Bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm được rút

.

Cập nhật lúc: 08:29, 25/06/2022 [GMT+7]

Rất nhiều người lao động [NLĐ] tham gia bảo hiểm xã hội [BHXH] năm thứ 18, 19 đang đắn đo có nên rút BHXH một lần. Không ít người lo ngại nếu đóng đủ 20 năm BHXH sẽ không được rút một lần mà phải chờ đến khi đủ tuổi về hưu mới được nhận lương hưu, trong khi cuộc sống có không ít rủi ro, bệnh tật.

Người lao động đến làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần tại Bảo hiểm xã hội tỉnh. Ảnh: P.Liễu

Trong tính toán của mình, nhiều NLĐ cho rằng, rút BHXH “một cục” về để kinh doanh, tham gia bảo hiểm nhân thọ hoặc gửi ngân hàng có lãi hơn. Những năm còn lại tiếp tục làm việc và hoàn toàn có thể lập được một vòng thời gian đủ 20 năm tham gia BHXH và nhận lương hưu vẫn chưa muộn.

* Vì sao NLĐ muốn rút BHXH một lần?

Năm nay 37 tuổi, chị Nguyễn Trúc Quỳnh [ngụ P.Tân Mai, TP.Biên Hòa, làm công nhân một công ty ở Khu công nghiệp Biên Hòa 2] đã tham gia BHXH được gần 19 năm. Chị Quỳnh cho biết, chị và nhiều bạn bè trong công ty tham gia BHXH với thời gian khoảng 18-19 năm đều muốn đi rút BHXH một lần.

Theo tính toán của chị Quỳnh, nếu rút BHXH chị được khoảng 150 triệu đồng. Số tiền này gửi vào ngân hàng cũng có lãi hơn là để trong quỹ BHXH. Từ tuổi 37, tiếp tục đi làm đến 60 tuổi thì đóng BHXH được tới 23 năm nữa, dư thời gian để hưởng lương hưu.

Cũng có NLĐ cho rằng, cuộc sống vô thường, rủi ro, bệnh tật có thể ập đến bất cứ lúc nào, thậm chí có thể chưa kịp hưởng lương hưu đã… chết thì mất hết những gì mình đã đóng; trường hợp mới nhận lương hưu được vài năm mà phát bệnh ung thư rồi chết cũng là… lỗ nặng. Nhiều người có mức đóng BHXH cao vẫn muốn rút một lần để lấy tiền kinh doanh hay tham gia bảo hiểm nhân thọ với hy vọng đồng tiền ấy sẽ sinh lời hơn.

Không chỉ có người làm công nhân chọn cách lấy được khoản tiền lớn khi rút ngay BHXH một lần, mà cả những người làm công tác văn phòng cũng chọn cách này vì lý do của riêng mình.

Chị Trần Thanh Hà [ngụ P.Trung Dũng, TP.Biên Hòa] từng phụ trách công việc hành chính nhân sự tại một công ty ở Khu công nghiệp Amata [TP.Biên Hòa] chia sẻ: “Tôi  rút BHXH một lần để đầu tư kinh doanh vì tính nhẩm sẽ được khoảng 300 triệu đồng. Trong khi tuổi nghỉ hưu càng kéo dài, chế độ an sinh xã hội không cải thiện nhiều, có đóng tiếp bảo hiểm thất nghiệp cũng chỉ được hỗ trợ tối đa 12 tháng”.

Ngoài ra, chị Hà cũng lo về độ tuổi 45 của mình. Chị cho rằng, các công ty tư nhân thường “thay máu” nhân sự, chọn người trẻ, chưa có thâm niên để trả lương ít hơn nên dù đóng được 18 năm 9 tháng, chị vẫn quyết định rút BHXH một lần.

Bên cạnh những người quyết tâm rút BHXH một lần, không ít người cũng đắn đo, đặc biệt là những người trên 40 tuổi. Chị Nguyễn Thị Ánh [ngụ P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa] cho biết, chị làm việc trong một công ty may mặc ở Khu công nghiệp Biên Hòa 2 đã 18 năm 6 tháng. Thấy nhiều người trong công ty đổ xô đi rút BHXH một lần, chị cũng hoang mang. Nhưng cuối cùng thì chị quyết định không rút BHXH một lần mà lưu lại sau này lãnh lương hưu.

Chị Ánh cho biết: “Khoản tiền rút BHXH một lần bây giờ không nhiều nên cũng không làm được gì to tát, còn đi làm được, sống được thì cứ để BHXH đấy như “của để dành” sau này về hưu có tiền lương, đỡ cậy nhờ con cái”.

* Cân nhắc kỹ trước khi rút BHXH một lần

Theo thông tin từ BHXH tỉnh, việc NLĐ rút BHXH một lần, tự mình rời khỏi hệ thống BHXH đang là thực trạng đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ mà còn ảnh hưởng đến an sinh xã hội quốc gia. Một điều dễ nhận thấy, rút BHXH một lần chỉ mang lại cho NLĐ lợi ích trước mắt, chứ thực chất nhiều NLĐ không lường hết được những nguy cơ sẽ đến với những người đánh mất nhiều quyền lợi lâu dài của bản thân.

Giám đốc BHXH tỉnh Phạm Minh Thành cho biết, trong những buổi tuyên truyền các chính sách, chế độ liên quan đến BHXH tại nhiều doanh nghiệp, Cơ quan BHXH nhận được nhiều câu hỏi đắn đo của NLĐ về việc đã đóng BHXH được gần 20 năm có nên tiếp tục đóng hay không.

Trao đổi về những băn khoăn của NLĐ đã đóng BHXH được một thời gian dài, giờ có nên đóng tiếp, ông Thành cho biết, chẳng có gì yên tâm bằng tiền gửi vào quỹ của Nhà nước. Tiền tham gia đóng vào được cơ quan nhà nước bảo hộ quản lý và có trách nhiệm an sinh xã hội thì NLĐ nên yên tâm.

Đối với những trường hợp nghĩ xa khi cho rằng, mới được hưởng hưu trí thời gian ngắn mà không may qua đời thì coi như mất trắng là do NLĐ chưa tìm hiểu kỹ chính sách. Lúc đó, các quyền lợi như trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất vẫn được Nhà nước chi trả đầy đủ cho người thân của người mất. 

Theo ông Phạm Minh Thành, không phải công ty bảo hiểm tư nhân nào cũng chi trả khi có rủi ro về sức khỏe, tính mạng; hơn nữa, lãi của bảo hiểm nhân thọ không cao và nếu cần phải rút tiền những năm đầu, người tham gia bảo hiểm nhân thọ hầu như không có lãi. Trong khi đó, lương hưu là do Nhà nước đảm bảo an sinh xã hội ít nhiều đem đến sự chủ động cho NLĐ sau khi về hưu. Điều này giúp NLĐ bớt lệ thuộc vào con cháu khi hằng tháng có lương, ốm đau đã có BHYT lo, có “nằm xuống” thì người thân vẫn được hưởng một số quyền lợi như tiền tử tuất, tiền mai táng.

Thực tế, khi rút BHXH một lần, số tiền mà NLĐ nhận được sẽ ít hơn so với số tiền đã đóng vào quỹ BHXH. Cụ thể, theo quy định của pháp luật, hiện nay tổng mức đóng BHXH là 22% mức tiền lương hằng tháng. Trong đó, NLĐ đóng 8%, người sử dụng lao động đóng 14%. Tổng mức đóng quỹ BHXH hằng năm bằng 2,64 tháng lương. Nếu hưởng BHXH một lần thì NLĐ chỉ được thanh toán bằng 2 tháng lương làm căn cứ đóng BHXH cho 1 năm tham gia BHXH. Như vậy, NLĐ mất đi 0,64 tháng lương mỗi năm.

Ông Phạm Minh Thành khuyến cáo, NLĐ cần cân nhắc để bảo lưu thời gian đóng BHXH, đến khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia hoặc tham gia BHXH tự nguyện cho đủ điều kiện được hưởng lương hưu, đảm bảo việc chủ động trong cuộc sống khi về già và an sinh xã hội của đất nước.

Phương Liễu

Với mong muốn giúp người lao động nắm được chính xác vấn đề liên quan đến đóng và hưởng tiền bảo hiểm, Luật Quang Huy bổ sung đường dây nóng tư vấn luật Bảo hiểm xã hội. Để được tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, bạn hãy liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006573 để được tư vấn miễn phí 24/7.

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì có thể rút tiền bảo hiểm xã hội của mình về?

Họ cần có những điều kiện gì để có thể rút tiền bảo hiểm?

Hồ sơ, thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần là như thế nào?

Cách tính bảo hiểm xã hội ra sao?

Đây đều là những câu hỏi thường gặp của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Vậy làm sao để có thể giải quyết vấn đề này?

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ giải đáp cho bạn đọc.



Để có thể rút tiền bảo hiểm xã hội một lần, người lao động cần thỏa mãn một trong các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được quy định tại Điều 60, Điều 77 của Luật BHXH 2014:

  • Đến tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, là cán bộ nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội;
  • Ra nước ngoài định cư;
  • Người mắc bệnh hiểm nghèo nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ y tế;
  • Người lao động đã nghỉ việc được 01 năm nhưng không có nhu cầu đóng tiếp bảo hiểm xã hội.

Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp trên, người lao động có thể thực hiện thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần.

2. Đóng bảo hiểm bao lâu thì được rút bảo hiểm xã hội một lần?

Người lao động khi kí kết hợp đồng lao động sẽ được tham gia vào bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động đủ điều kiện sẽ được rút bảo hiểm xã hội một lần.

Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để được rút bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật bảo hiểm hiện hành là từ 01 tháng cho đến dưới 20 năm [trừ các trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định].

Theo đó, người lao động đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ không thể thực hiện rút bảo hiểm xã hội một lần, ngoại trừ trường hợp ra nước ngoài định cư hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

Tuy nhiên, khi tham gia bảo hiểm xã hội dưới 01 năm và trên 01 năm, mức hưởng khi rút bảo hiểm xã hội là khác nhau.

Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội chưa được 01 năm thì vẫn rút được bảo hiểm xã hội một lần.

Khi rút bảo hiểm xã hội, mức hưởng của đối tượng này bằng 22% mức tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức tối đa được hưởng là 02 tháng mức bình quân tiền lương.

Theo đó, người lao động kể cả mới được được 1 hoặc 2 tháng thì vẫn được quyền rút bảo hiểm xã hội một lần.

Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ một năm trở lên, họ có thể rút bảo hiểm xã hội một lần khi chưa đủ 20 năm tham gia. Tức là, khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội 19 năm 11 tháng thì vẫn đủ điều kiện để hưởng một lần bảo hiểm xã hội.

Như vậy, thời gian đủ điều kiện để được rút bảo hiểm xã hội một lần là từ khi bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội cho đến dưới 20 năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Hồ sơ, thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần

3.1 Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Để được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần, người lao động cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

  • Sổ bảo hiểm xã hội [bản chính];
  • Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo mẫu 14-HSB;
  • Chứng minh nhân dân [photo công chứng];
  • Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú;
  • Trong trường hợp là ra nước ngoài định cư thì phải có một trong các giấy tờ sau: hộ chiếu do nước ngoài cấp, thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lí do định cư ở nước ngoài, giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập tịch, giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp;
  • Đối với trường hợp bị bệnh hiểm nghèo cần có trích sao hồ sơ bệnh án.

Lưu ý: Thời gian nộp hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần là người lao động phải nghỉ việc 1 năm trở lên.

Nếu thời gian kể từ khi nghỉ đến thời điểm người lao động có ý định nộp hồ sơ mà chưa được trên 1 năm thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chưa tiếp nhận hồ sơ.

3.2 Thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần, người dân mang theo hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi mình cư trú [nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú lâu dài] để được giải quyết rút bảo hiểm xã hội một lần.

Theo Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sau khi nhận đủ hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả tiền bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động.

4. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:

  • Hệ số 1,5 nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm trước 2014;
  • Hệ số 2 nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ 2014 trở đi;
  • Trường hợp chưa đóng đủ 01 năm thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng, bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương.

Cách tính bảo hiểm xã hội

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần = [1.5 x mức bình quân tiền lương x thời gian tham gia đóng bảo hiểm trước năm 2014] = [2 x mức bình quân tiền lương x thời gian tham gia đóng bảo hiểm sau năm 2014]

Lưu ý:

  • Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội lẻ từ 01 đến 06 tháng thì làm tròn thành 0,5 năm; từ 07 đến 11 tháng thì làm tròn thành 1 năm;
  • Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện [trừ trường hợp bị bệnh hiểm nghèo].

Ví dụ: Anh X tham gia bảo hiểm xã hội có 3 tháng với mức lương là 8.000.000 đồng, 3 tháng với mức lương là 10.000.000 đồng.

Nay anh X muốn rút bảo hiểm xã hội một lần để ra nước ngoài định cư.

Thời gian tham gia bảo hiểm của anh X là 06 tháng.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của anh X là:

Mức hưởng = [[8.000.000 x 3] + [10.00.000 x 3]] x 22% = 11.880.000 [đồng]

Trong đó mức bình quân tiền lương của anh X là: [[8.000.000 x 3] + [10.000.000 x 3]]/6 = 9.000.000 đồng

Vậy mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của anh X là 11.880.000 đồng.


  • Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
  • Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
  • Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng.

Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn Luật bảo hiểm xã hội qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề