Bản án dân sự phúc thẩm có hiệu lực bao nhiêu ngày sau khi tiêm

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Vanbanluat.com, Ban tư vấn của Vanbanluat.com xin trả lời bạn như sau:   

Khoản 2 Điều 282 Bộ Luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 quy định:

“Điều 282. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị

[…]

2. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.”

Điều 273 Bộ Luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 quy định về kháng cáo như sau:

“Điều 273. Thời hạn kháng cáo

1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.

3. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.”

Khoản 1 Điều 280 Bộ Luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 quy định về kháng nghị như sau:

“Điều 280. Thời hạn kháng nghị

1. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.”

Như vậy, sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án, nếu bản không bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý về trường hợp kháng cáo quá hạn được quy định tại Điều 275 Bộ Luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13:

“Điều 275. Kháng cáo quá hạn và xem xét kháng cáo quá hạn

1. Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ [nếu có] cho Tòa án cấp phúc thẩm.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

3. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định.”

Do đó, để đảm bảo chính xác nhất bạn nên đến Tòa án nơi xét xử sơ thẩm đề nghị cấp bản án có hiệu lực, qua đó sẽ biết tình trạng pháp lý của bản án sơ thẩm đã tuyên.

Thời gian có hiệu lực của bản án sơ thẩm

Sau khi hoàn tất thủ tục giải quyết ly hôn tại Tòa án bao nhiêu lâu thì bản án có hiệu lực pháp luật? Việc thi hành bản án của Tòa án được thực hiện như thế nào? Luật Minh Gia tư vấn trường hợp này như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Tố tụng dân sự

Bản án là một trong những văn bản tố tụng ghi nhận phán quyết của Tòa án đối với yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên. Nội dung bản án được ghi nhận cụ thể theo từng phần mà pháp luật Tố tụng dân sự quy định. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc chung nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong vụ án, không phải bản án nào sau khi tuyên án cũng có hiệu lực pháp luật thi hành ngay. Vì vậy, pháp luật quy định về các thời điểm có hiệu lực của Tòa án trong từng trường hợp khác nhau.

Do đó, nếu bạn đang gặp phải vấn đề vướng mắc liên quan đến vấn đề xác định hiệu lực của bản án đối với vụ việc của mình, bạn có thể tìm hiểu các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lývề các vấn đề liên quan đến bản án nói chung và thời điểm có hiệu lực của bản án nói riêng,bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi:1900.6169để đượctư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn thời gian có hiệu lực của bản án sơ thẩm

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin chào Luật sư. Tôi có một vấn đề xin nhờ luật sư giải đáp. Vào ngày 27/09/2016 mới đây. Tôi và chồng tôi đã ra tòa ly hôn.

Tất cả đã hoàn tất và đã có phán xét của Tòa án. Tòa chấp nhận cho tôi được ly hôn và nuôi con. Và nói tôi chờ 10 ngày sau đến Tòa lấy bản án. Vậy khi nào tôi sẽ được đưa con tôi về nhà tôi ở vì bây giờ cháu đang ở với ba nó? Cám ơn Luật sư !

Trả lời tư vấn:

Chào bạn! Cảm ơn bạnđã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạnchúng tôi đã tư vấn như sau:

Theo quỵ định tại khoản 2 Điều 282 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định "Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị"

Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngàyđối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.

Như vậy, sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án, nếu bản án không bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật. Khi bản án có hiệu lực pháp luật, bạn được yêu cầu thực hiện nội dung bản án đã tuyên. Nếu chồng ban không tự nguyện giao con cho bạn thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thi hành án.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Thời gian có hiệu lực của bản án sơ thẩm.Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấntrực tuyến - Số điện thoại liên hệ1900.6169để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Hiện nay, việc các bên tranh chấp muốn nhờ tòa án xét xử và giải quyết tranh chấp của mình bằng bản án, quyết định có hiệu lực bắt buộc thi hành đã trở nên rất phổ biến. Theo đó, khi tòa án thực hiện việc xét xử vụ án sẽ dựa trên nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử [xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm]. Đối với những vụ án phức tạp, nguyên đơn, bị đơn không đồng ý với kết quả mà tòa án sơ thẩm đã phân xử thì có quyền kháng cáo và tiến hành yêu cầu tòa án phúc thẩm lại bản án mà tòa sơ thẩm đã giải quyết. Cũng từ đây mà nhiều người phân vân không biết rằng bản án phúc thẩm có hiệu lực khi nào? bản án phúc thẩm có hiệu lực thì còn bị kháng cáo, kháng nghị và yêu cầu được xét xử lại như bản án sơ thẩm nữa hay không? Nếu các bạn còn đang gặp phân vân liên quan đến vấn đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết mà chúng tôi cung cấp dưới đây.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực khi nào?

Xét xử phúc thẩm là gì? Xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự được hiểu như thế nào?

Sau khi bản án, quyết định sơ thẩm được tuyên thì  bản án quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà còn có một thời hạn để các đương sự có thể kháng cáo, Viện kiểm sát có thể kháng nghị. Nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm thì tòa án cấp trên sẽ trực tiếp tiến hành xét xử lại vụ án. Thủ tục xét xử lại vụ án này được gọi là phúc thẩm.

Xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự được hiểu là việc tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo kháng nghị. Theo đó, trong quá trình xét xử phúc thẩm, tòa án cấp phúc thẩm sẽ tiến hành kiểm tra lại tất cả hoặc một phần tính hợp pháp, những căn cứ đưa ra trong tòa án sơ thẩm theo yêu cầu kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm được hiểu là một văn bản ghi nhận phán quyết của tòa án sau khi xét xử vụ án phúc thẩm. Bản án phúc thẩm đánh dấu sự kết thúc của toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử và nội dung của bản án phản ánh kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử. Bản án phúc thẩm có hiệu lực có giá trị thi hành, quyết định được tuyên trong bản án có tính chất mệnh lệnh của nhà nước mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan buộc phải tuân theo.

Khi tiến hành phúc thẩm đối với quyết định của tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì cần phải tiến hành thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự theo quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

  • Khi phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm không phải mở phiên tòa, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định.
  • Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án có quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Tòa án phải mở phiên họp phúc thẩm để xem xét quyết định đó; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm. Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị.
  • Một thành viên của Hội đồng phúc thẩm trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo [nếu có].
  • Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng phúc thẩm ra quyết định.
  • Khi xem xét quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm có quyền: Giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;  Sửa quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.
  • Ra bản án, quyết định phúc thẩm
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Trường hợp Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn, nhưng không quá 25 ngày.

Có thể thấy rằng, việc ra bản án, quyết định phúc thẩm là bước cuối cùng trong quá trình thực hiện thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự. Vậy, bản án phúc thẩm có hiệu lực khi nào?

Khoản 6, Điều 313, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 313. Bản án phúc thẩm

……………

  1. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Như vậy căn cứ vào điều khoản trên có thể thấy rằng bản án phúc thẩm phát sinh hiệu lực pháp luật khi tòa án tiến hành tuyên án. 

Vậy,  bản án phúc thẩm có hiệu lực thì còn bị kháng cáo, kháng nghị và yêu cầu được xét xử lại như bản án sơ thẩm nữa hay không? 

Có thể thấy rằng, bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án. Do đó, đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì quyền yêu cầu xem xét lại bản án chỉ thuộc về cơ quan có thẩm quyền và kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm còn các đương sự trong vụ việc trên chỉ có thể đưa đơn đề nghị các cơ quan này xem xét để làm đơn kháng nghị chứ không thể tiến hành kháng cáo như trong thủ tục kháng các bản án sơ thẩm được.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến bản án phúc thẩm có hiệu lực khi nào. Tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng mà công ty Luật ACC xin cung cấp cho khách hàng dịch vụ Tư vấn Bản án phúc thẩm có hiệu lực khi nào?. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về án phúc thẩm có hiệu lực khi nào và muốn nhận được sự tư vấn liên quan đến thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

Tư vấn pháp lý: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Văn phòng: [028] 777.00.888

Mail:

✅ Phúc thẩm ⭕ có hiệu lực khi nào
✅ Thông tin: ⭐ Chi tiết
✅ Liên hệ ⭕ Zalo hoặc 1900.3330
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Video liên quan

Chủ Đề