Tại sao cơ sở lưu trú được xem là một xã hội thu nhỏ

Việc khách sạn phải làm khi có khách đến lưu trú là gì? Nếu không thực hiện thì có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?

Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Phải tuân thủ quy định phát luật hiện hành về giấy phép an ninh trật tự, giấy phép phòng cháy chữa cháy, các điều kiện về giấy phép môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt khi đi vào hoạt động, mỗi ngày khách sạn, nhà nghỉ phải thông báo lưu trú với cơ quan chức năng theo quy định khi có người đến lưu trú để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính.

Hãy cùng ISOHA tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết sau đây nhé!

1. Các quy định pháp luật trong kinh doanh Khách sạn, nhà nghỉ

  • Nghị định 96/2016/NĐ-CP: Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  • Thông tư 42/2017/TT-BCA: Quy định chi tiết một số điều của nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Khách sạn phải làm gì khi có khách đến lưu trú?

2. Những việc khách sạn phải làm khi có khách đến lưu trú

Khách sạn phải ban hành nội quy và quy định về công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy. Và luôn niêm yết các nội quy, quy định này tại nơi mà tất cả mọi người đều dễ thấy, dễ đọc.

Theo Điều 44 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP, những việc khách sạn phải làm khi có khách đến lưu trú được quy định như sau:

  • Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách đến lưu trú. [Gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy CMND; Thẻ CCCD; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú [đối với người nước ngoài]; hoặc các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp.

➱ Khi khách lưu trú không có một trong các giấy tờ tùy thân trên ==> Sau khi bố trí cho khách vào phòng nghỉ thì phải thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn được biết về trường hợp này.

  • Phải ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý. Hoặc nhập đầy đủ thông tin vào máy tính trước khi cho khách vào phòng nghỉ.
  • Phải thực hiện khai báo cho cơ quan chức năng. Khách nghỉ qua đêm hoặc nghỉ theo giờ. Phải thực hiện khai báo trước 23 giờ trong ngày. Trường hợp khách đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo trước 08 giờ sáng ngày hôm sau.

Đối với khách lưu trú là người Việt Nam:

+ Phải thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi quản lý địa bàn.

+ Nếu khách sạn đã kết nối mạng Internet với cơ quan Công an thì việc thông báo thực hiện qua mạng Internet. Và ngược lại, nếu khách sạn chưa kết nối mạng Internet thì thông báo trực tiếp tại cơ quan Công an hoặc thông báo qua điện thoại.

Đối với khách là người nước ngoài: 

+ Phải khai báo tạm trú đối với khách lưu trú.

+ Khai báo theo mẫu Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến cơ quan Công an.

  • Kiểm tra và quản lý giấy tờ tùy thân của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ. Ghi đầy đủ thông tin vào sổ và trả lại giấy tờ tùy thân khi họ ra khỏi khách sạn.
  • Lưu trữ thông tin của khách lưu trú và thông tin của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ trong thời hạn ít nhất 36 tháng.
  • Trường hợp khách mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, phải yêu cầu xuất trình giấy phép sử dụng do cơ quan Công an hoặc Quân đội cấp. Nếu khách không xuất trình giấy phép sử dụng phải báo ngay cho cơ quan Công an.

3. Mức phạt khi khách sạn vi phạm các quy định về lưu trú

Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt cho khách sạn, nhà nghỉ vi phạm các quy định về lưu trú cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 500.000 đ – 1.000.000 đồng:

Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú.

  • Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng:

Kinh doanh lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 – 03 người lưu trú.

  • Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng:

Kinh doanh lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 04 – 08 người lưu trú.

  • Phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng:

+ Kinh doanh lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 09 người lưu trú trở lên.

+ Hành vi cản trở, không chấp hành việc kiểm tra thường trú, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

  • Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng:

Lập sổ quản lý, lưu trữ số liệu, tình hình hoạt động kinh doanh không đúng hoặc không đầy đủ theo quy định của Bộ Công an.

  • Phạt tiền từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng:

Không thực hiện đầy đủ quy trình kiểm tra, lưu trữ thông tin của khách đến lưu trú, người đến thăm khách lưu trú theo quy định của pháp luật.

  • Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng: 

+ Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn không thực hiện nối mạng internet. Hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài.

+ Cơ sở lưu trú cho người nước ngoài tạm trú qua đêm nhưng không khai báo tạm trú. Hoặc không cập nhật thông tin khai báo tạm trú theo quy định. Người nước ngoài không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật cho cơ sở lưu trú để thực hiện khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật.

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng:

Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý khách sạn để xảy ra hoạt động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực, phương tiện do mình quản lý.

Trên đây là thông tin những việc khách sạn phải làm khi có khách đến lưu trú và mức phạt khi xảy ra vi phạm. ISOHA mong rằng bài viết trên sẽ giải đáp được những vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải. Đồng thời sẽ thực hiện đúng quy định để tránh trường hợp bị phạt không đáng có!

ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép

Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi

Dịch vụ lưu trú trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ ngành Nhà hàng – Khách sạn [NHKS] ngày càng được sử dụng rộng rãi. Vậy Dịch vụ lưu trú là gì? và Hometel, Motel, Hostel, Bungalow, Homestay, Condotel thì loại hình lưu trú phổ biến hiện nay. Sự khác biệt trong kiến trúc, dịch vụ cung cấp, trải nghiệm… ở từng loại hình giúp du khách dễ dàng lựa chọn nơi nghỉ dưỡng phù hợp với nhu cầu. Ngay bây giờ, hãy cùng Chefjob.vn khám phá các hình thức lưu trú này nhé.

Khi du lịch, bạn thích ở nơi như thế nào? – Ảnh: Internet

Dịch vụ lưu trú là gì?

Dịch vụ lưu trú là hình thức kinh doanh dựa trên việc cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch hoặc dài hạn đối với sinh viên, người lao động. Tùy vào mục đích, thời gian lưu trú cũng như quy mô mà cơ sở kinh doanh có thể cung cấp thêm các dịch vụ tiện ích đi kèm như nhà hàng, phương tiện vui chơi giải trí…

Các loại hình Dịch vụ lưu trú phổ biến hiện nay

Hotel là gì?

Hotel là khách sạn, sở hữu công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều tầng, mỗi tầng lại tích hợp nhiều phòng ngủ với trang thiết bị và đồ dùng tiện nghi nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách. Hotel được phân cấp từ 1 sao đến 5 sao dựa trên các tiêu chuẩn nhất định mà thông dụng nhất hiện nay chính là tiêu chuẩn VTOS. Và ở mỗi Hotel lại được chia ra thành nhiều loại phòng khác nhau: Executive, Twin, Dorm, Triple… để du khách lựa chọn.

Số phòng của Hotel dao động từ vài chục, vài trăm và có thể lên đến hàng nghìn phòng [tùy theo hạng sao của khách sạn]. Hotel thường được xây dựng tại các trung tâm thành phố, trọng điểm du lịch để đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch.

Motel là gì?

Motel là khái niệm được ghép từ 2 chữ Motor và Hotel thành Motel. Motel có kết cấu khá đơn giản, quy mô nhỏ, nằm cạnh các đường quốc lộ dành cho những khách vãng lai dọc đường cần chỗ nghỉ ngơi tạm thời qua đêm. Thông thường một Motel sẽ có 10 – 20 phòng ngủ và có chung khu vực để xe ô tô, motor, xe máy… ngay trước cửa. Motel chủ yếu phục vụ khách lưu trú ngắn hạn, khách thường đến khi tối muộn và rời đi khá sớm vào sáng hôm sau.

Khái niệm Motel xuất hiện lần đầu vào năm 1950 bởi người sáng lập ra tập đoàn Holiday Inn – Kemmons Wilson. Trong một chuyến đi nghỉ dưỡng, ông thấy rằng các nhà nghỉ dọc đường đi có quy mô quá nhỏ, giá lại đắt mà chất lượng phục vụ không tốt trong khi chính phủ Mỹ đang thực chính sách mở rộng xa lộ liên tiểu bang, Kemmons Wilson lập tức nắm bắt cơ hội này, cùng với một số nhà đầu tư khác mở một loạt các Motel ven xa lộ với 2 tiêu chí tiện nghi và giá cả phải chăng.

Chỉ trong vòng 10 năm, đã có đến 1.000 Motel mọc lên khắp nước Mỹ và dần lan sang nhiều quốc gia khác trên thế giới. Motel cũng theo đó trở thành một thuật ngữ quen thuộc, một loại hình lưu trú phổ biến được nhiều người lựa chọn.

Motel được khách du lịch yêu thích bởi tiện ích và chi phí phù hợp – Ảnh: Internet

Hostel là gì?

Hostel là nhà nghỉ giá rẻ, thường dành cho dân du lịch bụi, loại hình lưu trú này cực kỳ phổ biến tại châu Âu. Hostel có giường nhiều tầng, tương tự như phòng ở ký túc xá dành cho sinh viên. Tại hostel, người ta chia làm nhiều kiểu phòng bao gồm phòng 4 giường, 6 giường, 10 giường. Khách tới ở hostel thường không biệt giới tính mà tương đối cởi mở trong vấn đề này, nam nữ có thể sinh hoạt trong một phòng, ở mỗi giường – nơi cần sự riêng tư sẽ có rèm che lại.

Ở Việt Nam, để phù hợp với văn hóa bản địa, nhiều hostel chia phòng theo giới tính, thậm chí có những hostel chỉ dành cho cặp đôi.

Homestay là gì?

Homestay là một loại hình “du lịch xanh” thích hợp với những ai yêu thích khám phá, trải nghiệm văn hóa tại các vùng đất mới. Du lịch Homestay nghĩa là gì? Du lịch Homestay nghĩa là thay vì ngủ ở nhà nghỉ, khách sạn, bạn sẽ ở tại nhà dân và trở thành một thành viên trong gia đình họ, ăn uống, sinh hoạt chung với người dân để bạn có cái nhìn gần gũi và thực tế hơn về đời sống, văn hóa của nơi mà mình đang đặt chân đến.

Homestay giúp du khách được hòa mình, trải nghiệm chân thực đời sống sinh hoạt, văn hóa của một vùng đất. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn cụ thể hơn, chính xác hơn và thực tế hơn. Đây cũng là cơ hội bạn được tìm hiểu, nói chuyện về ẩm thực, văn hóa với người dân bản địa, được họ cởi mở kể cho nghe về nhiều câu chuyện xã hội, những phong tục tập quán dân gian…

Condotel là gì?

Condotel viết tắt của từ Condominium và Hotel, được hiểu là Căn hộ khách sạn, đem đến những lợi ích kép cho người sử dụng lẫn nhà đầu tư. Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng trong thời gian tới, Condotel sẽ trở thành lựa chọn xu hướng của du khách. Condotel sở hữu kiến trúc, trang thiết bị khép kín tương tự như một căn hộ gia đình, bao gồm: Phòng khách, phòng ngủ, bếp, phòng tắm…

Tất nhiên, Condotel cũng có cả các tiện ích dịch vụ như khách sạn: Hồ bơi, nhà hàng, bar, phòng tập thể dục thể thao, spa… nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách nghỉ dưỡng.

Hometel là gì?

Hometel còn được viết bằng Home-tel, đây là một mô hình căn hộ khách sạn, kết hợp từ Home [nhà ở] và Hotel [khách sạn]. Tích hợp đầy đủ các trang thiết bị, dịch vụ đạt tiêu chuẩn chất lượng 5 sao cao cấp, Hometel vừa có thể sử dụng để ở lâu dài như căn hộ vừa mang đến không gian nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách.

Bungalow là gì?

Bungalow được biết đến là kiểu nhà một tầng, sở hữu kiến trúc độc đáo nằm riêng biệt, diện tích nhỏ, có kết cấu khá đơn giản. Chúng bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XVII tại Ấn Độ với mục đích ban đầu dùng để làm nơi cư trú cho thủy thủ đề từ Anh quốc. Dần dà, bungalow trở thành loại nhà dành cho những gia đình 1 thế hệ thuộc tầng lớp lao động bình dân ở Ấn Độ.

Thời gian sau đó, bungalow trở nên phổ biến ở các nước Bắc Mỹ, Anh và nhanh chóng lan sang nhiều nước châu Á lẫn châu Phi. Chúng được xây dựng với diện tích lớn hơn cho cả gia đình nhiều người. Ngày nay, bungalow trở thành điểm lưu trú yêu thích của khách du lịch và là thế mạnh ở các khu nghỉ dưỡng.

Bungalow nằm tại các vị trí đẹp giúp du khách có những trải nghiệm đáng nhớ – Ảnh: Internet

Boutique Hotel là gì?

Boutique Hotel là những khách sạn dạng nhỏ, quy mô không nhiều hơn hơn 100 phòng và không ít hơn 10 phòng. Khác với khách sạn có sự đồng nhất về cách thiết kế phòng ốc, Boutique Hotel có phong cách trang trí nổi bật, trẻ trung và đậm chất nghệ thuật, mỗi phòng Boutique Hotel là một phong cách, không trùng lặp, thường thiên về xu hướng cổ điển, thanh lịch và sang trọng.

Thuật ngữ Boutique Hotel được cho là xuất hiện vào khoảng năm 1984 khi Steve Rubell ví khách sạn Morgans như một Boutique [một dạng cửa hàng nhỏ kinh doanh thời trang]. Dần dần, Boutique Hotel trở nên phổ biến tại nhiều thành phố lớn như Paris, London, New York, San Francisco… và trở thành một loại hình lưu trú rất được ưa chuộng. Tại Việt Nam, Boutique Hotel chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây dưới sự tác động mạnh mẽ của ngành Nhà hàng – Khách sạn.

Villa

Villa là loại biệt thự du lịch phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của khách, đồng thời cung cấp trang thiết bị, dịch vụ tiện ích tự phục vụ cho khách trong thời gian lưu trú. Những khu villa có từ 3 căn hộ villa trở lên được gọi là cụm biệt thự du lịch.

Tourist village

Tourist village bao gồm nhiều căn hộ, biệt thự, bungalow, bãi cắm trại… ở khu vực có tài nguyên du lịch hoặc cảnh quan thiên nhiên đặc sắc. Trong làng du lịch, bạn còn có thể sử dụng các dịch vụ tại nhà hàng, cửa hàng mua sắm, phương tiện vui chơi giải trí…

Tourist camping

Bãi cắm trại dành cho khách du lịch thường được xây dựng trên khoảng đất được quy hoạch, có cảnh sắc đẹp, kết cấu hạ tầng phù hợp, an toàn. Qua đó, chủ doanh nghiệp cần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cùng dịch vụ đi kèm để phục vụ nhu cầu cắm trại của khách.

Serviced apartment

Căn hộ du lịch được trang bị đầy đủ vật dụng, thiết bị tiện nghi mà khách du lịch có thể tự phục vụ trong thời gian ở đây. Tập hợp 10 căn hộ du lịch trở lên được gọi là khu căn hộ du lịch.

Tourist guest house

Nhà nghỉ du lịch không có quy mô và các tiêu chí đánh giá quan trọng đạt tiêu chuẩn như khách sạn nhưng cũng được cung cấp các trang thiết bị, tiện nghi cần thiết.

Nhận diện 4 đối tượng lưu trú phổ biến

Khách đi giải trí, mua sắm: Đối tượng này thường mang trang phục hàng hiệu, hợp thời trang. Khách hỏi về địa chỉ mua sắm hoặc mang theo nhiều túi để dành cho nhu cầu mua sắm. Thời gian lưu trú trung bình của đối tượng này khoảng 3 – 4 ngày.

Khách đi công tác: Đối tượng này thường có đặc điểm nhận diện như sau:

  • Đọc báo, báo cáo, tạp chí kinh doanh… trong lúc chờ.
  • Mặc đồ chỉnh tề, vest, mang laptop, sử dụng máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh.
  • Đến khách sạn vào khoảng trưa và tối, rời khách sạn tầm sáng sớm mỗi ngày.
  • Có lịch trình bay đến các thành phố trọng điểm về kinh doanh.
  • Thời gian lưu trú khoảng 1 – 3 ngày.

Khách tận hưởng tuần trăng mật: Khách đi theo cặp, mặc đồ đôi, thời gian lưu trú trung bình 1 – 2 ngày và thường là điểm dừng chân cho điểm du lịch tiếp theo. Khách đặt phòng từ rất sớm, yêu cầu đặc biệt khi sắp xếp tiện nghi trong phòng.

Khách gia đình: Khách lưu trú kiểu gia đình rất dễ nhận ra vì họ thường đi du lịch cùng trẻ em, người già, vợ/ chồng… Thời gian lưu trú khoảng 4 – 5 ngày và phần lớn đặt phòng qua công ty lữ hành. Vì có trẻ em đi cùng nên khách cần biết về dịch vụ trông trẻ của khách sạn, thực đơn cũng như hoạt động vui chơi cho trẻ em, thông tin các điểm tham quan trong khu vực.

Bên cạnh các địa điểm vui chơi thì nơi lưu trú là điều mà khách du lịch cực kỳ lưu tâm trên hành trình nghỉ dưỡng, khám phá thế giới đó đây của mình. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã biết rõ về các loại hình lưu trú phổ biến khi đi du lịch như: Hometel, Motel, Hostel, Bungalow, Homestay, Condotel là gì để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất, giúp chuyến đi trở nên hoàn hảo hơn. Hãy truy cập //chefjob.vn/danh-muc-viec-lam để tìm những việc làm ở các hotel, villa, Bungalow hay homestay nhé

Video liên quan

Chủ Đề