Bài thu hoạch thực tế tiếng anh là gì

Các thầy cô hãy đưa ra các luận điểm để chứng minh câu nói sau: Yếu tố quyết định sự thành công của chương trình tiếng Anh tiểu học theo CT GDPT 2018 không nằm ở chương trình hay sách giáo khoa mà chủ yếu do người giáo viên trực tiếp giảng dạy.

  • Chương trình môn Tiếng Anh ở phổ thông được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản như sau:

Nguyên tắc 1. Chương trình môn Tiếng Anh tuân thủ các quy định được nêu trong CT GDPT 2018 tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm các định hướng chung về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục và điều kiện thực hiện chương trình

Nguyên tắc 2. Chương trình môn Tiếng Anh được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực người học, trong đó năng lực giao tiếp là mục tiêu quan trọng nhất của của quá trình dạy học [còn gọi là năng lực chuyên môn hay năng lực đặc thù của môn học] bên cạnh những năng lực chung khác quy định trong CT GDPT 2018 tổng thể.

Nguyên tắc 3. Chương trình môn Tiếng Anh được thiết kế trên cơ sở hệ thống chủ điểm, chủ đề có liên quan chặt chẽ với nhau, có ý nghĩa và phù hợp với môi trường học tập, sinh hoạt của học sinh, phù hợp với việc phát triển năng lực giao tiếp theo yêu cầu cần đạt quy định cho mỗi cấp học. Hệ thống chủ điểm, chủ đề phản ánh văn hoá cần mang tính dân tộc và quốc tế; nội dung dạy học cần được lựa chọn và có thể lặp lại, mở rộng qua các năm học theo hướng đồng tâm xoắn ốc nhằm củng cố và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Thông qua việc triển khai hệ thống chủ điểm và chủ đề trong Chương trình, học sinh có thể được trang bị thêm nội dung của các môn học khác ở mức độ phù hợp và khả thi. Việc thiết kế chương trình dạy học dựa trên hệ thống chủ điểm, chủ đề bên cạnh mạch kiến thức ngôn ngữ [ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp] và năng lực giao tiếp chính là mô hình thiết kế chương trình đa thành phần.

Nguyên tắc 4. Chương trình môn Tiếng Anh đảm bảo lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học. Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh được phát triển thông qua hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy học, khuyến khích học sinh tham gia hoạt động luyện tập ngôn ngữ ở mức tối đa và từng bước nâng cao khả năng tự học.

Nguyên tắc 5. Chương trình môn Tiếng Anh đảm bảo tính liên thông và tiếp nối của việc dạy học Tiếng Anh giữa các cấp tiểu học, THCS và THPT

Nguyên tắc 6. Chương trình môn Tiếng Anh đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và tính mở nhằm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện dạy học Tiếng Anh đa dạng ở các địa phương. Nguyên tắc này xuất phát từ thực tiễn xã hội, kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, chú ý đến sự đa dạng của đối tượng HS xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.

  • Quan điểm xây dựng chương trình theo hướng mở thể hiện điểm đổi mới thực sự trong việc xây dựng Chương trình môn Tiếng Anh. Đây cũng là xu thế phát triển chương trình dạy học hiện nay trên thế giới. Chương trình xây dựng theo hướng mở thể hiện chủ yếu ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về nghe, nói, đọc, viết cho mỗi lớp/cấp học và đề xuất nội dung dạy học tương ứng. Căn cứ vào các yêu cầu bắt buộc về nghe, nói, đọc, viết, các tác giả biên soạn sách giáo khoa [SGK], các cơ sở giáo dục và giáo viên có thể chủ động, sáng tạo trong việc triển khai dạy học theo yêu cầu của chương trình. Giáo viên được lựa chọn SGK, sử dụng một hay kết hợp nhiều bộ sách, tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau để dạy học trên cơ sở bám sát mục tiêu và đáp ứng yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình. Việc chương trình được xây dựng theo hướng mở sẽ giúp các tác giả SGK được linh hoạt, sáng tạo hơn khi biên soạn sách và giúp nhà trường và giáo viên [GV] tự chủ hơn trong việc dạy học.
  • Trong phạm vi mỗi cấp học, việc lựa chọn và phân bố chủ điểm/chủ đề, năng lực giao tiếp, kiến thức ngôn ngữ cho các lớp được giao quyền chủ động cho tác giả SGK và giáo viên trên cơ sở tuân thủ qui định về yêu cầu cần đạt cuối mỗi cấp học. Quy định mở về ngữ liệu như vậy vừa giúp người soạn SGK thực hiện được ý định thiết kế bài học một cách sáng tạo, đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chương trình; vừa giúp chương trình gắn bó hơn với cuộc sống, gần gũi với học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em.
  • Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng mở được thể hiện trước hết ở việc bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc; đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục, điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần đảm bảo kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.

Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh; nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiêt để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.

Chương trình cũng đảm bảo tính ổn định, khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học – công nghệ và yêu cầu của thực tế.

 Chương trình tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể gồm định hướng chung cho tất cả các môn học về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình.  Chương trình được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học hiện đại. Cơ sở lí luận và thực tiễn của chương 8 trình: Các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Tiếng Anh hiện đại; các thành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Anh; phương pháp xây dựng chương trình môn Tiếng Anh như một ngoại ngữ của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm xây dựng chương trình của Việt Nam; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá

hiểu “yêu cầu cần đạt” của từng mạch nội dung, chủ đề, chuyên đề, thu thập học liệu phù hợp, soạn giáo án và tổ chức hoạt động dạy và học.

  • Thường xuyên dự giờ đồng nghiê ̣p để học hỏi kinh nghiê m , vững về chuyên môn , vâ ̣n dụng̣ phương pháp dạy học theo hướng đổi mới ngày càng hay hơn.
  • Nghiên cứu tích hơp liên môn cho phù hợp với chương trình giảng dạy hiện nay.
  • Thực hiện các biện pháp đánh giá học sinh, đưa ra các biện pháp giúp đỡ học sinh kịp thời.

Tham gia đầy đủ các buổi học tập sinh hoạt chuyên môn của tổ Bộ môn, đóng góp ý kiến vào kế hoạch của tổ.

Chủ Đề