Bảng tuần hoàn là gì ý nghĩa của bảng tuần hoàn

- Tính chất của các nguyên tố và hợp chất của nó biến thiên theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân một cách tuần hoàn.

- Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

II. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

1. Quan hệ giữa vị trí và cấu tạo:

- Biết số thứ tự của nguyên tố ta suy ra số đơn vị điện tích hạt nhân.

- Biết số thứ tự của chu kì ta suy ra số lớp electron.

- Biết số thứ tự của cua nhóm A thì ta suy ra số electron ở lớp ngoài cùng.

       + số thứ tự 19 nên Z = 19 có 19 proton, 19 electron.

       + Chu kì 4 nên có 4 lớp electron.

       + Nhóm IA là nguyên tố s có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

       + 1s22s22p63s23p64s1.

2. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố.

- Vị trí có thể suy ra tính kim loại và phi kim

- Hóa trị cao nhất của nguyên tố đó với oxi, với hiđro [nếu có]

- Oxit, hiđroxit có tính axit hay bazơ.

Ví dụ:

- P thuộc nhóm VA chu kì 3 là phi kim

- Hóa trị cao nhất với oxi là 5 có công thức P2O5

- Hóa trị cao nhất với hiđro là 3 có công thức PH3­

- P2O5 là oxit axit, H3PO4 là axit.

3. So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận:

*Trong chu kì theo chiều tăng của Z:

- Tính phi kim tăng dần, tính kim loại yếu dần

- Oxit và hiđroxit của các nguyên tố có tính bazơ yếu dần đồng thời tính axit tăng dần.

*Trong nhóm A theo chiều tăng dần của Z:

- Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.

- Oxit và hiđroxit của các nguyên tố có tính bazơ tăng dần, tính axit giảm dần.

Ví dụ 1:

- S có tính phi kim mạnh hơn P nhưng yếu hơn Cl2

- Oxit và axit của S có tính axit mạnh hơn của P nhưng yếu hơn của Cl2

Ví dụ 2:

- Brom có tính phi kim mạnh hơn iôt nhưng yếu hơn Clo

- Oxit và iot yếu hơn của clo  nhưng  axit của brom có tính axit mạnh hơn của clo.

15:13:2122/09/2021

Bài này chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa của bảng tuần hoàn, về quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó; giữa vị trí và tính chất của nguyên tố và so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.

I. Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó

• Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra cấu tạo của nguyên tố đó và ngược lại.

+ Số thứ tự của nguyên tố ↔ Số proton, số electron.

+ Số thứ tự của chu kì ↔ Số lớp electron.

+ Số thứ tự của nhóm A ↔ Số electron lớp ngoài cùng.

* Ví dụ 1: Nguyên tố có số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA. Hãy cho biết:

- Số proton, số electron trong nguyên tử?

- Số lớp electron trong nguyên tử?

- Số eletron lớp ngoài cùng trong nguyên tử?

* Hướng dẫn

- Nguyên tử có 20p20e

- Nguyên tử có 4 lớp electron

- Số electron lớp ngoài cùng là 2

⇒ Nguyên tố này là Canxi [Ca].

* Ví dụ 2: Cho biết cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố là 1s22s22p63s23p4 cho biết vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn?

* Hướng dẫn:

Nguyên tố này ở:

- Ô nguyên tố thứ 16 vì có tổng số 16e [nguyên tử có 16 electron, 16 proton, số đơn vị điện tích hạt nhân là 16, bằng số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn].

- Chu kì 3 vì có 3 lớp electron.

- Nhóm VIA vì có 6 electron lớp ngoài cùng.

⇒ Đó là nguyên tố Lưu huỳnh [S].

II. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố

• Biết vị trí một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ta có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản của nó:

- Tính kim loại, tính phi kim:

+ Các nguyên tố ở các nhóm IA, IIA, IIIA [trừ H và B] có tính kim loại.

+ Các nguyên tố ở các nhóm VA, VIA, VIIA [trừ antimon, bitmut và poloni] có tính phi kim.

- Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với hiđro.

- Công thức oxit cao nhất.

- Công thức hợp chất khí với hiđro [nếu có]

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

Công thức oxit cao nhất

R2O

RO

R2O3

RO2

R2O5

RO3

R2O7

Công thức hợp chất khí với hiđro

RH4

RH3

RH2

RH

- Công thức hiđroxit tương ứng [nếu có] và tính axit hay bazơ của chúng.

* Ví dụ: Nguyên tố lưu huỳnh ở ô thứ 16, nhóm VIA, chu kì 3. 

⇒ lưu huỳnh là phi kim.

- Hoá trị cao nhất với oxi là 6, công thức oxit cao nhất là SO3.

- Hoá trị với hiđro là 2, công thức hợp chất khí với hiđro là H2S.

- SO3 là oxit axít và H2SO4 là axít mạnh.

III. So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận

• Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.

* Ví dụ 1: So sánh: P[Z=15] với Si[Z=14]và S[Z=16]

 SiPS thuộc cùng một chu kì  theo chiều tăng của Z  tính phi kim tăng dần Si Al[OH]3.

* Bài 5 trang 51 SGK Hóa 10: a] Dựa vào vị trí của nguyên tố Br [Z = 35] trong bảng tuần hoàn, hãy nêu các tính chất sau:

- Tính kim loại hay tính phi kim.

- Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi và với hiđro.

- Công thức hợp chất khí của brom với hiđro.

b] So sánh tính chất hóa học của Br với Cl [Z = 17] và I [Z = 53].

* Lời giải:

a] Br thuộc nhóm VIIA, chu kì 4 có 35 electron nên cấu hình theo lớp electron là 2, 8, 18, 7.

- Br có 7e lớp ngoài cùng nên là phi kim.

- Hóa trị cao nhất với oxi là VII. Hóa trị trong hợp chất khí với hiđro là I và có công thức phân tử là HBr.

b] Tính phi kim giảm dần Cl > Br > I.

* Bài 6 trang 51 SGK Hóa 10: Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a] Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?

b] Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

c] Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

d] Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình?

e] Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

* Lời giải:

a] Cs [xesi] là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.

b] Các kim loại được phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.

c] Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

d] Nhóm IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm hầy hết những phi kim mạnh nhất.

e] Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

* Bài 7 trang 51 SGK Hóa 10: Nguyên tố atatin [Z = 85] thuộc chu kì 6, nhóm VIIA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nó và so sánh với các nguyên tố khác trong nhóm.

* Lời giải:

- Nguyên tố atatin [Z = 85] thuộc chu kì 6, nhóm VIIA nên có 85e phân bố thành 6 lớp, lớp ngoài cùng có 7e nên thể hiện tính phi kim. At ở cuối nhóm VIIA, nên tính phi kim yếu nhất trong nhóm.

Hy vọng qua bài viết về Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó; giữa vị trí và tính chất của nguyên tố và so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận đã giúp các em hiểu rõ hơn. Chúc các em học tốt, mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại dưới bài viết để hayhochoi ghi nhận và hỗ trợ.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 10 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 10 Lý thuyết và Bài tập

Video liên quan

Chủ Đề