Trồng cây ăn quả có tác dụng bảo vệ môi trường vậy bảo vệ môi trường bằng cách nào

Sách giải bài tập công nghệ 9 – Ôn tập – Trồng cây ăn quả giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Lời giải:

Giá trị dinh dưỡng: Quả để ăn có chứa nhiều loại đường dễ tiêu, các axit hữu cơ, protein, chất béo, chất khoáng và nhiều loại vitamin A, B1, B2, B6, PP, C. Đây là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho mọi lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau.

Quả và một số bộ phận khác của cây [rễ, lá, vỏ cây, hoa, hạt,…] có khả năng chữa được một số bệnh [suy nhược thần kinh, cao huyết áp, dạ dày,…]

Quả là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến bánh kẹo, đồ hộp, rượu,… Ngoài ra, quả còn là mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả kinh tế cao Thu nhập từ 1 ha cây ăn quả gấp 2 – 3 lần, thậm chí là 10 lần so với trồng lúa.

Cây ăn quả có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái:làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, hàng rào, chắn gió, làm đẹp cảnh quan,… Ngoài ra trồng cây ăn quả còn có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất…

Lời giải:

Cây ăn quả có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái:làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, hàng rào, chắn gió, làm đẹp cảnh quan,… Ngoài ra trồng cây ăn quả còn có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất…

Lời giải:

Phương pháp nhân giống Ưu điểm Nhược điểm
Gieo hạt Số lượng nhiều, nhanh, dễ thực hiện Cây con có thể khác cây mẹ về phẩm chất quả, lâu ra hoa.
Chiết cành Giữ đặc tính cây mẹ, ra hoa sớm, mau cho quả sớm Dễ bị thoái hoá giống, hệ số nhân giống thấp.
Giâm cành Giữ đặc tính cây mẹ, hệ số nhân giống cao, mau ra hoa quả. Đòi hỏi kĩ thuật cao và thiết bị cần thiết
Ghép Giữ đặc tính cây mẹ, hệ số nhân giống cao, mau ra hoa quả, tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, duy trì nòi giống Kĩ thuật phức tạp trong trong chọn cành ghép và gốc ghép.

Lời giải:

Bước 1. Đào hố đất

Kích thước của hố tuỳ thuộc vào từng loại cây và từng loại đất.

Chú ý: cần để riêng lớp đất mặt bên miệng hố. 

Bước 2. Bón phân lót

Trộn lớp đất mặt đào lên với phân hữu cơ từ 30 đến 50 kg/hố và phân hoá học [tuỳ loại cây], cho vào hố và lấp kín đất.

Bước 3. Trồng cây theo quy trình

1. Đào hố trồng;

2. Bóc vỏ bầu cây;

3. Đặt bầu vào giữa hố;

4. Lấp đất cao hơn mặt bầu từ 3 – 5cm và ấn chặt;

5. Tưới nước.

Lời giải:

Cây có múi Cây nhãn Cây vải Cây xoài Cây chôm chôm
Nhiệt độ 25 – 270C 21 – 270C 24 – 290C 24 – 260C 20 – 300C
Lượng mưa 1000 – 2000 1200 1250 1000 – 1200 2000
Độ ẩm 70 – 80% 70 – 80% 80 – 90% 70 – 80% 80 – 90%
Ánh sáng Đủ Đủ Nhiều Đủ Nhiều
Đất Dày Phù sa Phù sa Phù sa Thịt, cát
pH 5,5 – 6,5 5,5 – 6,5 6 – 6,5 5,5 – 6,5 4,5 – 6,5

Lời giải:

Gieo hạt: xoài, chôm chôm, vải…

Chiết cành: chôm chôm, vải

Giâm cành: chôm chôm, vải

Ghép: vải.

Lời giải:

Do bộ rễ của cây tập trung chủ yếu ở lớp đất ăn theo hình chiếu của tán cây , vậy nên bón phân theo hình chiếu tán cây giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng của phân bón nhanh hơn, đầy đủ hơn.

Lời giải:

Đốn tạo hình giúp nâng cao năng suất, giúp cây phát triển cân đối, đủ ánh sáng, thoáng, kích thích ra nhiều cành mới, loại bỏ cành già, sâu bệnh.

Lời giải:

Phòng trừ bằng kĩ thuật canh tác [mật độ trồng hợp lí, bón phân cân đối, trồng giống sạch bệnh, tưới nước, đốn tỉa đúng kĩ thuật…]

Biện pháp sinh học: sử dụng thiên địch.

Biện pháp thủ công: dùng vợt, lưới…

Sử dụng thuốc hoá học đúng kĩ thuật để giảm ô nhiễm môi trường, tránh gây độc cho người và vật nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Lời giải:

Ngôi nhà ba tầng của anh Nguyễn Văn Chính [sinh năm 1968] nổi bật giữa trang trại đang mùa cam chín. Ít ai hình dung nơi này trước đây chỉ là đồi hoang, thưa thớt bóng người. Anh Chính nhớ lại, năm 1995, khi vợ chồng anh quyết định đổi đất lúa để lấy đất ở cái đồi hoang vu này, có nhiều người đã khuyên can, cho rằng bỏ đất ruộng sang đất đồi thì lấy thóc gạo đâu mà ăn. Anh lại nghĩ khác, trồng hay thâm canh cây gì cũng cần phải tập trung vào một mối, còn rải mành mành thì hiệu quả sẽ không cao, nên quyết tâm đầu tư trồng cây vải thiều.

Thuê người cày cuốc, chăm bón, và cùng nai lưng ra làm lụng, gia đình anh phải sống cuộc sống hết sức vất vả trong suốt ba năm. Bước sang năm thứ tư, thật không ngờ, số tiền thu được từ vụ mùa vải đủ mua hơn chục tấn thóc, lúc này anh mới thấy tin tưởng về sự đầu tư của mình là đúng đắn.

Em hãy phân tích ý nghĩa các giá trị của việc trồng cây ăn quả đối với con người và môi trường?

Đề bài

Em hãy phân tích ý nghĩa các giá trị của việc trồng cây ăn quả đối với con người và môi trường? 

Lời giải chi tiết

Giá trị dinh dưỡng: Quả để ăn chứa nhiều đường, axít hữu cơ, protêin, chất béo, chất khoáng và nhiều vitamin,...

- Quả và các bộ phận khác của cây có khả năng chữa một số bệnh,...

- Quả còn là nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến: bánh kẹo, đồ hộp,... Ngoài ra còn là mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả kinh tế cao.

- Cây ăn quả có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái như: làm sạch không khí, giảm tiếng ồn,...

HocTot.Nam.Name.Vn

Ôn tập trồng cây ăn quả Công nghệ 9 . Giải bài tập trang 70 . Trồng cây ăn quả mang lại lợi ích gì ? Em hãy kể một số loại cây ăn quả có giá trị cao ở địa phương trong cả nước mà em biết? …

Câu 1: Trồng cây ăn quả mang lại lợi ích gì ? Em hãy kể một số loại cây ăn quả có giá trị cao ở địa phương trong cả nước mà em biết?

Trồng cây ăn quả mang lại những lợi ích, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân

Một loại cây ăn quả có giá trị cao ở đại phương em: xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, thanh long,…

Câu 2: Hãy nêu tác dụng của cây ăn quả đối với môi trường và cảnh quan thiên nhiên ?

Cây ăn quả có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái như: làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, làm rào chắn gió, làm đẹp cảnh quan… ngoài ra trồng cây ăn quả còn có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất .

Câu 3: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống cây ăn quả ?

Phương pháp nhân giống bằng hạt

Ưu điểm”

– Nhanh tạo ra cây con

– Cây tạo ra đồng loạt, cùng kích cỡ, độ tuổi

– Nhân giống nhanh, đơn giản

– Cây thích nghi tốt, bộ rễ khỏe, nhanh ra hoa, quả

– Cây giữ được đặc tính của cây mẹ

Nhược điểm

– Dễ thoái hóa giống

– Khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền

– Cây chậm ra hoa, quả

Câu 4: Hãy nêu quy trình trồng cây ăn quả ?

Quy trình trồng cây ăn quả

Đào hố đất-> Bón phân lót-> Trồng cây

Bước 1. Đào hố đất

Kích thước hố tuỳ theo loại cây.

Chú ý – Cần để riêng lớp đất mặt bên miệng hố.

Bước 2. Bón phân lót vào hố

Trộn lớp đất mặt đào lên với phân hữu cơ từ 30 – 50kg/hố và phân hoa học [phân lân, kali] tuỳ theo loại cây, cho vào hố và lấp đất kín.

Bước 3. Trồng cây

Câu 5: Hãy so sánh yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả đã học ?

Yêu cầu ngoại cảnh

Cây có múi

– Nhiệt độ:25-27℃

– Lượng mưa và độ ẩm 70-80% ,1000 -2000;

– Ánh sáng: Cây cần đủ ánh sáng, không ưa ánh sáng mạnh;

– Đất: Tầng đất dày

– pH: 5,5-6,5

Cây nhãn

– Nhiệt độ: 21-27℃

– Lượng mưa và độ ẩm 70-80% ,1200;

– Ánh sáng: Cây cần đủ ánh sáng, không ưa ánh sáng mạnh;

– Đất: thích hợp đất phù sa

Cây vải

– Nhiệt độ: 24-29℃

– Lượng mưa và độ ẩm 80-90% ,1250;

– Ánh sáng: Cần nhiều ánh sáng ;

– pH: 6-6,5

Cây xoài

– Nhiệt độ: 24-26℃

– Lượng mưa và độ ẩm 70-80 %, 1000 -1200;

– Ánh sáng: Cây cần đủ ánh sáng;

– Đất: Phù sa

– pH: 5,5-6,5

Cây chôm chôm

– Nhiệt độ: 20-30℃

– Lượng mưa và độ ẩm 80-90% ,2000;

– Ánh sáng: Cây cầnnhiều ánh sáng;

– ĐấtThịt pha cát.

– pH:4,5-6,5

Câu 6: Hãy nêu phương pháp nhân giống chủ yếu cho từng loại cây ăn quả đã học ?

 Phương pháp nhân giống hữu tính: Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt: xoài ,chôm chôm, vải …

Các phương pháp nhân giống vô tính cây ăn quả

+ Phương pháp chiết cành : chôm chôm ,vải ,..

+ Phương pháp giâm cành. : chom chôm ,vải …

Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép

Câu 7: Tại sao phải bón phân thúc cho cây ăn quả theo hình chiếu của tán cây ?

Bón phân theo hình chiếu của mép tán cây, sâu 15 – 20 cm, rộng 20 – 30 cm và lấp đất kín. Vì căn cứ vào đặc điểm thực vật của cây ăn quả : bộ rễ phát triển, rễ con tập trung chủ yếu ở lớp đất mặt ăn rộng theo hình chiếu của mép tán cây, do đó bón phân như vậy giúp cây hút được chất dinh dưỡng nhanh hơn, có hiệu quả hơn

Câu 8: Tạo sao phải tiến hành đốn tạo hình cây ăn quả ?

Giúp cây phát triển cân đối, thoáng, đủ ánh sáng.

-Loại bỏ cành già, cành bị sâu, bệnh.

-Tỉa bỏ cành vượt, cành phụ, mầm phụ mọc từ gốc.

-Kích thích cây ra nhiều cành mới.

-Dễ dàng phòng trừ sâu, bệnh hại cây, hoa, quả…

Câu 9: Nêu những biện pháp phổ biến trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây ăn quả?

+ Biện pháp cơ học:

Dùng tay, vợt, bẩy đèn … để bắt sâu non và sâu bọ trưởng thành.

+ Biện pháp hóa học:

Dùng thuốc hóa học

+ Biện pháp sinh học:

Dùng sâu bọ có ích để tiêu diệt sâu bọ gây hại: thả kiến vàng, nuôi ong mắt đỏ, bọ rùa …

+ Biện pháp kiểm dịch thực vật:

Kiểm tra, xử lí hạt giống, cây giống khi vận chuyển từ vùng này sang vùng khác.

Câu 10: Hãy nêu một số gương điển hình về trồng cây ăn quả mà em biết ?

Cung cấp cho người tiêu dùng

Cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến đồ hộp nước giải khát

Xuất khẩu

VD: Vườn cây ăn quả đã đem lại thu nhập trên 100 triệu đồng 1 năm của gia đình ông Vương Ngọc Dũng, hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bình Xa, huyện Hàm Yên , trên đất vườn rộng gần 1ha, ông đã trồng nhiều loại cây ăn quả như nhãn, vải…Đến nay, gia đình đã có trên 200 gốc bưởi Canh Diễn, 450 gốc cam Vinh, và trên 40 gốc nhãn Hà Tây và nhãn lồng. Qua năm đầu cho thu hoạch, vườn cây ăn quả của gia đình ông đã cho gia đình ông thu trên 100 triệu đồng.

Video liên quan

Chủ Đề