Báo cáo kết quả học tập nghị quyết tw 4 khóa 12

Trên cơ sơ Chương trình hành động số 19/CTr-MTTW ngày 19/01/2017 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Kế hoạch số 26-KH/TU ngày 19/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa XII] về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII] của Đảng đạt kết quả như sau:

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp với Ban Dân vận và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 [Khóa XII] của Đảng, thành phần gồm: các vị là Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các nhân sĩ, trí thức ngoài Đảng, các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo, các cơ sở tín ngưỡng dân gian và các Hội kiến họ người Hoa, có 215 đại biểu dự [Trong đó, có 170 vị là chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo].

Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh phối hợp với chính quyền, các tổ chức thành viên cùng cấp tổ chức tuyên truyền, học tập Nghị quyết Trung ương 4 [Khóa XII] của Đảng, gắn với tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc và địa phương phát động ... Kết quả, tổ chức tuyên truyền được 14.164 cuộc, có 609.168 lượt người dự [Trong đó, có 752 lượt chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng người dân tộc thiểu số].

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Tiến hành chủ trì và giám sát 03 cuộc: Giám sát kết quả đỡ đầu hộ nghèo năm 2016 của các sở, ban, ngành, Đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; Giám sát việc thực hiện Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg, ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 – 2015 trên địa bàn tỉnh; Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo [giám sát theo Chương trình phối hợp số 01/CTPH/MTTQ-TT-STP-HLG-ĐLS ngày 27 tháng 5 năm 2015 giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh về giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở trên địa bàn tỉnh].

MTTQ các cấp trong tỉnh tiếp nhận 211 đơn thư khiếu nại, phối hợp với chính quyền giải quyết dứt điểm 121 đơn, hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan chức năng xem xét, giải quyết 88 đơn; 02 đơn đang xác minh làm rõ. MTTQ và Ban Thanh tra nhân dân cơ sở tham gia giám sát và hòa giải thành 525/644 đơn đạt tỷ lệ 81,52%. Định kỳ thông tin, báo cáo đúng theo quy định.

100% cán bộ, đảng viên trong hệ thống Mặt trận từ tỉnh đến cơ sở đều có bản cam kết với chi bộ, cơ quan mình về việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyễn hóa”.

Nhìn chung, trong thời gian qua Đảng đoàn, Chi ủy, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh luôn chủ động cụ thể hóa các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng bằng các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện và hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh triển khai thực hiện khá đồng bộ, đảm bảo đúng nội dung, mục đích yêu cầu của Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng đề ra. Từ đó, tạo được sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện có hiệu quả các Chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và địa phương phát động, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà nhiều năm qua. Tuy nhiên, từng lúc, từng nơi Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở một số nơi còn thiếu chủ động trong việc phối hợp triển khai học tập, quán triệt các Chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng. Từ đó, ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trọng Nghĩa – MTTQVN tỉnh

Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể theo nghị quyết trung ương 4 khóa 12 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và được đăng tải ngay sau đây. Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể theo nghị quyết trung ương 4 khóa 12 là mẫu báo cáo khái quát về tình hình đảng bộ bộ phận/chi bộ/đơn vị và tình hình tập thể cấp ủy, cán bộ lãnh đạo, quản lý theo nghị quyết trung ương khóa 12. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu báo cáo, mời các bạn cùng tham khảo.

Đảng ủy ......................

ĐBBP/CB/ĐƠN VỊ ...............

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
-----------------

………, ngày … tháng … năm …

BÁO CÁO kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể cấp ủy/cán bộ lãnh đạo, quản lý theo

Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII]

Thực hiện Kế hoạch số ……………, ngày …/…/… của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ……. về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, tập thể Đảng ủy bộ phận, chi ủy chi bộ, tập thể cán bộ lãnh đạo, quản lý đơn vị kiểm điểm và tự phê bình như sau.

Phần I: KIỂM ĐIỂM BA NỘI DUNG THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4

Nội dung 1: Về đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng:

I. Ưu điểm:

1. Về tư tưởng chính trị:

Chi ủy Chi bộ và lãnh đạo trung tâm GDTX thị xã Hương Thủy là tập thể lãnh đạo đoàn kết nhất trí cao, luôn có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Tập thể chi ủy và lãnh đạo đơn vị có trách nhiệm cao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chỉ đạo công tác xây dựng và bảo vệ Đảng; chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ-đảng viên thực hiện Luật công chức và quy định về những điều đảng viên không được làm ở các lĩnh vực được phân công phụ trách. Đồng thời, có trách nhiệm cao trong việc đề ra những chủ trương, biện pháp để lãnh đạo xây dựng lập trường tư tưởng chính trị cho cán bộ, đảng viên; những hình thức, biện pháp trong phát hiện, giáo dục, đấu tranh ngăn chặn suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc chi bộ quản lý; Các đồng chí trong Chi ủy và lãnh đạo luôn luôn là những đồng chí tiền phong gương mẫu, không có biểu hiện sa sút về ý chí chiến đấu; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và Quy định về những điều đảng viên không được làm. Tập thể Chi uỷ luôn nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình, không để xảy ra tình trạng chia bè phái, gây mất đoàn kết trong nội bộ. Khi có tình hình, vụ việc sai sót, vi phạm xảy ra đã thực sự thẳng thắn tự phê bình và phê bình;

2. Về đạo đức lối sống:

Thường xuyên lãnh đạo cán bộ, đảng viên trong chi bộ không ngừng rèn luyện phấn đấu, giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh, sống vì tập thể, không vụ lợi vun vén cá nhân luôn có ý thức phục vụ sự nghiệp, phục vụ nhân dân.

Không có hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy bằng cấp, đố kị, kèn cựa địa vị, cục bộ địa phương, bè phái, gây mất đoàn kết trong đảng và trong nội bộ đơn vị. Các đồng chí trong cấp ủy và trong lãnh đạo có cuộc sống lành mạnh phù hợp với công việc và nghề nghiệp của người thầy giáo, gương mẫu trong tập thể sư phạm, gần gủi với cán bộ, học sinh, học viên được mọi người tôn trọng và tin tưởng.

II. Hạn chế, yếu kém:

1. Công tác lãnh đạo việc nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và trách nhiệm của tập thể chi ủy trong việc đề ra những chủ trương biện pháp để lãnh đạo xây dựng lập trường tư tưởng chính trị cho cán bộ, đảng viên đôi khi chưa kịp thời, chưa thường xuyên liên tục.

2. Công tác giáo dục chính, tư tưởng, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên chưa được thường xuyên liên tục, chưa có kế hoạch chi tiết, cụ thể còn chung chung, không biểu dương những gương điển hình dẫn đến lối sống của tập thể và cá nhân đều đều; năng lực lãnh đạo dựa vào tập thể, sức chiến đấu chưa mạnh, còn nể nang, né tránh, tâm lý an phận thủ thường .

3. Một số cán bộ, đảng viên chưa thực sự tiền phong gương mẫu, còn vi phạm những nội quy, quy chế của đơn vị.

4. Tập thể chi ủy và lãnh đạo đôi khi chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc đấu tranh tự phê bình và phê bình. Đối với những sai sót, vi phạm của cán bộ, đảng viên về tư tưởng chính trị tập thể chi ủy chưa kiên quyết trong xử lý

III. Nguyên nhân

1. Nguyên nhân khách quan:

Do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, do sự suy thoái nền kinh tế thế giới, thời tiết, dịch bệnh, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và cán bộ, đảng viên giáo viên.

2. Nguyên nhân chủ quan :

- Trong lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chi uỷ đôi khi thiếu kiên quyết, còn tư tưởng nể nang, né tránh, sợ mất lòng, chưa kịp thời nên một số cán bộ, đảng viên chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; năng lực điều hành, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của một số ít cán bộ đảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Nội dung 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý:

I. Ưu điểm:

Tập thể Chi ủy và lãnh đạo đã có trách nhiệm cao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đã thực hiện đúng quy định của Đảng và Nhà nước về công tác tổ chức và cán bộ, đảm bảo khách quan, công tâm. Trong công tác tổ chức và cán bộ luôn được Chi ủy và lãnh đạo bàn bạc dân chủ, công khai, bảo đảm nguyên tắc, quy chế làm việc và biểu quyết bằng phiếu kín theo đúng quy trình thủ tục và hướng dẫn của cấp trên, không có tư tưởng cục bộ, bè phái, cá nhân trong công tác tổ chức và cán bộ. Công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo cán bộ ở nhà trường đã thực chất. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; việc bổ nhiệm, đề bạt, bố trí cán bộ đã đúng người, đúng việc có tính kế thừa.

II. Hạn chế, yếu kém

1 Công tác nhận xét đánh giá cán bộ còn yếu, vẫn còn tình trạng nể nang, chưa thẳng thắn trong tự phê bình và phê bình; năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của một số cán bộ đảng viên chưa cao.

2. Công tác quy hoạch, bổ sung quy hoạch cán bộ hằng năm chưa được tổ chức, thực hiện, song việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa có kế hoạch dài hạn, thiếu tính đột phá.

3. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đôi khi chưa được triển khai đồng bộ với chức năng kiểm tra, giám sát, do đó việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đôi khi chưa thường xuyên, kịp thời, chưa hiệu quả.

III. Nguyên nhân

1. Nguyên nhân khách quan:

Do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, do sự suy thoái nền kinh tế thế giới, thời tiết, dịch bệnh, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và cán bộ, đảng viên giáo viên.

2. Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với cán bộ, đảng viên, giáo viên chưa được thường xuyên, liên tục.

- Công tác quy hoạch cán bộ đôi khi chưa được quan tâm đúng mức.

Nội dung 3: Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị, tiếp tục đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng.

I. Ưu điểm

Tập thể Chi uỷ và lãnh đạo đã thực hiện tốt nguyên tắc tập trung, dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách trong sinh hoạt cấp uỷ và các hoạt động của nhà trường. Việc phân công nhiệm vụ có rõ ràng, không có để tình trạng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, khi có sai sót khuyết điểm thì không ai chịu trách nhiệm.

Cá nhân từng đồng chí trong chi ủy và trong lãnh đạo, người đứng đầu đơn vị không có biểu hiện độc đoán, gia trưởng; quyết định và chỉ đạo đúng thẩm quyền, trách nhiệm trong từng lĩnh việc. Không để mất đoàn kết nội bộ. Đã thực sự dân chủ trong sinh hoạt đảng, trong công tác cán bộ như trong đánh giá, quy hoạch, bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách cán bộ… và trong quyết định các chủ trương của nhà trường.

II. Hạn chế, yếu kém

1. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, thực hiện qui định về công khai trong đơn vị được thực thi nhưng hiệu quả chưa cao, chưa lien tục, nhiều khi còn hình thức.

2. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại cơ quan đôi khi việc công khai công tác tài chính và công tác chuyên môn còn chậm, chưa thực sự khoa học.

III. Nguyên nhân

1.Nguyên nhân khách quan:

Do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, do sự suy thoái nền kinh tế thế giới, thời tiết, dịch bệnh, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và cán bộ, đảng viên giáo viên.

2. Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác công khai tài chính và công tác chuyên môn đôi khi chỉ đạo chưa kịp thời, chưa được thường xuyên, liên tục.

- Một số cán bộ giáo viên chưa thực sự có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao.

- Công tác tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý còn hạn chế.

Phần II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHĂC PHỤC KHUYẾT ĐIỂM, HẠN CHẾ

1. Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng:

- Làm tốt công tác nghiên cứu, quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng một cách kịp thời; Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên gắn với việc kiểm điểm, đánh giá và biện pháp giải quyết vấn đề cấp bách của các cấp theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 [khoá XI].

- Tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị.

- Tập thể chi ủy và lãnh đạo đơn vị cần nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong việc đấu tranh tự phê bình và phê bình; kiên quyết trong xử lý đối với những sai sót, vi phạm của cán bộ, đảng viên về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống và những vi phạm về nội quy, quy chế của nhà trường.

- Hằng năm, trong nhận xét, kiểm điểm, đánh giá từng cán bộ, đảng viên phải tự liên hệ 3 nội dung cấp bách trong Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XI] "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", coi đây là việc làm thường xuyên, liên tục của Chi bộ.

2. Về công tác tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng:

- Hằng năm, làm tốt công tác đánh giá, nhận xét cán bộ, đảng viên để mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo kiểm điểm, liên hệ theo từng chức trách, nhiệm vụ được giao, tự phê bình và phê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, gắn với thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm, theo từng nhiệm vụ được phân công.

- Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư, đưa nội dung sinh hoạt chi bộ gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XI] và Quy định số 47-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm; thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình.

- Xây dựng nghị quyết chuyên đề về công tác quy hoạch cán bộ nhằm tạo ra bước đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

- Thường xuyên làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo gắn với công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy đối với cán bộ, đảng viên theo Điều lệ Đảng và những điều đảng viên không được làm.

3. Về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đổi mới phương thức lãnh đạo của Chi bộ:

- Thực hiện tốt hơn nữa nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, phân công công việc cho từng cá nhân cụ thể. Tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo của chi bộ.

- Tập thể chi ủy và lãnh đạo đơn vị, người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng đơn vị cần phải gương mẫu về mọi mặt, phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện độc đoán, chuyên quyền của người đứng đầu; xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, có sức chiến đấu cao. Thường xuyên kiểm điểm tự phê bình và phê bình, liên hệ theo từng chức trách, nhiệm vụ được giao, thủ trưởng gương mẫu trước cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên của đơn vị..

- Chấp hành nghiêm các nội quy, quy chế của cơ quan đã đề ra; dân chủ thảo luận đi đến quyết định theo ý kiến của tập thể các vấn đề như công tác cán bộ, công tác tài chính và quy chế thi đua, khen thưởng hằng năm...

- Nhiệm vụ cần giải quyết của tập thể chi ủy và lãnh đạo đơn vị hiện nay là: xác định rõ trách nhiệm của tập thể chi ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, nhiệm vụ được tập thể phân công phụ trách; tập trung khắc phục sửa chữa yếu kém và khuyết điểm để tập thể cấp ủy và mỗi cán bộ, đảng viên có sự chuyển biến rõ nét sau đợt kiểm điểm phê bình và tự phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XI] của đảng.

Phần 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ DƯ LUẬN QUAN TÂM CẦN TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO, XỬ LÝ.

….………………………………………………………………………………........................

….……………………………………………………………………………….......................

….……………………………………………………………………………….......................

….……………………………………………………………………….......................

Nơi nhận:

- BTV Thị Ủy [đê b/c];

- Tổ công tác PT kiểm điểm của CB[để b/c];

T/M CHI ỦY

BÍ THƯ

Video liên quan

Chủ Đề