ancol etylic có công thức phân tử C3H8O và C4H10O.

Hướng dẫn giải:

Các CTCT của C3H8O là đồng đẳng của ancol etylic là:

CH3-CH2-CH2-OH ; CH3 -CH(CH3)-OH.

Các CTCT của C3H8O là đồng đẳng của ancol etylic là:

CH3-CH2-CH2-CH2-OH ; CH3-CHOH-CH2-CH3 ;

Các CTCT của C3H8O là đồng đẳng của ancol etylic là:

CH3 -CH(CH3)-CH2 – ОН ;CH3 -C(CH3)2OH.

Bài 6 (trang 107 SGK Hóa học 11):

Cho các chất sau: C3H7-OH, C4H9-OH, CH3-O-C2H5, C2H5-O-C2H5. Những cặp chất nào có thể là đồng đẳng hoặc đổng phân của nhau?

Hướng dẫn giải:

Đặt C3H7-OH (I), C4H9-OH (II), CH3-O-C2H5 (III), C2H5-O-C2H5 (IV)

Các chất đồng đẳng của nhau:

(I) và (II) ;

(III) và (IV) ;

Các chất đồng phân của nhau:

(I) và (III) ;

(II) và (IV) ;

Bài 7 (trang 108 SGK Hóa học 11):

Các phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng nào (phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách) ?

Hướng dẫn giải:

Phản ứng thế: a.

Phản ứng cộng: b.

Phản ứng tách: c, d.

Bài 8 (trang 108 SGK Hóa học 11):

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau và cho biết các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào (phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách).

Muốn học về chất hữu cơ, trước tiên cần nắm được cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ đó. Cấu tạo hoá học sẽ giúp cho chúng ta nắm được cách liên kết, thứ tự liên kết của những chất đó. Điều này vô cùng quan trọng, bởi vậy VUIHOC đã tổng hợp tất cả lý thuyết cùng với bộ bài tập vô cùng hữu ích qua bài viết dưới đây để giúp các em ôn tập được phần kiến thức này.

1. Thuyết cấu tạo hóa học

Vào năm 1861, nhà hoá học Butlerov (Bút-lê-rốp) đã đề ra khái niệm về cấu tạo hoá học cùng với thuyết cấu tạo hoá học bao gồm những luận điểm chính cần nhớ như sau:

Thứ nhất: Trong một phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử sẽ liên kết với nhau theo đúng hóa trị cũng như theo đúng một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết ấy được gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi liên kết ấy cũng sẽ tạo ra chất hoá học mới.

Ví dụ: Đimetyl ete và ancol etylic đều có công thức phân tử là C2H6O nhưng chúng lại có tính chất vật lý và hoá học hoàn toàn khác nhau vì chúng có hai công thức cấu tạo khác nhau (thứ tự liên kết giữa nguyên tử khác nhau) ứng với 2 hợp chất như sau:

CH3−O−CH3: đimetyl ete, chất khí, nhiệt độ sôi là -24,9oC, ít tan trong nước, không tác dụng với Na.

CH3−CH2−OH: ancol etylic, chất lỏng, nhiệt độ sôi là 78,3oC, tan vô hạn trong nước, tác dụng với Na giải phóng hidro.

Thứ hai: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, Cacbon có hóa trị là 4. Nguyên tử Cacbon không chỉ liên kết được với nguyên tử của nguyên tố khác mà còn có thể liên kết với nhau hình thành nên mạch cacbon: mạch hở (mạch hở không nhánh hoặc mạch hở có nhánh) hoặc có thể là mạch vòng (mạch vòng không nhánh hoặc mạch vòng có nhánh)

Bài tập viết công thức cấu tạo 11

Thứ ba: Tính chất của những chất phụ thuộc dựa trên thành phần phân tử (loại nguyên tố và số lượng nguyên tử) và cấu tạo hóa học (trật tự liên kết giữa những nguyên tử với nhau)

Ví dụ:

- Phụ thuộc vào thành phần phân tử: CH4 là chất khí rất dễ cháy, CCl4 là một chất lỏng không cháy; CH3Cl là một chất khí không có vai trò gây mê, còn CHCl3 là một chất lỏng có vai trò gây mê.

- Phụ thuộc vào cấu tạo hóa học: CH3CH2OH và CH3OCH3 khác nhau hoàn toàn về tính chất hóa học.

Đăng ký khóa học PAS THPT để được học hóa cùng các thầy cô của vuihoc nhé!

Bài tập viết công thức cấu tạo 11

2. Công thức cấu tạo

2.1 Khái niệm

Công thức cấu tạo thể hiện thứ tự và cách thức liên kết (có thể là liên kết đơn hoặc liên kết bội) của những nguyên tử có mặt trong phân tử.

2.2 Cách biểu diễn cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Công thức cấu tạo thể hiện tất cả những nguyên tử cùng liên kết ở trong phân tử được gọi là công thức cấu tạo đầy đủ. Tuy nhiên, có thể sử dụng cả công thức cấu tạo thu gọn lẫn công thức khung phân tử để thể hiện cấu tạo hoá học một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Bài tập viết công thức cấu tạo 11

  • Công thức khung phân tử (hay còn biết đến là công thức thu gọn nhất) chỉ biểu diễn khung cacbon và nhóm chức.
  • Công thức cấu tạo thu gọn

- Các nguyên tử và nhóm nguyên tử có cùng liên kết với một nguyên tử cacbon được viết vào thành một nhóm.

Ví dụ: CH2 = CH – CH = CH2, CH3 – CH2 – OH,…

- Hoặc chỉ thể hiện liên kết giữa những nguyên tử cacbon cùng với nhóm chức.

+ Mỗi đầu một đoạn thẳng hoặc là điểm gấp khúc tương ứng với một nguyên tử cacbon.

+ Không thể hiện số nguyên tử hiđro liên kết với từng nguyên tử cacbon.

Ví dụ:

Bài tập viết công thức cấu tạo 11

3.Cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ là phần kiến thức vô cùng quan trọng khi học về hoá hữu cơ ở chương trình Hóa 11. Học về cấu tạo sẽ giúp các em hiểu được cách liên kết và thứ tự liên kết của những chất đang nghiên cứu. Bài viết trên không chỉ giúp các em nắm được lý thuyết mà còn có thể ôn tập dựa vào những bài tập được tuyển chọn kỹ càng từ VUIHOC. Để có thể học được thêm những kiến thức bổ ích và thú vị về môn Hoá học, nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn và đăng ký các khoá học cùng thầy cô VUIHOC ngay nhé!