Bản nhận xét đánh giá cán bộ năm 2023

Các đơn vị sự nghiệp công lập phải giảm chi thường xuyên từ 2-3% trong năm 2023.

Thông tư 47/2022/TT-BTC quy định rõ về xây dựng dự toán chi thường xuyên. Theo đó, dự toán chi hoạt động năm 2023 nguồn NSNN của các đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng trên cơ sở các mục tiêu về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 và quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP. Trong đó:

Không xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN hỗ trợ cho các dịch vụ sự nghiệp công đã hoàn thành lộ trình giá, phí từ năm 2022 trở về trước hoặc dự kiến hoàn thành trong năm 2023.

Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương xây dựng dự toán chi NSNN năm 2023 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2022, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN tương ứng mức giảm chi thường xuyên từ ngân sách.

Các đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2022 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN đảm bảo.

Chi các hoạt động kinh tế

Theo Thông tư, chi các hoạt động kinh tế từ nguồn phí sử dụng đường bộ, căn cứ các tiêu chí phân bổ kinh phí theo phê duyệt của cấp thẩm quyền, Bộ Giao thông vận tải đề xuất phương án phân bổ kinh phí cho các địa phương, gửi Bộ Tài chính cùng thời điểm đề xuất dự toán kinh phí NSNN năm 2023, kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2023-2025 của Bộ Giao thông vận tải.

Căn cứ số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông do ngành Công an thực hiện năm 2021, Bộ Công an đề xuất cụ thể tỷ lệ [%] phân chia giữa NSTW và NSĐP và nguyên tắc, tiêu chí phân bổ số bổ sung có mục tiêu [kèm thuyết minh chi tiết], tổng hợp cùng báo cáo dự toán NSNN năm 2023, kế hoạch 3 năm 2023-2025 trình Chính phủ, trình các cấp thẩm quyền theo quy định.

Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể làm rõ: Số biên chế được giao năm 2023 [nếu có], trường hợp chưa được giao biên chế thì tiếp tục thực hiện giảm biên chế đối với các trường hợp đến hết năm 2022 chưa thực hiện được mục tiêu tại Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị hoặc theo biên chế năm 2022 đối với các trường hợp đã đạt mục tiêu tại Nghị quyết số 39-NQ/TW, trong đó làm rõ số biên chế thực có mặt đến thời điểm 01/7/2022, số biên chế chưa tuyển theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 nêu trên.

Đồng thời xác định Quỹ lương ngạch bậc, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo chế độ quy định theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng [tính đủ 12 tháng] do NSNN đảm bảo: [i] Quỹ tiền lương theo chỉ tiêu biên chế được giao năm 2023 [trường hợp chưa được giao biên chế năm 2023, xác định theo biên chế được giao năm 2022]; [ii] Giảm quỹ tiền lương đối với các trường hợp phải tiếp tục tinh giản biên chế. 

Bên cạnh đó, thuyết minh cơ sở xây dựng dự toán các khoản chi đặc thù [cơ sở pháp lý, nội dung chi, mức chi, các nội dung liên quan khác] năm 2023 trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/9/2022.

Khánh Linh


Thủ tục đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ

1. Các mức đánh giá xếp loại cán bộ

Theo khoản 3 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ được xếp loại chất lượng theo các mức như sau:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Hoàn thành nhiệm vụ;

- Không hoàn thành nhiệm vụ.

Xem thêm: Tiêu chí đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ

2. Thủ tục đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ

Theo Điều 17 Nghị định 90/2020/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục đánh giá xếp loại cán bộ được thực hiện theo các bước sau đây:

- Bước 1: Cán bộ tự đánh giá, xếp loại chất lượng

Cán bộ làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định.

Mẫu báo cáo tự đánh giá của cán bộ

- Bước 2: Nhận xét, đánh giá cán bộ

+ Tổ chức cuộc họp tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức nơi cán bộ công tác để nhận xét, đánh giá đối với cán bộ. Cán bộ trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

+ Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ quyết định việc lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp của cán bộ được đánh giá.

- Bước 3: Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cùng cấp nơi cán bộ công tác.

- Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ

+ Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan quản lý cán bộ tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và tài liệu liên quan [nếu có], đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với cán bộ.

+ Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ.

- Bước 5: Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ

Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thông báo bằng văn bản cho cán bộ và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.

3. Nội dung đánh giá xếp loại cán bộ

Theo Điều 28 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì cán bộ được đánh giá theo các nội dung sau đây:

- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

- Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

- Tinh thần trách nhiệm trong công tác;

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

4. Xử lý cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ

Theo khoản 2, 3 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:

- Kết quả xếp loại chất lượng cán bộ được lưu vào hồ sơ cán bộ, thông báo đến cán bộ được đánh giá và công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác.

- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đối với cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

>>> Xem thêm: Thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức năm học 2021-2022 như thế nào?

Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ năm 2022? Trình tự, thủ tục đánh giá xếp loại hằng năm đối với cán bộ như thế nào?

Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ra sao theo quy định hiện hành? Chất lượng cán bộ ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là như thế nào?

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Chủ Đề