Bài văn bị điểm 0 mà nổi tiếng năm 2024

Mới đây, chị Mỹ Hằng, phụ huynh có con đang học lớp 9 tại một trường học nổi tiếng ở Hà Nội đã chia sẻ bài văn nghị luận xã hội 2 điểm của con. Lý do của số điểm này được cô giáo đưa ra là nam sinh đã lạc đề.

“Mẹ thấy vui vì con đã can đảm nói về kết quả này cho mẹ. Con không tìm cách giấu mẹ mà bẽn lẽn nói rằng con làm sai đề. Mẹ vui vì con đã nhớ bài học về sự trung thực mẹ luôn dạy con. Trong mọi trường hợp, người trung thực sẽ là người luôn được tha thứ.

Mẹ vui khi đọc phần tư duy lạc đề của con. Ở một khía cạnh nào đó, với vốn kĩ năng sống ít ỏi, con cũng lập luận có ý hợp lý đó chứ. Cũng là 1 góc nhìn của tuổi trẻ. Mẹ vui vì con hiểu được giá trị của những cơ hội đến không nhiều lần trong đời”.

“Cảm ơn bài văn 2 điểm của con trai đã cho mẹ thấy mẹ đã thay đổi nhiều thế nào”, chị Hằng chia sẻ.

Những dòng chia sẻ bất ngờ của người mẹ thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Chia sẻ với VietNamNet, chị Mỹ Hằng kể, ngày trước, chị hay phản ứng gay gắt khi con bị điểm kém hoặc “lệch chuẩn”.

Thế nhưng, cú hích làm nhận thức và quan điểm chị thay đổi đến từ lần con thi đầu vào lớp 6 một trường hot ở Hà Nội.

Đề thi môn Tiếng Việt năm đó có nội dung là “Em hãy kể về 1 kỷ niệm đáng nhớ mà em đã làm cho mẹ vào ngày 8/3”.

Con chị đã bỏ không làm bài đó.

Chị Hằng đã rất tức giận, bởi đó là bài thi quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả vào trường.

“Nhưng sau khi nghe con trình bày, tôi thật sự bất ngờ. Con nói bởi con thấy con chưa làm điều gì đặc biệt cho mẹ nhân dịp ngày đó cả nên con không làm”.

Câu trả lời đó như thức tỉnh chị.

“Tôi thấy con có điểm mạnh là sự trung thực, sống thật với cảm xúc của mình. Điều mà trong cuộc sống hiện nay, chính chúng ta thiếu rất nhiều. Từ đó, tôi đã học cách lắng nghe con nhiều hơn”.

Sau lần đó, nhiều việc, chị cũng hỏi ý kiến con để lắng nghe quan điểm của con. Vì vậy, hôm nay, đón nhận bài kiểm tra 2 điểm này, chị không quá buồn.

Chị Hằng cho rằng, điểm số chỉ là biểu hiện tức thời, còn hiểu con để sửa tư duy [nếu chưa đúng] mới là điều chị dành sự quan tâm lớn hơn.

Chị Hằng hy vọng, việc chia sẻ, thấu hiểu của mình sẽ giúp con không bị tâm lý tiêu cực và có những tiến bộ trong tương lai.

Giải bài tập Tập làm văn: Kể lại hành động của nhân vật trang 20 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Ghi lại vắn tắt những hành động của cậu bé bị điểm không trong truyện. Theo em, mỗi hành động của cậu bé nói lên điều gì ?

Sách giáo khoa lớp 5 - Cánh diều [mới]

Tải pdf, xem online sgk lớp 5 mới đầy đủ các môn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  1. Nhân xét

1. Đọc truyện sau :

Bài văn bị điểm không

- Ba đã bao giờ thấy một bài văn bị điểm không chưa, ba ?

Tôi ngạc nhiên :

- Đề bài khó lắm sao ?

- Không. Cô chỉ yêu cầu "Tả bố em đang đọc báo." Có đứa bạn con bảo ba nó không đọc báo, nhưng rồi nó bịa ra, cũng được 6 điểm.

Tôi thở dài :

- Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào ?

- Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi : "Sao trò không chịu làm bài ?" Nó cứ làm thinh. Mãi sau nó mới bảo : "Thưa cô, con không có ba." Nghe nó nói, cô con sững người. Té ra ba nó hi sinh từ khi nó mới sanh. Cô mới nhận lớp nên không biết, ba ạ, cả lớp con ai cũng thấy buồn. Lúc ra về, có đứa hỏi :" Sao mày không tả ba của đứa khác ?" Nó chỉ cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống má.

Chuyện về cậu học trò có bài văn bị điểm không đã để lại trong tôi một nỗi đau, nhưng cũng để lại một bài học về lòng trung thực.

Theo NGUYỄN QUANG SÁNG

Sanh [tiếng Nam Bộ] : sinh.

2. Ghi lại vắn tắt những hành động của cậu bé bị điểm không trong truyện. Theo em, mỗi hành động của cậu bé nói lên điều gì ?

Gợi ý:

Con đọc kĩ đoạn: "Nó không tả,..." đến "... nước mắt chảy dài xuống má"

Trả lời:

- Ghi lại vắn tắt những hành động của cậu bé bị điểm không trong truyện.

  1. nộp giấy trắng.
  1. im lặng, mãi mới nói [cô hỏi khi trả bài].
  1. khóc khi bạn hỏi.

- Mỗi hành động trên của cậu bé đều thể hiện tính cách, tình cảm của mình

  1. Nộp giấy trắng - Vì đề văn yêu cầu "Tả bố em đang đọc báo" trong khi bố cậu bạn đã mất rồi nên cậu ấy không tả mà nộp giấy trắng => Trung thực.
  1. Khi cô hỏi thì cậu im lặng, mãi sâu mới nói rằng "Thưa cô, con không có ba" => Cậu rất tủi thân, rất xúc động, rất yêu quý người cha của mình.
  1. Khi bạn hỏi thì chỉ cúi đầu, nước mắt chảy dài trên má => Cậu không thể lấy ba của người khác để tả, để thay thế cho ba mình được, như vậy là xúc phạm tình cảm cha con thiêng liêng. Bởi thế mà cậu tủi thân, nước mắt tự nhiên trào ra.

3. Các hành động nói trên được kể theo thứ tự như thế nào ?

Gợi ý:

Con đọc lại những hành động đó xem thứ tự có diễn ra xuôi theo tự nhiên không?

Trả lời:

Thứ tự kể các hành động a-b-c [hành động trước thi kể trước, hành động xảy ra sau thì kể sau].

Quảng cáo

II. Luyện tập

Chim Sẻ và Chim Chích là đôi bạn thân, nhưng tính tình khác nhau. Chích xởi lởi, hay giúp bạn. Còn Sẻ thì đôi khi bụng dạ hẹp hòi. Dưới đây là một số hành động của hai nhân vật ấy trong câu chuyện Bài học quý.

Em hãy điền tên nhân vật [Chích hoặc Sẻ] vào trước hành động thích hợp và sắp xếp các hành động ấy thành một câu chuyện:

1. Một hôm, … được bà gửi cho một hộp hạt kê.

2. Thế là hằng ngày … nằm trong tổ ăn hạt kê của mình.

3. … đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy.

4. Khi ăn hết, … bèn quẳng chiếc hộp đi.

5. … không muốn chia cho … cùng ăn.

6. … bèn gói cẩn thận những hạt kê còn sót lại vào một chiếc lá, rồi đi tìm người bạn thân của mình.

7. Gió đưa những hạt kê còn sót trong hộp bay xa.

8. …. vui vẻ chia cho … một nửa

9. … ngượng nghịu nhận quà của …. và tự nhủ: “…đã cho mình một bài học quý về tình bạn”

Gợi ý:

- Chích xởi lởi, hay giúp bạn

- Sẻ đôi khi bụng dạ hẹp hòi

Con dựa vào tính cách các nhân vật để điền tên vào chỗ trống cho phù hợp rồi sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lý.

Trả lời:

1. Sẻ

2. Sẻ

3. Chích

4. Sẻ

5. Sẻ, Chích

6. Chích

8. Chích, Sẻ

9. Sẻ, Chích

Thứ tự đúng được sắp xếp như sau: 1, 5, 2, 4, 7, 3, 6, 8, 9.

Loigiaihay.com

  • Luyện từ và câu: dấu hai chấm trang 22 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Giải bài tập Luyện từ và câu: dấu hai chấm trang 22 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Viết một đoạn văn theo truyện Nàng tiên Ốc, trong đó có ít nhất hai lần dùng dấu hai chấm
  • Tập làm văn: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện trang 23 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Giải bài tập Tập làm văn: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện trang 23 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc, kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật.
  • Soạn bài: Truyện cổ nước mình trang 19 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Truyện cổ nước mình trang 19 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta?
  • Kể chuyện đã nghe đã đọc trang 18 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Giải bài tập Kể chuyện đã nghe đã đọc trang 18 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Đề bài Kể lại bằng lời của em chuyện Nàng tiên Ốc Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân hậu - Đoàn kết trang 17 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân hậu - đoàn kết trang 17 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 1. Tìm các từ ngữ: a] Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.

Chủ Đề