Bằng lý luận giá trị hãy giải thích vì sao trên thị trường giá cả của vàng đắt hơn sắt

Theo nhiều chuyên gia, giá vàng trong nước đã có sự chênh lệch so với giá vàng thế giới từ nhiều năm trước đây, tuy nhiên, mức chênh lệch này thường không quá 10% nếu quy đổi theo tỷ giá ngân hàng.

Lấy ví dụ thời điểm cuối tháng 7-2020, khi giá vàng thế giới biến động mạnh, mỗi lượng vàng SJC cao hơn giá vàng thế giới từ 1 triệu đến 2,5 triệu đồng một lượng.

Đến tháng 8-2020, thời điểm giá vàng trong nước đạt đỉnh, mức vênh giữa hai thị trường cũng chỉ lên tới 4 triệu đến 4,5 triệu đồng một lượng.

Bằng lý luận giá trị hãy giải thích vì sao trên thị trường giá cả của vàng đắt hơn sắt
Bằng lý luận giá trị hãy giải thích vì sao trên thị trường giá cả của vàng đắt hơn sắt
Bằng lý luận giá trị hãy giải thích vì sao trên thị trường giá cả của vàng đắt hơn sắt
Bằng lý luận giá trị hãy giải thích vì sao trên thị trường giá cả của vàng đắt hơn sắt
Bằng lý luận giá trị hãy giải thích vì sao trên thị trường giá cả của vàng đắt hơn sắt
Người dân mua, bán vàng tại cửa hàng. Ảnh minh họa: TTXVN.

Tuy nhiên, trong vòng một năm trở lại đây, giá vàng trong nước có một số thời điểm cao hơn từ 15 đến 18% so với thế giới, mức chưa từng có trong nhiều năm gần đây.

Giới đầu tư còn tỏ ra bất ngờ trước sự tăng giá “không kiểm soát” của vàng miếng SJC khi nhu cầu trong nước giảm, người mua vàng ít, thậm chí thị trường vừa trải qua đợt giãn cách xã hội do dịch Covid-19 khiến các tiệm vàng phải đóng cửa dài ngày.

Ngay trong tuần trước, khi giá vàng SJC vượt ngưỡng 62 triệu đồng/ lượng, gần với đỉnh cũ đã lập được, không khí mua bán vàng tại các thành phố lớn trong đó có Hà Nội vẫn diễn ra vô cùng ảm đạm. Thời điểm này, giá vàng SJC đạt mức cao hơn tới 10 - 11 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới-mức chênh lệch kỷ lục.

Lý giải cho việc giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, nguyên nhân đến từ việc Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ năm 2012.

Theo nghị định này, vàng miếng do Nhà nước độc quyền sản xuất; Ngân hàng Nhà nước là đơn vị được Chính phủ giao cho tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng. Từ thời điểm thực hiện nghị định này, các giấy phép được cấp để sản xuất vàng miếng, cả giấy phép được cấp cho công ty SJC đã không còn hiệu lực.

Tuy nhiên do vàng miếng SJC là thương hiệu có uy tín, chất lượng, chiếm tới 95% thị trường vàng miếng, đồng thời để tiết kiệm chi phí sản xuất và tránh xáo trộn cho hoạt động kinh doanh sản xuất vàng, Ngân hàng Nhà nước đã chọn vàng miếng SJC làm thương hiệu vàng miếng quốc gia. Điều này khiến giá vàng miếng SJC luôn có giá trị hơn các loại vàng khác. Trong các giao dịch vàng, người dân cũng có tâm lý ưa chuộng giao dịch bằng vàng miếng SJC hơn các loại vàng khác.

Nghị định số 24 cũng quy định chỉ có Nhà nước mới được xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. Điều 14 nghị định nêu rõ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Từ những lý do này đã đẩy giá vàng trong nước, đặc biệt là giá vàng miếng SJCluôn cao hơn giá vàng thế giới.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới càng lớn sẽ khiến người mua chịu thiệt thòi nhiều nhất do họ không dám bỏ tiền đầu tư vàng vào thời điểm này. Vì vậy, rất cần có giải pháp để làm cho giá vàng trong nước liên thông, tiệm cận với quốc tế.

HẢI YẾN

Giá vàng trong nước lâu nay vẫn cao hơn so với thế giới nhưng mức chênh này thường không quá 10% nếu quy đổi theo tỷ giá ngân hàng. Như thời điểm cuối tháng 7/2020, khi giá thế giới biến động mạnh, mỗi lượng SJC cũng chỉ cao hơn giá quốc tế 1-2,5 triệu đồng một lượng. Đến tháng 8/2020, mức vênh giữa hai thị trường lên 4-4,5 triệu đồng một lượng.

Tuy nhiên, trong vòng một năm trở lại đây, giá vàng trong nước có một số thời điểm cao hơn 15-18% so với thế giới, là mức chưa từng có trong nhiều năm gần đây.

Theo đó, ngày 10/8, giá vàng thế giới rớt hơn 30 USD còn giá trong nước lại tăng nhẹ vài chục nghìn đồng một lượng khiến chênh lệch được nới lên mức kỷ lục gần 9 triệu đồng.

Đến cuối ngày 26/8, giá vàng miếng trong nước bán ra ở mức 57,6 triệu đồng, mức vênh có giảm xuống nhưng vẫn cao hơn 8 triệu đồng (16%) so với giá vàng thế giới.

Lý giải thực trạng trên, ông Huỳnh Trung Khánh, cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, Singapore và Indonesia kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng (VGTA) chia sẻ, vàng là hàng hoá doanh nghiệp trong nước không tự sản xuất được nên phải nhập khẩu. Bởi vậy, giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới do chịu thêm các chi phí khác như phí vận tải, bảo hiểm...

Tuy nhiên, mức chênh lệch ngày càng được nới rộng theo ông Khánh xuất phát từ việc nguồn cung chế tác vàng nữ trang hạn chế.

Theo Phó chủ tịch VGTA, nếu vàng được nhập khẩu chính thức, giá trong nước chỉ cao hơn 1% so với thế giới. Theo thông lệ quốc tế, cứ nước nào có giá vàng chênh lệch 2-3% là có hiện tượng nhập lậu, đặc biệt những nước đánh thuế nặng. "Vàng giống như nước, chảy vào chỗ trũng", ông nói.

Từ năm 2012 đến nay theo Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước không cấm nhập vàng nguyên liệu nhưng Ngân hàng Nhà nước quản lý, khi nào cần thiết mới nhập để chế tác nữ trang. Việc này nhằm kiểm soát nhập khẩu vàng, tránh tình trạng "vàng hóa" trong nền kinh tế. Tuy nhiên, ông Khánh cho biết, trong gần 10 năm nay, Ngân hàng Nhà nước không nhập vàng nguyên liệu để chế tác nữ trang. Trong khi đó, nhu cầu vàng nữ trang tại Việt Nam trên dưới 20 tấn một năm. Một phần nguyên liệu chế tác vàng nữ trang trong nước nhiều năm nay có thể được nhập lậu qua đường biên giới.

Nhưng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong hơn một năm trở lại đây, các đường biên giới được kiểm soát chặt khiến việc nhập lậu trở nên khó khăn, nguồn vàng nhập lậu vì thế có khả năng giảm, ông Khánh nhìn nhận.

Do đó, khi giá vàng thế giới rớt mạnh, theo Phó chủ tịch VGTA, giá trong nước giảm không đáng kể. "Biên độ chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới sẽ ngày càng nới rộng hơn nếu giá vàng quốc tế tiếp tục lao dốc", ông nhận định.

Người dân mua vàng tại một cửa hàng ở quận Bình Thạnh (TP HCM). Ảnh:Quỳnh Trần

Chủ tịch Công ty Vàng bạc Đá quý SJC Phú Thọ, ông Trần Thanh Hải cũng phân tích, nguồn cung vàng hiện độc quyền bởi Ngân hàng Nhà nước nên thị trường vàng hiện giờ cạnh tranh không hoàn hảo. Việc siết chặt đường biên và các vụ buôn lậu vàng cũng khiến nguồn cung kim loại quý ngày một hạn chế.

Cũng như quan điểm của Phó chủ tịch VGTA, ông Hải nhận định, khi nguồn cung khan, doanh nghiệp trong nước không dễ gì giảm mạnh theo đà của thế giới. Do đó, giá vàng thế giới lao dốc là thời điểm càng khiến chênh lệch giá trong và ngoài nước nới rộng.

Một số chuyên gia khác trong ngành vàng cũng cho rằng, ngoài việc không được nhập khẩu, hay bị siết vàng lậu... thì hiện tượng người dân hạn chế bán vàng ra cũng phần nào khiến nguồn cung trên thị trường thiếu hụt. Bởi trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nhiều người có thể sẽ chọn vàng làm kênh trú ẩn an toàn. Theo đó, lượng người đang cất giữ và chưa muốn bán vàng ra cũng không hề nhỏ.

Chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM thừa nhận, việc siết đường biên giới khiến tình trạng vàng nhập lậu không còn phổ biến như trước, nhưng nguồn cung không thiếu cho hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng hay phục vụ nhu cầu người dân.

Ông Minh cũng khẳng định, không có doanh nghiệp nào trên địa bàn TP HCM phản ánh việc thiếu hụt nguồn cung. "Nhiều tiệm vàng trên địa bàn gần đây đóng cửa, gần như không buôn bán kinh doanh, lượng cầu rất thấp", ông Minh nói.

Ngân hàng Nhà nước thường xuyên dập vàng miếng cho Công ty Vàng bạc đá quý SJC, đảm bảo cung ứng trên thị trường. Theo ông, chênh lệch giá vàng trong nước neo cao là do các doanh nghiệp phòng thủ, giảm rủi ro khi thị trường biến động mạnh.

Quỳnh Trang

Vàng là tên nguyên tố hoá học có kí hiệu Au (L. aurum) và số nguyên tử 79 trong bảng tuần hoàn.

Tại các vùng đất có vàng (mỏ vàng), trung bình người ta phải lọc 10 tấn đất đá mới thu được 1 lượng vàng nên vàng được coi là hiếm so với các loại vật chất khác trên trái đất.

Do đặc tính hóa học là không bị ô xi hóa rỉ sét, không gây dị ứng với da nên Vàng được dùng đúc tượng, làm đồ trang sức không gây dị ứng trên da, dùng cho các mạch điện nhạy cảm trong các máy vi tính và trong y tế (nha khoa).

Do tính quý, hiếm, màu đẹp nên vàng còn được coi là biểu tượng của quyền lực thời phong kiến và sử dụng rộng rãi trong các công trình văn hóa mang tính tôn giáo, tín ngưỡng, thờ phụng.

Ngày nay trên thế giới, Vàng được dùng phổ biến như một tiêu chuẩn tiền tệ và thường được dùng để quy đổi, thước đo giá trị chung trong các giao dịch giữa các đất nước có loại tiền tệ riêng không ngang giá, sử dụng nhiều làm vật tích trữ tư bản trong các nước chậm phát triển, đang có chiến tranh hoặc tỷ lệ lạm phát cao.

Ở Việt Nam, Vàng còn được sử dụng như một thứ hàng hóa đặc biệt trong nền kinh tế do tốc độ mất giá của đồng nội tệ tương đối cao. Người dân mua vàng chủ yếu là để tích trữ khi có tiền và bán ra khi có nhu cầu sử dụng khoản tích trữ như mua nhà đất, cưới vợ, gả chồng cho con, làm hồi môn ...

Nhưng Vàng ở Việt Nam có một thuộc tính giá trị khác mà người ta không gặp được bất cứ đâu trên thế giới, về mặt hữu hình nó vẫn là Vàng vật chất như các nơi khác trên thế giới nhưng chứa đựng thêm một giá trị đặc biệt vô hình khác, đó là giá trị quyền lực của Nhà nước được tích tụ trong từng miếng vàng thông qua nhà phân phối độc quyền.

Tại sao lại nói như vậy, xin thưa: bạn hãy để ý xem khi giá vàng cao thì biên độ giá mua vào và bán ra tăng và ngược lại (không bao gồm vàng trang sức). Việc điều chỉnh khoảng co giãn này để hạn chế người dân bán ra khi giá vàng tăng tức là giảm lỗ cho bên phải mua vào và tăng lãi cho bên bán ra khi giá vàng hạ (độc quyền bán ra và độc quyền mua vào) nói cách khác người mua vàng hãy bỏ ý nghĩ sẽ kiếm được tiền từ việc buôn vàng, đó là cuộc chơi của kẻ chuyên nghiệp, còn người dân mua để tích trữ hay có ý định kiếm lời từ buôn bán vàng chỉ ngộ nhận là có lãi đến khi không còn gì để mất.

Việc chủ động biên độ giá mua - giá bán cũng chưa phải là lạ vì thị trường chỉ có một người độc quyền phân phối và độc quyền mua vào, cái giá trị lạ đời nhất được tích lũy trong từng miếng vàng từ khi chỉ còn duy nhất một hãng SJC đó là hình dáng của miếng vàng, độ căng của vỏ nhựa bọc miếng vàng đó và ký hiệu chữ giập chìm trên miếng vàng, xin giải thích chi tiết hơn như sau:

Miếng vàng bị méo = mất giá, thậm chí là bên bán từ chối mua lại. Đây là một rủi ro nói ra hơi kỳ lạ vì người ta mua vàng để cho vào két cất kỹ sợ người khác lấy mất thì sao lại méo được, hiện tượng này chủ yếu do lúc mua, người bán không công bố quy định lạ đời khi mua lại còn người mua thì mua vàng vì để cất, tức là cốt còn đủ cân lạng chứ không định mang cho trẻ con chơi, nhưng không hiểu tại sao nó vẫn hơi bị vặn, bị méo, bị bẹp góc mà có nhiều chỗ méo phải mang kính lúp mới thấy, như vậy hình dáng của miếng vàng cũng có giá trị.

Để giảm phiền hà tranh cãi với khách hàng về tính trạng móp méo, hao vàng không phải vì mài mòn vật lý hay hao hụt hóa học do bị ô xi hóa, người bán "sáng tạo" ra cách đóng miếng vàng vào hộp nhựa trong dày khoảng 0,7mm trong môi trường áp suất cao, hàn nhiệt mép để cái hộp nhựa căng phồng nhẹ thay cho cái túi nilon mỏng manh trước đây. Sau khoảng thời gian nhất định, chủ nhân miếng vàng mang đi bán và nhận được một giá trị hao hụt không tưởng, ngoài việc giá mua vào thấp hơn giá bán ra, đó là chiếc hộp đã bị xịt, xì hơi dù bạn có thanh minh với những ký do rất chính đáng như cam đoan không cho trẻ con chơi đá bóng và hoặc với chất liệu vỏ bằng nhựa không phải là loại chất liệu hạn chế được sự giảm áp suất, hơn nữa nó mỏng như thế làm sao mà giữ được áp xuất không bị thẩm thấu như tại thời điểm đóng bao bì của nhà sản xuất.

Nếu bạn đã từng đi bán vàng thì bạn mới hình dung được công việc của nhân viên mua Vàng tại quầy, cùng với việc kiểm tuổi vàng, soi seri với hóa đơn là lấy kính lúp soi cái bao bì thật kỹ, ngắm các cạnh của miến vàng làm sao cho nó phải hơi cong để tính phí cho khách hàng và sẵn sàng đón nhận lại những câu nói từ mỉa mai, xoáy cạnh cho đến lời tục tĩu của người bán vì lý do ngớ ngẩn được ghi trên một tờ giấy A4 do Công ty SJC "hướng dẫn". Chi phí này không không hề rẻ, khoảng 50k một chỉ, 500k/lượng tức là hơn 1% giá trị của miếng vàng vào thời điểm giá vàng cao nhất đấy. Như vậy bao bì đóng gói miếng vàng cũng có giá trị (tất nhiên là cao hơn chi phí sản xuất) khi nó dùng để bọc vàng miếng.

Và khi gía vàng hạ vượt ngưỡng, hạ kỷ lục trong cả thập kỷ, tức là khi người mua vàng bị lỗ nhất thì bên bán vàng lại "phát kiến" ra một giá trị tích tụ vô hình khác trong từng miếng vàng đã được dập miếng, đó là không mua lại một loạt vàng miếng có dập một ký tự chữ (seri có một ký tự chữ nằm trước) cộng với những miếng vàng SJC bị móp méo, cong vênh ... không cần biết có do ngoại lực tác động hay khi sinh ra nó đã như thế. Như vậy chữ dập trên miếng vàng cũng có giá trị.

Những điều dường như quá vô lý đó lại lý giải cho nguyên nhân tại sao vàng trong nước luôn chênh lệch vàng thế giới khoảng 10% và nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra được những giá trị vô hình đặc trưng, riêng có ngay cả với những vật chất được thế giới coi là thước đo giá trị.