Vì sao tác giả lại viết hoa từ đất nước

Hội thảo về tác phẩm của Linda Lê

Phóng to
Nhà văn Linda Lê ký tặng sách cho nhà thơ Dương Tường. Ông Dương Tường mua bản tiếng Pháp của Linda Lê từ lâu và bây giờ mới gặp tác giả - Ảnh: T.HÀ

Nỗi niềm tha hương và tâm thế lưu vong thường trở đi trở lại trong các tác phẩm của Linda Lê đã trở thành đề tài của cuộc trò chuyện mà chị dành riêng cho Tuổi Trẻ.

Lại chơi với lửa [Nhã Nam và NXB Văn Học], tập truyện xuất bản năm 2002 tại Pháp, bản tiếng Việt vừa ra mắt đầu tháng 10-2010 nhân dịp Linda Lê về thăm VN. 14 truyện ngắn trong tập này là một thế giới xô lệch và u tối.“Thế giới của tôi trong tập truyện này u tối hơn, điên hơn, nhiều bạo lực hơn trong những tiểu thuyết và tiểu luận trước.Nhưng nó vẫn khiến người đọc không mệt mỏi và ngán ngẩm, vì bạo lực và sự u tối được truyền tải bằng giọng văn hài hước, châm biếm. Sự châm biếm gây đau đớn, sự hài hước cắn vào bạn” - Linda Lê nói với Tuổi Trẻ về tập sách mới nhất của mình.

Trước đó năm 2009, Vu khống - tác phẩm thứ hai và là tiểu thuyết đầu tiên của Linda Lê [xuất bản năm 1993] - đã được dịch ra tiếng Việt, đưa người đọc vào thế giới của những người điên lưu vong và những ám ảnh khôn nguôi về Đất Nước.

* Trong tác phẩm của chị thường xuất hiện những thân phận lưu vong, đó là một đề tài yêu thích hay một nghĩa vụ chị tự đặt ra với mình?

- Vâng, tôi luôn nói về những người lưu vong. Lưu vong ở đây có hai nghĩa, hai dạng: những người lưu vong xa xứ, bị dứt khỏi mảnh đất chôn nhau cắt rốn và những kẻ lưu vong trên chính đất nước họ, xa lạ với xã hội xung quanh họ.

Trong tiểu thuyết thứ nhất của tôi đã được dịch ra tiếng Việt - Vu khống, có hai nhân vật chính đều là những kẻ “lưu vong kép”: cả hai đều đến từ những nước “Chà Chệt” Á Đông, một người lưu vong sống trong bệnh viện của những người điên, một người viết văn trẻ sống trong tâm trạng lưu vong vì viết bằng tiếng Pháp mà lại không phải là người Pháp - một nhà văn nữ trẻ giống như tôi - đã quên tiếng mẹ đẻ.

Tôi quên không phải vì quên để hòa nhập với cuộc sống mới ở Pháp, mà quên vì đã được [bị] học tiếng Pháp từ khi lên 4 tuổi, đã phải nói tiếng Pháp nhiều hơn tiếng Việt, đã bị tách khỏi môi trường tiếng Việt từ khi chưa ra khỏi đất nước.

* Có nhiều chi tiết trong tiểu sử nhân vật trùng với tiểu sử của Linda Lê ngoài đời, vậy tác phẩm của chị có yếu tố tự truyện hay không? Cuộc sống bình thường và thân phận của một người nhập cư như Linda Lê ảnh hưởng như thế nào đến tác phẩm của nhà văn Linda Lê?

- Trong các tác phẩm của tôi không có một tác phẩm nào có thể nói là tự sự dù cho một số nhân vật có thể giống tôi một phần nào đó. Tôi đã lấy một số chi tiết trong đời thực của tôi đưa vào tác phẩm, đặc biệt là cái chết của người cha còn ở lại Đất Nước và những day dứt, ám ảnh đeo đẳng người con gái - nhà văn. 

Nhưng khi tôi viết, nhân vật hoàn toàn sáng tạo chứ không chỉ là sự kiện đơn thuần. Tôi là dạng nhà văn luôn luôn tin vào tiểu thuyết hư cấu. Tác phẩm của tôi hoàn toàn hư cấu. Thường xuyên nhân vật hành động khác với dự định và tưởng tượng của tôi. Và tôi thích những bất ngờ trong quá trình viết đó.

Nhưng tất cả điều đó cũng hoàn toàn không có nghĩa là cuộc sống của một người “lưu vong” [theo nghĩa xa xứ] như tôi không ảnh hưởng gì đến sáng tác của một nhà văn chuyên viết về những thân phận lưu vong.

Tôi hoàn toàn không cảm thấy mình là một người Pháp, ở đâu tôi cũng thấy xa lạ, thấy mình là một người nước ngoài, lúc nào cũng thấy cô độc - dù tôi không thể nói là mình không được đón tiếp tử tế ở Pháp, nơi mọi thứ đang có vẻ rất tốt đối với tôi. Có lẽ vì thế mà tôi sẽ còn trở đi trở lại với những thân phận lưu vong.

* Chị tránh không nhắc đến cái đất nước mà các nhân vật của mình từ đó lìa bỏ, nhưng lại luôn chủ tâm viết hoa hai từ Đất Nước. Phải chăng Đất Nước ấy rộng lớn hơn một quốc gia cụ thể, và người lưu vong trong tác phẩm của chị không chỉ là chị hay các đồng bào người Việt?

- Đúng vậy, các thân phận lưu vong của tôi có thể là bất kỳ ai, không nhất thiết phải là người Việt. Họ không được biết và không thể biết về Đất Nước mình đã bị buộc phải lìa bỏ, nhưng khát khao muốn biết và nỗi nhớ vô hình về nơi chốn ấy khiến nó trở nên thiêng liêng, ngay cả trong nỗi buồn và sự tuyệt vọng, chính vì vậy tôi cố ý viết hoa.

* Vậy có thể lý giải như thế nào về lý do thành công của cây bút Linda Lê trên văn đàn Pháp, với 20 tác phẩm thu hút sự chú ý của giới phê bình và công chúng, khi chị vẫn khăng khăng tự nhận mình là kẻ lưu vong dù ở nơi đang ở hay nơi đã rời bỏ?

- Thành công, nếu có thể coi đó là thành công, thì có lẽ là do hằng ngày tôi đã “chiến đấu” với từng từ, từng câu của mình, mỗi khi bắt đầu một cuốn sách mới tôi đều cảm thấy như bắt đầu một trận chiến. Và xa hơn có lẽ tôi đã học được cách sống cô đơn để sáng tác.

Cô đơn, đó thật sự là một yếu tố cần thiết nhất cho sáng tạo của nghệ sĩ, người ta rất khó sáng tạo được một cái gì đó thật sự nếu cứ sống “bầy đàn”.

THU HÀ thực hiện

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

 “...Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…”.

[Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1, trang 120]

Tại sao từ “Đất Nước” được viết hoa?

Hội thảo về tác phẩm của Linda Lê

Phóng to
Nhà văn Linda Lê ký tặng sách cho nhà thơ Dương Tường. Ông Dương Tường mua bản tiếng Pháp của Linda Lê từ lâu và bây giờ mới gặp tác giả - Ảnh: T.HÀ

Nỗi niềm tha hương và tâm thế lưu vong thường trở đi trở lại trong các tác phẩm của Linda Lê đã trở thành đề tài của cuộc trò chuyện mà chị dành riêng cho Tuổi Trẻ.

Lại chơi với lửa [Nhã Nam và NXB Văn Học], tập truyện xuất bản năm 2002 tại Pháp, bản tiếng Việt vừa ra mắt đầu tháng 10-2010 nhân dịp Linda Lê về thăm VN. 14 truyện ngắn trong tập này là một thế giới xô lệch và u tối.“Thế giới của tôi trong tập truyện này u tối hơn, điên hơn, nhiều bạo lực hơn trong những tiểu thuyết và tiểu luận trước.Nhưng nó vẫn khiến người đọc không mệt mỏi và ngán ngẩm, vì bạo lực và sự u tối được truyền tải bằng giọng văn hài hước, châm biếm. Sự châm biếm gây đau đớn, sự hài hước cắn vào bạn” - Linda Lê nói với Tuổi Trẻ về tập sách mới nhất của mình.

Trước đó năm 2009, Vu khống - tác phẩm thứ hai và là tiểu thuyết đầu tiên của Linda Lê [xuất bản năm 1993] - đã được dịch ra tiếng Việt, đưa người đọc vào thế giới của những người điên lưu vong và những ám ảnh khôn nguôi về Đất Nước.

* Trong tác phẩm của chị thường xuất hiện những thân phận lưu vong, đó là một đề tài yêu thích hay một nghĩa vụ chị tự đặt ra với mình?

- Vâng, tôi luôn nói về những người lưu vong. Lưu vong ở đây có hai nghĩa, hai dạng: những người lưu vong xa xứ, bị dứt khỏi mảnh đất chôn nhau cắt rốn và những kẻ lưu vong trên chính đất nước họ, xa lạ với xã hội xung quanh họ.

Trong tiểu thuyết thứ nhất của tôi đã được dịch ra tiếng Việt - Vu khống, có hai nhân vật chính đều là những kẻ “lưu vong kép”: cả hai đều đến từ những nước “Chà Chệt” Á Đông, một người lưu vong sống trong bệnh viện của những người điên, một người viết văn trẻ sống trong tâm trạng lưu vong vì viết bằng tiếng Pháp mà lại không phải là người Pháp - một nhà văn nữ trẻ giống như tôi - đã quên tiếng mẹ đẻ.

Tôi quên không phải vì quên để hòa nhập với cuộc sống mới ở Pháp, mà quên vì đã được [bị] học tiếng Pháp từ khi lên 4 tuổi, đã phải nói tiếng Pháp nhiều hơn tiếng Việt, đã bị tách khỏi môi trường tiếng Việt từ khi chưa ra khỏi đất nước.

* Có nhiều chi tiết trong tiểu sử nhân vật trùng với tiểu sử của Linda Lê ngoài đời, vậy tác phẩm của chị có yếu tố tự truyện hay không? Cuộc sống bình thường và thân phận của một người nhập cư như Linda Lê ảnh hưởng như thế nào đến tác phẩm của nhà văn Linda Lê?

- Trong các tác phẩm của tôi không có một tác phẩm nào có thể nói là tự sự dù cho một số nhân vật có thể giống tôi một phần nào đó. Tôi đã lấy một số chi tiết trong đời thực của tôi đưa vào tác phẩm, đặc biệt là cái chết của người cha còn ở lại Đất Nước và những day dứt, ám ảnh đeo đẳng người con gái - nhà văn. 

Nhưng khi tôi viết, nhân vật hoàn toàn sáng tạo chứ không chỉ là sự kiện đơn thuần. Tôi là dạng nhà văn luôn luôn tin vào tiểu thuyết hư cấu. Tác phẩm của tôi hoàn toàn hư cấu. Thường xuyên nhân vật hành động khác với dự định và tưởng tượng của tôi. Và tôi thích những bất ngờ trong quá trình viết đó.

Nhưng tất cả điều đó cũng hoàn toàn không có nghĩa là cuộc sống của một người “lưu vong” [theo nghĩa xa xứ] như tôi không ảnh hưởng gì đến sáng tác của một nhà văn chuyên viết về những thân phận lưu vong.

Tôi hoàn toàn không cảm thấy mình là một người Pháp, ở đâu tôi cũng thấy xa lạ, thấy mình là một người nước ngoài, lúc nào cũng thấy cô độc - dù tôi không thể nói là mình không được đón tiếp tử tế ở Pháp, nơi mọi thứ đang có vẻ rất tốt đối với tôi. Có lẽ vì thế mà tôi sẽ còn trở đi trở lại với những thân phận lưu vong.

* Chị tránh không nhắc đến cái đất nước mà các nhân vật của mình từ đó lìa bỏ, nhưng lại luôn chủ tâm viết hoa hai từ Đất Nước. Phải chăng Đất Nước ấy rộng lớn hơn một quốc gia cụ thể, và người lưu vong trong tác phẩm của chị không chỉ là chị hay các đồng bào người Việt?

- Đúng vậy, các thân phận lưu vong của tôi có thể là bất kỳ ai, không nhất thiết phải là người Việt. Họ không được biết và không thể biết về Đất Nước mình đã bị buộc phải lìa bỏ, nhưng khát khao muốn biết và nỗi nhớ vô hình về nơi chốn ấy khiến nó trở nên thiêng liêng, ngay cả trong nỗi buồn và sự tuyệt vọng, chính vì vậy tôi cố ý viết hoa.

* Vậy có thể lý giải như thế nào về lý do thành công của cây bút Linda Lê trên văn đàn Pháp, với 20 tác phẩm thu hút sự chú ý của giới phê bình và công chúng, khi chị vẫn khăng khăng tự nhận mình là kẻ lưu vong dù ở nơi đang ở hay nơi đã rời bỏ?

- Thành công, nếu có thể coi đó là thành công, thì có lẽ là do hằng ngày tôi đã “chiến đấu” với từng từ, từng câu của mình, mỗi khi bắt đầu một cuốn sách mới tôi đều cảm thấy như bắt đầu một trận chiến. Và xa hơn có lẽ tôi đã học được cách sống cô đơn để sáng tác.

Cô đơn, đó thật sự là một yếu tố cần thiết nhất cho sáng tạo của nghệ sĩ, người ta rất khó sáng tạo được một cái gì đó thật sự nếu cứ sống “bầy đàn”.

THU HÀ thực hiện

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Đất nước [Nguyễn Khoa Điềm] hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Đất nước [Nguyễn Khoa Điềm] đầy đủ nhất.

Đề Đọc hiểu Đất nước [Nguyễn Khoa Điềm] - Đề số 1

Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 4:

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời...

[Nguyễn Khoa Điềm - trích Đất Nước - Ngữ văn 12]

Câu 1: Trình bày ngắn gọn nội dung đoạn thơ trên.

Câu 2: Hãy lí giải ngắn gọn vì sao nhà thơ viết "Đất Nước là máu xương của mình"?

Câu 3: Từ "hóa thân" trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì?

Câu 4: Từ cảm nhận về đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 8 đến 10 câu] nói về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với đất nước.

Lời giải

Câu 1: Nội dung của đoạn thơ là: Đoạn thơ là lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết về trách nhiệm của mỗi người với đất nước. Đất nước là máu xương. Vì vậy, mỗi người cần phải biết gắn bó, san sẻ và hóa thân cho đất nước, làm nên đất nước bền vững muôn đời.

Câu 2: Nhà thơ viết: "Đất Nước là máu xương của mình" vì đất nước không trừu tượng, xa xôi mà đất nước kết tinh, hóa thân trong mỗi con người. Mỗi người cần bảo vệ, giữ gìn đất nước như sinh mệnh, sự sống của chính mình.

Câu 3: Từ "hóa thân" trong đoạn thơ có ý nghĩa chỉ hành động sẵn sàng cống hiến, hi sinh cho đất nước.

Câu 4: Học sinh được quyền tự do đưa ra ý kiến riêng của mình, sau đó dùng lập luận để làm sáng rõ quan điểm của mình

- Có thể làm bài dựa theo các ý sau:

+ Tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách;

+Tham gia các hoạt động ngoại khóa, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần;

+Tích cực lao động, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc;

+Phát huy văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc;

+Sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc khi Tổ quốc cần,..

Đề Đọc hiểu Đất nước [Nguyễn Khoa Điềm] - Đề số 2

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

“...Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…”.

[Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 trang 120 ]

Câu 1. Nêu nội dung của đoạn thơ?

Câu 2. Tại sao từ “Đất Nước” được viết hoa?

Câu 3. Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước trong xã hội ngày nay?

Lời giải

Câu 1: Nội dung của đoạn thơ trên là: Lời nhắn nhủ về trách nhiệm của mỗi người với Đất Nước.

Câu 2: Từ “Đất Nước ” được viết hoa - coi "Đất Nước" là một sinh thể, thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính, thiêng liêng khi cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là: Điệp ngữ “phải biết’’, sử dụng nhiều từ chỉ mối quan hệ gắn bó như: gắn bó, san sẻ, hóa thân..

Câu 4: Gợi ý làm bài: nêu cảm nhận của riêng mình về trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước trong xã hội ngày nay, cần khẳng định trách nhiệm hàng đầu là học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội. Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau những lập luận phải chặt chẽ, thuyết phục.

Đề Đọc hiểu Đất nước [Nguyễn Khoa Điềm] - Đề số 3

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"

Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"

Thời gian đằng đẵng

Không gian mệnh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nêu ý chính của đoạn thơ.

2. Nêu ý nghĩa nghệ thuật chiết tự [ tách Đất Nước ] ở 2 câu đầu đoạn thơ đem lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

3. Chất liệu dân gian được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ ?

Lời giải

Đang trong quá trình biên soạn

Đề Đọc hiểu Đất nước [Nguyễn Khoa Điềm] - Đề số 4

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang đất nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời...

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nêu ý chính của đoạn thơ ?

2. Mối quan hệ giữa anh và em với Đất Nước thể hiện như thế nào? Tại sao nói Đất Nước là máu xương của mình.

3. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ trách nhiệm của anh/chị với Đất Nước ?

Lời giải

Đang trong quá trình biên soạn

Đề Đọc hiểu Đất nước [Nguyễn Khoa Điềm] - Đề số 5

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nêu ý chính của đoạn thơ.

2. Sự hoá thân của Nhân Dân vào dáng hình Đất Nước thể hiện qua những từ ngữ nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của những từ ngữ đó.

3. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vai trò của Nhân Dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lời giải

Đang trong quá trình biên soạn

Đề Đọc hiểu Đất nước [Nguyễn Khoa Điềm] - Đề số 6

Em ơi em!

Họ đã sống và chết

Hãy nhìn rất xa

Giản dị và bình tâm

Vào bốn ngàn năm Đất Nước

Không ai nhớ mặt đặt tên

Năm tháng nào cũng người người lớp

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước lớp

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than

Cần cù làm lụng qua con cúi

Khi có giặc người con trai ra trận

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập

Người con gái trở về nuôi cái cùng con nói

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi đánh chuyến di dân

Nhiều người đã trở thành anh hùng

Họ đắp đập be bờ cho người sau trông

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ cây hái trái

Những em biết không

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có biết bao người con gái, con trai

Có nội thù thì vùng lên đánh bại.

Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nêu ý chính của đoạn thơ ?

2. Khi nhìn Vào bốn ngàn năm Đất Nước, nhà thơ đã phát hiện điều gì mới mẻ về người làm nên Đất Nước?

3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc : Họ giữ ... Họ truyền ...Họ gánh ...Họ đắp đập ...

Lời giải

Đang trong quá trình biên soạn

Đề Đọc hiểu Đất nước [Nguyễn Khoa Điềm] - Đề số 7

Bài tập đọc hiểu văn bản ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn

“ Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

Dạy anh biết " yêu em từ thuở trong nôi"

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu

Ôi những dòng sông bắt nước từ lâu

Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”.

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nêu ý chính của đoạn thơ

2. Tại sao tác giả khặng định: Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

3. Qua đoạn thơ, xác định Nhân Dân dạy những điều gì ? Nêu ý nghĩa của những lời dạy đó.

Lời giải

Đang trong quá trình biên soạn

Đề Đọc hiểu Đất nước [Nguyễn Khoa Điềm] - Đề số 8

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó...”.

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Tại sao từ “Đất Nước ” được viết hoa?

2. Những từ ngữ nào mang âm hưởng văn hoá dân gian được vận dụng trong đoạn thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật sự vận dụng đó.

3. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ tình cảm của anh/chị về Đất Nước ?

Lời giải

Đang trong quá trình biên soạn

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề