Bản nhận xét đánh giá cán bô năm 2024
Mẫu nhận xét đánh giá cán bộ là gì? Mẫu nhận xét đán giá cán bộ gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé. Show Hàng năm, các cán bộ, lãnh đạo trong các đơn vị, cơ quan, tổ chức,… sẽ làm một bản nhận xét, đánh giá cán bộ, lãnh đạo. Việc làm bản nhận xét, đánh giá này nhằm mục đích để tự mỗi cán bộ, lãnh đạo tự nhìn nhận lại bản thân để đánh giá nhận xét cá nhân một cách toàn diện và cụ thể các nội dung liên quan về công tác, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực bản thân và kết quả công việc,… Vậy nội dung của một bản nhận xét đánh giá cán bộ, lãnh đạo gồm những nội dung gì? Làm sao để soạn thảo một bản nhận xét đánh giá cán bộ, lãnh đạo vừa đầy đủ nội dung vừa rõ ràng, khách quan. 1. Định nghĩa mẫu nhận xét đánh giá cán bộMẫu nhận xét đánh giá cán bộ là mẫu được dùng cho Bí thư nhận xét, đánh giá cán bộ thuộc diện cấp ủy, quản lý. Mẫu nêu rõ thông tin lý lịch của cán bộ được nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, triển vọng của đảng viên. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu nhận xét đánh giá cán bộ tại đây. 2. Mẫu bảng nhận xét đánh giá cán bộ mới nhấtCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …………., ngày …… tháng……. năm……… BẢN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ NĂM……….. Họ và tên: …… Ngày, tháng, năm sinh: …. Nguyên quán: …. Hộ khẩu thường trú: …. Chức vụ: … Đơn vị công tác: …. Ngạch, bậc lương: …..
STT Nội dung, tiêu chíThang điểm (3) Cá nhân tự chấm 1.Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước:a)Nêu rõ bản thân và gia đình trong việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.b)Bản thân cán bộ trong việc chủ động và gương mẫu chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình trong việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.2.Giữ gìn phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong và lề lối làm việc:a)Nêu rõ bản thân trong việc thực hiện những điều cán bộ không được làm; Mối quan hệ trong gia đình và đối với quần chúng.b)Bản thân trong việc thực hiện tinh thần tự phê bình và phê bình đối với Đảng viên và quần chúng tại đơn vị (nếu là Đảng viên). Không tham nhũng, tiêu cực; tích cực phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Không để vợ (chồng), con, người thân lợi dụng chức vụ của mình để thu vén lợi ích cá nhân. Có lối sống, sinh hoạt lành mạnh, giản dị, trung thực; tác phong lịch sự, văn minh; tinh thần đoàn kết nội bộ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng tập thể vững mạnh. Tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng vào lĩnh vực, công việc được phân công phụ trách.3.Tinh thần trách nhiệm trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ và thái độ phục vụ nhân dân:a)Tinh thần trách nhiệm trong công tác và việc thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế cơ quan, thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên.b)Mối quan hệ, phối hợp trong công tác giữa cán bộ trong cơ quan và với các đơn vị khác trên tinh thần hợp tác và chấp hành đúng quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị và quy định của pháp luật.c)Thái độ lịch sự, hòa nhã đúng mực, tận tình phục vụ, lắng nghe ý kiến của tổ chức và công dân, giải quyết hồ sơ đúng quy định, không gây phiền hà, khó khăn cho người đề nghị giải quyết.4.Kết quả công tác:a) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao, đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định. Cụ thể: – Những công việc thực hiện trong năm. Những việc đã giải quyết đúng hạn; những việc giải quyết còn chậm, gặp khó khăn hoặc chưa giải quyết. – Những văn bản, kế hoạch, công trình, đề án, đề tài đã chủ trì soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo (nếu có). – Những đề xuất, sáng kiến được chấp nhận, thực hiện. – Giải quyết các kiến nghị của cơ sở, người dân, cán bộ, cơ quan, đơn vị đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng, tính linh hoạt khi đề xuất giải quyết. – Đảm bảo đúng số ngày làm việc trong năm (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày phép, ngày đi công tác, ngày nghỉ theo chế độ quy định của pháp luật có liên quan đến cán bộ), đi công tác cơ sở (phát hiện những vấn đề phát sinh hoặc tồn tại, báo cáo đề xuất giải quyết). b)Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: thể hiện ở khối lượng, chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc được giao; tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị… phục vụ công tác tốt hơn. II. TỰ PHÂN LOẠI CÁN BỘ 1. Tự chấm điểm theo từng nội dung: STT Nội dung, tiêu chí phân loạiThang điểm (4) Cá nhân tự chấm 1Lập trường, quan điểm, tư tưởng chính trị; việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành Điều lệ, quy chế, quy định của Đảng2Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc3Tinh thần trách nhiệm trong công tác; tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân4Việc chấp hành sự phân công của tổ chức; việc tự phê bình và phê bình, đoàn kết nội bộ, sự phối hợp với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ5Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ thể hiện qua khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả công việc phụ trách6Mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm và kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao phụ trách, quản lý7Tinh thần trách nhiệm trong công tác thể hiện ở việc chỉ đạo để tham mưu cấp có thẩm quyền giải quyết các công việc được phân công phụ trách; thời gian, chất lượng, hiệu quả trong công tác tham mưu, đề xuất đối với cấp trên về lĩnh vực phụ trách. Có sáng kiến và việc áp dụng kinh nghiệm công tác vào trong thực tiễn giải quyết công việc được giao8Tinh thần tự nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ, năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu vị trí công tác, nhiệm vụ được giaoTổng cộng: 2. Tự xếp loại: Mức xếp loại (5)Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụHoàn thành tốt nhiệm vụHoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lựcKhông hoàn thành nhiệm vụCá nhân tự xếp loại (Đánh dấu (X) vào ô chọn) …………., ngày …… tháng……. năm……… Người tự nhận xét (Ký và ghi rõ họ tên) III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ: ………….. IV. KẾT QUẢ TỔNG HỢP ĐỂ XẾP LOẠI CÁN BỘ (6): STT Nội dungĐiểm chấm Ghi chú 1Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước2Giữ gìn phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong và lề lối làm việc3Tinh thần trách nhiệm trong công tác; thái độ phục vụ nhân dân4Việc chấp hành sự phân công của tổ chức; việc phê bình và tự phê bình5Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao Kết luận: …………., ngày …… tháng……. năm……… Thủ trưởng trực tiếp đánh giá (Ký và ghi rõ họ tên) Chú thích: (1) Tên đơn vị (2) Tên đơn vị trực thuộc (3) Đơn vị quy định thang điểm để đánh giá (4) Đơn vị quy định thang điểm để đánh giá (5) Dựa vào tổng số điểm tự chấm, cán bộ tự xếp loại theo các mức được quy định của đơn vị (6) Phần này do Thủ trưởng quản lý trực tiếp ghi 3. Mẫu nhận xét đánh giá cán bộViệc đánh giá cán bộ, Đảng viên sẽ giúp các cá nhân được đánh giá nhìn nhận lại toàn bộ những ưu, nhược điểm của bản thân để có được những phấn đấu trong thời gian tới, trong đó, mẫu nhận xét đánh giá cán bộ sẽ được sử dụng nhằm đánh giá toàn bộ các mặt liên quan đến chính trị, đạo đức, lối sống của từng cán bộ. Tương tự mẫu nhận xét, đánh giá cán bộ là bản nhận xét cá nhân là biểu mẫu do chính các cá nhân lập ra để tự nhận xét về năng lực cũng như kết quả làm việc của mình tại các công ty, doanh nghiệp, bản nhận xét cá nhân cần nhận xét về ưu điểm, nhược điểm một cách khách quan nhất qua đó đưa ra xếp loại bản thân sao cho phù hợp nhất. Mẫu nhận xét, đánh giá cán bộ có thông tin đầy đủ của cán bộ, Đảng viên được nhận xét (tên, ngày sinh, quê quán, ngày vào Đảng, ngày chính thức, trình độ chuyên môn, tóm tắt quá trình công tác,...), đưa ra những nhận xét về ưu, khuyết điểm, triển vọng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác, tóm tắt toàn bộ những ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu của cán bộ, Đảng viên được nhận xét. Các tổ chức Đảng, đơn vị có thể sử dụng mẫu nhận xét, đánh giá cán bộ để đánh giá Đảng viên, Cán bộ trong tổ chức, đơn vị của mình. Bên cạnh mẫu bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ, công viên chức thì mẫu nhận xét, đánh giá cán bộ sẽ đưa ra được những đánh giá khác quan để mỗi Đảng viên có thể tự nhìn nhận đa chiều về bản thân. Các nội dung có trong mẫu nhận xét, đánh giá cán bộ phải khách quan, trung thực, công bằng. Còn đối với các công ty, doanh nghiệp thì không thể thiếu bảng nhận xét nhân viên được sử dụng để nhận xét về thái độ làm việc, kết quả công việc của nhân viên một cách chi tiết, rõ ràng với nhiều chi tiết cụ thể. Có rất nhiều trường hợp cần sử dụng đến bảng nhận xét nhân viên như xét tăng lương, khen thưởng, tổng kết cuối kỳ, cuối năm... Nội dung mẫu nhận xét đánh giá cán bộ: HUYỆN ỦY ĐẢNG BỘ ........................ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.............., ngày....tháng....năm..... NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ thuộc diện cấp ủy, quản lý ------
- Họ tên: ....................................................................................................................... - Ngày, tháng, năm sinh: ................................................................................................ - Quê quán: ................................................................................................................... - Ngày vào đảng: ............................................ Ngày chính thức: .................................... - Trình độ chuyên môn: ....................... Chính trị: ......................... Ngoại ngữ: ................. - Tóm tắt quá trình công tác: .......................................................................................... + Tháng ........................................................................................................................ + Tháng ........................................................................................................................ II. Nhận xét ưu khuyết điểm, triển vọng. 1. Về phẩm chất chính trị - Có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, giữ vững phẩm chất của người đảng viên, chấp hành nghiêm cương lĩnh của Đảng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. - Luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất trong tập thể của cơ quan, giữ vững nguyên tắc tập chung dân chủ. 2. Về đạo đức lối sống - Luôn rèn luyện giữ gìn phẩm chất đạo đức, có lối sống trong sáng, giản dị, trung thực không cơ hội, luôn nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình. - Giữ mối quan hệ mật thiết với nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Bản thân và gia đình luôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gia đình được công nhận là gia đình văn hóa. Thực hiện tốt quy định đối với cán bộ công chức trong cơ quan 3. Về năng lực công tác - Trên cương vị.......................đồng chí luôn chủ động công việc và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác xét xử, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. - Khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - Tích cực tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. Hằng năm đều được xếp loại đảng viên ..............., xếp loại cán bộ lãnh đạo, công chức hoàn thành xuất sắc. 4. Tóm tắt ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mạnh yếu - Có phẩm chất đạo đức, chính trị trong săng, lối sống giản dị, mẫu mực, tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng, giữ mối đoàn kết trong Đảng, thực hiện nghiêm kỷ luật Đảng, luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, được đồng chí và nhân dân tín nhiệm |