Hồ lớn nhất ở Campuchia có tên là gì

Bạn đã từng nghe tới Biển Hồ ở Campuchia chưa? Đây là một biển hồ nước ngọt có cái tên là Tonle sap, một trong những điểm du lịch nghỉ dưỡng rất nổi tiếng của đất nước này. Hãy cùng VietAir khám phá du lịch Biển Hồ Tonle Sap Campuchia qua bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu về Biển Hồ Tonle Sap

Đây thực chất là một hồ nước ngọt. Thế nhưng hồ nước này lại cực kì rộng lớn, tới mức bạn không thể nhìn thấy bờ của nó. Cái tên Tonle Sap cũng thể hiện rất rõ điểm này, nó có ý nghĩa là sông nước ngọt lớn.

Biển Hồ Tonle Sap

Tonle Sap chính là hệ thống kết hợp giữa sông và hồ tại tỉnh Siem Reap – nơi có rất nhiều điểm thăm quan nổi tiếng của Campuchia. Bạn có thể đặt vé máy bay rẻ đi Campuchia để bay thẳng từ Việt Nam tới Siem Reap, sau đó từ trung tâm thành phố đi xuống Biển Hồ. Khoảng cách từ Biển Hồ tới trung tâm thành phố Siem Reap là 25km, như vậy bạn chỉ mất khoảng 30 phút di chuyển bằng ô tô.

Là hồ nước ngọt lớn nhất của khu vực Đông Nam Á cùng dự trữ sinh quyển phong phú, vì thế vào năm 1997, UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Do Campuchia ảnh hưởng trực tiếp bởi gió mùa nên vào mỗi mùa gió, diện tích và hình dạng của hồ sẽ có sự thay đổi. Mực nước của hồ vào mùa khô khá nông, chỉ tầm 1m, diện tích mặt hồ bị thu hẹp lại chỉ còn 10,000m2. Nhưng khi bước vào mùa mưa với những cơn mưa rất lớn, sống Tonle Sap quay ngược dòng chảy lại khiến diện tích hồ nước trở nên rất lớn, lên tới 16,000m2 và mực nước trung bình là 9m.

Không chỉ là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực xung quanh, mà Biển Hồ Tonle Sap còn đóng vai trò quan trọng điều hòa nước ở khu vực hạ lưu sông Me Kong, tức là vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Du lịch Biển Hồ Tonle Sap Campuchia cũng cực kì phát triển nhờ những cảnh quan xung quanh khu vực này.

Những điểm thăm quan thú vị tại Biển Hồ

Nơi đây không phải chỉ có mỗi dòng nước mênh mông không thấy bờ, mà khung cảnh gần đó cũng cực kì thơ mộng và xinh đẹp. Hãy cùng VietAIR dạo một vòng khám phá xem có điều gì nổi bật khiến du lịch Biển Hồ Tonle Sap Campuchia lại phát triển đến vậy nhé.

Những ngôi làng nổi trên hồ

Khu vực dân cư quanh Biển Hồ này có nét gì đó rất giống những làng quê vùng sông nước phía nam của Việt Nam. Đó cũng chỉ là những ngôi nhà nhỏ, đơn sơ bên hồ nằm liên tiếp nhau. Trong những khu làng này cũng có các công trình phúc lợi được xây dựng như bệnh viện, trường học,… Chúng kiên cố hơn nhiều những ngôi nhà bên bờ hồ nhưng không được khang trang như vùng trung tâm.

Những ngôi làng nổi trên hồ

Bạn có thể tới những ngôi làng như làng Chong Khneas, Kampong Phluk hay Kampong Khleang,… để khám phá đời sống của những người dân tại đây. Đó chắc chắn không phải những gì hiện đại, nhưng chính sự mộc mạc, giản dị sẽ cho bạn biết thêm khá nhiều điều thú vị.

Chèo thuyền ngắm cảnh trên hồ

Đây cũng là một dịch vụ du lịch được du khách cực kì ưa thích. Một người dân tại đây có thuyền hay ghe, và chỉ cần bạn yêu cầu họ sẽ chèo thuyền quanh hồ để bạn thỏa sức ngắm cảnh.

Ngồi trên những chiếc thuyền, chiếc ghe đơn sơ đó, bạn sẽ được tận hưởng khí trởi vô cùng trong lành và tự nhiên, đón những cơn gió mát lạnh thổi xuôi chiều nước chảy. Chỉ đơn giản là ngắm nhìn mặt nước và cảnh sinh hoạt bình thường của người dân cũng có thể mang tới cho bạn những trải nghiệm hết sức bình yên, tạm xua đi khói bụi thành phố và thả hồn mình thư thái nhất.

Có đôi khi bạn đang lạc hồn vào cảnh vật thì những chiếc thuyền chạy bên cạnh với một chú trăn lớn quấn quanh người nào đó khiến bạn giật mình. Nhưng điều này lại dường như chỉ càng tô điểm cho chuyến du lịch Biển Hồ Tonle Sap Campuchia của bạn mà thôi.

Rừng đước

Đước là một trong những loài cây rất quan trọng trong rừng phòng hộ ven biển, mọc ở vùng nước mặn giúp giảm bớt tác hại của bão biển đối với đất liền. Ở khu vực Biển Hồ này có một khu rừng đước cực kì thú vị và bạn có thể đi thuyền để khám phá loài cây này.

Khu rừng đước này nằm bao quanh những ngôi làng nổi trên hồ nên sau khi bạn thăm quan làng thì có thể ghé qua rừng đước.

Khu bảo tồn chim Prek Toal

Khu bảo tồn này nằm ở điểm cực tây của Biển Hồ Tonle Sap với diện tích hơn 30,000ha. Khi tới đây bạn có thể thấy loài chim Prek Toal cùng rất nhiều loài chim quý có nguy cơ tuyệt chủng khác như bồ nông chân xám, đại bàng đầu xám,…

Khu bảo tồn chim Prek Toal

Giá vé vào cổng khu bảo tồn này là 25$/người. Nếu bạn đi theo nhóm đông người thì giá vé sẽ được giảm.

Chỗ nghỉ ngơi

Khi tới Tonle Sap, trải nghiệm tuyệt nhất chính là ở trong các homestay tại đây. Lúc này, bạn không chỉ được ngắm nhìn những ngôi nhà nổi trên nước nữa mà được trực tiếp ở và sinh hoạt cùng người dân tại đây. Chắc chắn điều này sẽ làm cho chuyến du lịch Biển Hồ Tonle Sap Campuchia của bạn trở nên trọn vẹn hơn.

Hãy nhanh tay đặt vé máy bay để tới đây khám phá thôi nào. Chắc chắn bạn sẽ khám phá thêm rất nhiều điều thú vị nữa đấy. Chúc bạn du lịch vui vẻ.

Tham khảo: Kinh nghiệm du lịch cung điện hoàng gia Campuchia.

Tham khảo:

Thiên nhiên là bà mẹ lớn của vạn vật, đặc biệt là của con người. Thiên nhiên không chỉ cung cấp cho ta của cải vật chất như đất đai, cây cối, nguồn nước, thức ăn... mà còn dạy cho ta những bài học quý báu của cuộc sống. Tôi mới học được một bài học tuyệt vời từ một hiện tượng đặc biệt của tự nhiên trong câu chuyện"Hai biển hồ". Bài học đã được học nhiều trong sách vở nhưng đến tận bây giờ tôi mới thực sự hiểu. Bạn có muốn biết không?

Chuyện kể rằng, ở Palestine có hai biển hồ lớn cùng bắt nguồn từ sông Jordan, đó là biển Chết và biển Ga-li-lê. Biển Chết đúng như tên gọi của nó không có sự sống nào. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nào người uống vào cũng sẽ bị bệnh. Trái lại, nước trong biển Ga-li-lê lúc nào cũng trong mát, ngọt lành, là môi trường sống thuận lợi cho cây cỏ và tôm cá ai cũng thích biển Ga-li-lê vì sự sống nơi đây luôn luôn nhộn nhịp. Sở dĩ như thế vì biển Chết tham lam chỉ muôn giữ nước lại cho riêng mình, không san sẻ cho ai khác nên dòng nước trong lòng nó mặn đến nỗi sự sống không thể sinh sôi, ngược lại, biển Ga-li-lê sau khi có được nguồn nước trong lành, nó lại mở lòng mình, tràn qua các sông lạch khác. Biển Ga-li-lê cho nước đi vào nơi khác và cũng nhận nước từ các nơi khác về. Vì vậy, nước trong biển hồ này luôn sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. Từ câu chuyện trên chúng ta cần rút ra bài học: trong đời sống, con người luôn luôn cần phải có sự sẻ chia, yêu thương lẫn nhau.

Quả thật vậy, câu chuyện trên không chỉ là một bài học thú vị về địa lí mà còn là bài học sâu sắc về cách mà con người cần phải sống với nhau. Trong đời sống, con người luôn luôn cần phải có sự sẻ chia, yêu thương lẫn nhau. Phải chăng đó là cách sống, cách hành xử quan trọng nhất mà mỗi người cần có? Trong cuộc sống, chia sẻ không đơn thuần chỉ là cho và nhận. Trong gia đó là sự quan tâm, lo lắng, săn sóc, lắng nghe của cha mẹ với con cái, của vợ với chồng, của người lớn với trẻ nhỏ, của anh chị với các em; với hàng xóm giềng đó là sự cảm thông, san sẻ mỗi khi "tối lửa tắt đèn", là sự giúp đỡ mỗi khi gặp hoạn nạn. Còn trong xã hội, sự chia sẻ mang tính chất rộng lớn lao hơn, đó là sự sẻ chia bát cơm manh áo với đông bào gặp nạn, là sự nương tựa, che chở, đồng cảm với những số phận kém may mắn... Sự sẻ chia không phân biệt chủng tộc, giai cấp, lãnh thổ, tổ quốc ta. Từ em nhỏ đến cụ già đều cần sẵn sàng chia sẻ yêu thương. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp trên phố những em nhỏ tươi cười chia sẻ với nhau từng mẩu bánh, viên kẹo hay một thanh niên nhường chỗ cho cụ già trên xe buýt hoặc hình ảnh những ông, bà lão cùng khoác tay nhau qua đường... Những người sẻ chia và nhận chia sẻ đều hạnh phúc. Sự chia sẻ không chỉ là việc cho đi hay nhận lại những của cải vật chất còn là sự trao gửi những giá trị tinh thần, những niềm tin yêu. Đôi khi sẻ chia là sự im lặng, lắng nghe. Mà cũng có khi, nó chỉ là ánh nhìn động viên hay nụ cười hé nở trên môi. Sự sẻ chia đôi khi thật nhỏ bé nhưng nó lại có sức mạnh rất lớn. Một nụ cười cũng đủ làm người khác ấm lòng, một ánh mắt cũng giúp người ta có thêm nghị lực, sự lắng nghe cũng giúp người khác nhẹ đi nỗi lòng. Sự sẻ chia thực sự làm cho con người thấy nhẹ nhõm, thoải mái. Sự sẻ chia là sợi dây vô hình, có sức mạnh kì diệu. Nó gắn kết người với người. Nó làm cho mọi người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, cảm thông và yêu thương nhau hơn. Con người sống với nhau rất cần sự yêu thương, san sẻ yêu thương, san sẻ chính là hạt giống của tâm hồn mỗi người. Những người san sẻ, yêu thương sẽ luôn cảm thấy tâm hồn mình giàu có như nước ở lòng biển Ga-li-lê.

Tuy nhiên, trong cuộc sống xung quanh ta đâu đó còn những người chỉ biết khư khư giữ lấy những gì mình có, chỉ biết đến mình, thờ ơ, bàng quang trước nỗi đau của người khác... Vì thế sự sống trong họ sẽ dần héo khô, chết dần chết mòn như nước trong biển Chết vậy. Đó là những lối sống đáng bị lên án và phên phán.

Nói tóm lại: "Trí tuệ giàu lên vì những gì nó nhận được, trái tim giàu lên vì những gì nó cho đi". Con người sống với nhau cần có sự chia sẻ “Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan toả. Đôi môi hé mở thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng ban trao, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng". Đó là bài học mà chúng ta nhận được từ thiên nhiên. Thiên nhiên đã gieo vào hôm nay những mầm ươm tươi tốt đã tặng ta những món quà nhiệm màu của sự sống. Chúng ta hãy tìm hiểu, cảm nhận và chia sẻ những món quà thú vị từ cuộc sống.

Video liên quan

Chủ Đề