Động cơ xe máy hoạt động như thế nào năm 2024

Động cơ disel là động cơ đốt trong do quá trịnh hoạt động của piston khi đi đến điểm chết. Áp suất không khí được nén tới mức cao và sinh ra lửa đốt cháy động cơ giúp xe khởi động. Khác với động cơ xe máy xăng được đánh lửa bằng bộ đánh lửa riêng là bugi.

Ưu điểm của động cơ diesel là hiệu suất động cơ cao hơn, nhiên liệu rẻ tiền hơn so với máy xăng, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, đặc biệt trong ngành giao thông vận tải thủy và vận tải bộ. Động cơ Diesel do một kỹ sư thiên tài tên là Rudolf Diesel phát minh ra vào năm 1892 tại Đức. Chu trình làm việc của động cơ cũng được gọi là chu trình Diesel.

\>>> Xem thêm: Thông số nhớt xe ô tô và kinh nghiệm chọn nhớt phù hợp với động cơ

Nguyên lý hoạt động của động cơ diesel

Nguyên lý hoạt động của máy diesel được chia ra thành 2 loại gồm động cơ diesel 4 thì và diesel 2 thì.

Nguyên lý hoạt động của động cơ 4 thì

Quá trình sinh ra lửa hay chính xác hơn gọi là quá trình sinh công động cơ trải qua 4 giai đoạn gồm:

  • Quá trình nạp

Khi khởi động máy, trục khuỷa sẽ chuyển động kéo theo piston từ điểm chết trên đi xuống dưới. Đồng thời, xupap nạp mở và xupap thải đóng lại. Xylanh hút không khí từ bên ngoài vào trong thông qua xupap nạp vào động cơ để chuẩn bị cho quá trình nén không khí.

  • Quá trình nén

Piston sẽ di chuyển lên xuống trong suốt quá trình và khi piston di chuyển tới điểm chết trên, đồng thời xupap nạp và thài đều đóng kín, lúc này không khí bên trong xilanh bị nén áp suất đạt tới 30kg/cm [nhiệt độ đạt từ 500-800 độ C].

  • Quá trình cháy

Không khí trong xylanh được hút từ trước sẽ bị đẩy vào buồng đốt phụ. Cuối quá trình nén, kim phun sẽ thực hiện phun nhiên liệu vào buồng đốt phụ với áp suất rất cao để tạo thành quá trình tự đánh lửa [nhiên liệu bốc cháy].

Áp suất trong buồng đốt phụ lúc này tăng nhanh và bị đẩy ra buồng đốt chính. Ở buồng đốt chính nhiên liệu lại cùng với không khi tiếp xúc trộn lẫn tiếp tục đốt cháy tiếp. Cháy sẽ tạo ra 1 áp suất rất lớn đẩy piston di chuyển và truyền công suất qua trục khuỷa tới động cơ giúp máy hoạt động.

  • Quá trình thải

Piston di chuyển từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, lúc này xupap nạp sẽ đóng lại và xupap thải mở ra. Khi piston chạm đỉnh chết trên khí cháy trong xilanh được thải ra ngoài qua xupap thải. Sau đó piston lại di chuyển từ điểm chết trên xuống dưới lặp lại quá trình nạp và chu kỳ thứ 2 được tái diễn lại.

Nguyên lý hoạt động của động cơ 2 thì

Động cơ 2 thì là phương pháp để tạo ra động cơ hoạt động mạnh mẽ. Quy trình này được rút ngắn hơn so với quá trình 4 chu kỳ của động cơ 4 thì.

  • Khi piston di chuyển từ điểm chết trên xuông, xilanh được làm đầy bởi khí nén. Đồng thời dầu động cơ máy dầu được kim phun phun vào xilanh dưới dạng sương mù và ngay lập tức bị đốt cháy vì áp suất hòa khí nén cao.
  • Piston bị đẩy lên xuống do sự đốt cháy và sinh ra công.
  • Piston khi tới điểm chết dưới, cổng hút khí được mở ra để hút khí nén tràn vào xilanh, song song đó khí xả còn lại bị đẩy ra ngoài.
  • Van xả đóng lại và piston lại tiếp tục di chuyển ngược lên điểm chết trên, tiếp tục hút gió và nén không khí mới này. Piston chuyển động và đến điểm chết trên thì quá trình lại tái diễn lại từ đầu.

Vì quá trình này nên động cơ diesel thường ồn hơn động cơ máy xăng.

Xe động cơ máy dầu diesel cần phải được quan tâm bảo dưỡng kỹ hơn rất nhiều so với máy xăng, chi phí sửa chữa cũng mắc hơn. Nên thay dầu động cơ máy dầu thường xuyên để giúp xe khởi động dễ dàng và chạy bốc hơn. Tuy nhiên ưu điểm là giá nhiên liệu máy dầu diesel rẻ hơn so với xăng.

Xe máy là phương tiện di chuyển của nhiều người trong suốt hành trình đi lại. Tuy nhiên, bạn đã biết những gì về cấu tạo xe máy chưa? Nguyên lý hoạt động của các bộ phận đó ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chiếc xe máy bạn đang dùng nhé!

Cấu tạo xe máy gồm những gì?

Trên thị trường có đa dạng các loại xe máy như như xe tay ga, xe số, xe côn,… Các loại xe này đều có chung đặc điểm cơ bản về cấu tạo xe. Cụ thể các bộ phận xe máy cơ bản gồm 7 bộ phận chính sau:

  • Khung xe
  • Động cơ
  • Bình ắc quy
  • Thắng xe
  • Hệ thống truyền động
  • Lọc gió
  • Bánh xe và lốp

Khung xe máy

Đây là bộ phận quan trọng nhất để hình thành kiểu dáng xe máy. Khung xe được làm từ thép, nhôm và các hợp kim cứng. Nhiệm vụ của khung xe là cân bằng bánh trước và bánh sau. Bên cạnh đó, khung sẽ còn là nơi gắn các thiết bị, linh kiện động cơ nên phải có khả năng chịu tải và va đập tốt. Tùy từng mẫu xe mà bộ khung sẽ khác nhau. Có 2 tiêu chí để phân loại khung xe:

  • Chất liệu khung: ống thép, thép tấm, kết hợp ống thép và thép tấm, hợp kim nhôm.
  • Kiểu dáng khung: hình thoi, xương sống hoặc khung dạng vọng hay khung nôi.

Bạn có thể xem số khung xe để biết được đời xe, loại động cơ, nơi sản xuất, năm lắp ráp,… Số khung gồm 17 ký tự bao gồm đầy đủ cả chữ, số và các ký hiệu đặc biệt.

Bộ khung xe máy

Động cơ

Trong cấu tạo xe máy, động cơ có nhiệm vụ đốt cháy nhiên liệu, chuyển thành cơ năng và truyền động lực giúp xe di chuyển êm ái. Cấu tạo của động cơ gồm:

  • Trục khuỷu
  • Van xả
  • Piston
  • Xi-lanh

Bạn có thể phân loại động cơ xe máy dựa trên nhiều yếu tố như chức năng, dung tích xi lanh,… Trên thị trường hiện nay có 2 loại động cơ phổ biến:

  • Động cơ 2 thì: thường thấy ở các đời xe cũ hoặc các xe phân khối lớn. Cấu tạo nhỏ gọn, chưa có cam cò và xupap. khi hoạt động xả khói trắng, tiếng nổ êm hơn động cơ 4 thì.
  • Động cơ 4 thì: sử dụng phổ biến ở các dòng xe tay ga. Trọng lượng nặng hơn so với loại động cơ 2 thì. Hỗn hợp không khí và xăng hòa trộn tạo thành nhiên liệu đốt cháy. Đặc biệt, động cơ 4 thì rất tiết kiệm nhiên liệu.

Theo dung tích xi lanh, thị trường có 3 loại sau:

  • Động cơ 49cc
  • Động cơ 150cc
  • Động cơ 250cc

Động cơ xe hoạt động nhờ vào quá trình đốt cháy nhiên liệu tạo áp suất và lực đẩy lên piston. Sau đó, piston sẽ truyền lực đến trục khuỷu. Từ đây, thanh truyền sẽ nhận lực từ trục khuỷu gửi tới giúp bánh xe chuyển động.

Động cơ xe máy 150cc

Bình ắc quy

Đây là bộ phận xe máy có nhiệm vụ tích trữ và cung cấp điện để kích hoạt hệ thống đánh lửa. Tùy vào từng dòng xe, bình ắc quy sẽ khác nhau. Có 2 loại ắc quy thường gặp trên thị trường:

  • Ắc quy nước là dung dịch điện phân dạng lỏng. Dung môi và các chất điện phân sẽ thực hiện phản ứng chuyển hóa năng thành điện năng, cung cấp điện cho động cơ. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, dung môi dễ bị bốc hơi. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên bổ sung nước cất hoặc dung dịch axit.
  • Ắc quy khô sử dụng chất điện phân dạng gel, rắn. Tuy nhiên, loại này không có lỗ thông hơi như ắc quy nước. Ưu điểm là sử dụng được lâu mà không cần bảo dưỡng thường xuyên.
    Bình ắc quy xe máy

Thắng xe

Để hình thành nên cấu tạo xe máy thì không thể thiếu phanh xe. Bộ phận có chức năng giảm tốc độ và dừng xe, bảo vệ an toàn cho người lái khi xe vận hành. Hệ thống thắng xe gồm 2 phần chính:

  • Bộ điều khiển có thể sử dụng tay hoặc chân. Tay lái thắng gồm vỏ ruột, dây thắng và ốc siết. Chân thắng gồm bàn đạp, lò xo hoàn lực, cây sắt điều khiển và tán hiệu chỉnh.
  • Phần thắng [phanh] được gắn ở bánh xe, bao gồm kẹp phanh, piston, đĩa bánh và trục bánh xe.

Đối với xe số, bạn bóp tay phanh phải để thắng trước và đạp số chân phải để thắng sau. Đối với xe tay ga, bạn sử dụng phanh tay trái để thắng trước và phanh tay phải để thắng sau.

Phanh là bộ phận xe máy giúp giảm tốc độ

Hệ thống truyền động

Đây là bộ phận xe máy ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và sự êm ái khi phương tiện vận hành. Hệ thống gồm 3 bộ phận chính trục khuỷu, hộp số, bánh xe trước sau. Trong đó, trục khuỷu giúp truyền lực đến bánh sau xe và hộp số giúp kiểm soát lực truyền.

Hiện nay, có 2 hệ thống truyền động thường gặp trên xe máy là nhông xích, dây curoa.

  • Nhông xích là hệ thống phổ biến nhất trên xe máy. Bộ phận này giúp truyền năng lượng từ động cơ đến bánh xe giúp xe chạy êm ái. Tuy nhiên thời gian sử dụng thường khá ngắn, chỉ khoảng 30.000 km, bạn phải thường xuyên tăng sên và tra dầu.
  • Dây curoa bao gồm 2 bánh đà và dây curoa, khối lượng khá nhẹ. Ưu điểm của dây curoa là không cần sử dụng chất bôi trơn. Tuy nhiên, phí lắp đặt dây curoa lại khá cao.
    Bộ phận truyền động trên xe máy

Lọc gió

Đây là bộ phận rất nhỏ trong cấu tạo xe máy nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng. Chức năng chính của lọc gió là loại bỏ bụi bẩn, tạp chất trong không khí để làm sạch nhiên liệu. Trên thị trường có 2 loại lọc gió phổ biến:

  • Lọc gió khô dùng cho các dòng xe như Honda Dream, Honda Wave, Piaggio,… Hình dạng gần giống một tấm giấy gồm nhiều lỗ lớn phía trên và các lỗ nhỏ phía dưới. Lỗ lớn có tác dụng hút gió vào buồng đốt, lỗ nhỏ sẽ lọc và loại bỏ bụi bẩn vào động cơ
  • Lọc gió ướt thường dùng cho các dòng xe tay ga. Lọc gió ướt được phủ dầu để tăng hiệu suất hoạt động. Ưu điểm của bộ phận này là loại bỏ được lượng lớn không khí so với lọc gió khô.
    Lọc gió cũng là bộ phận cấu tạo xe máy quan trọng

Bánh xe và lốp

Cấu tạo xe máy không thể thiếu bánh và lốp xe. Bánh xe được làm từ nhôm hoặc thép và các sợi căm bên trong. Lốp xe gồm:

  • Gai lốp giúp xe bám đường ở mọi điều kiện địa hình
  • Hông lốp bảo vệ lốp tránh khỏi các tác nhân gây va đập như đá, cát, đất,…
  • Tanh lốp giữ cho vành xe được chắc chắn
  • Lớp bố nylon chống mài mòn cho lốp xe
  • Lớp bố thép tạo sức bền cho lốp xe
  • Lớp bố [vỏ] hạn chế sự tiêu hao nhiên liệu, giữ cho lốp ổn định
  • Lớp lót trong ngăn ngừa sự khuếch tán của không khí, giúp lốp có đủ sức nâng cả chiếc xe.
    Bộ phận bánh, lốp xe

Các bộ phận khác

Ngoài danh sách các bộ phận xe máy kể trên, một số chi tiết nhỏ khác cũng rất cần thiết. Cụ thể là:

  • Bộ giảm xóc được làm từ lò xo có độ đàn hồi cao giúp bánh xe bám đường và tạo sức bật cho xe.
  • Hệ thống đèn còi giúp chiếu sáng và phát tín hiệu khi dừng, rẽ hoặc chuyển làn
  • Hệ thống làm mát giúp tản nhiệt cho động cơ, đảm bảo nhiệt độ làm việc luôn ổn định.
  • Bugi có nhiệm vụ bật tia lửa điện, đốt cháy nhiên liệu cung cấp vào buồng đốt.

Lưu ý bảo dưỡng cho các bộ phận cấu tạo xe máy

Một chiếc xe máy có thể vận hành ổn định cần có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Chính vì vậy, bạn cần phải có ý thức mang xe đi kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ.

  • Sau một thời gian sử dụng, dầu nhớt xe sẽ kém chất lượng ảnh hưởng tới hiệu quả của động cơ. Bạn nên thay dầu nhớt định kỳ sau 2.000km – 3.000km và thay nước mát sau 10.000km/1 lần.
  • Nên đi kiểm tra và bảo trì thắng thường xuyên, tránh cho thắng bị mòn và không ăn.
  • Đối với lọc gió, bạn nên thay mới sau khoảng 10.000 đến 20.000km. Sau khoảng 8000km thay dây cu-roa, tăng nhông, xích 1 lần.
  • Nhà sản xuất khuyến cáo nên thay mới săm lốp sau hơn 40.000km. Tuy nhiên, săm lốp là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, dễ bị thủng. Vì thế, nếu săm của bạn bị thủng khoảng 3 – 4 miếng thì nên thay mới luôn.
  • Thường thì sau 10.000km, bugi sẽ bị mòn hoặc cháy do bám bụi và mạt cặn quá lâu. Bạn cần chú ý lau dọn, vệ sinh bugi hàng tuần.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về cấu tạo xe máy cơ bản. Hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về chiếc xe của mình. Đặc biệt, bạn phải luôn quan sát các dấu hiệu từ xe để kịp thời khắc phục lỗi. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Chủ Đề