Báo cáo quyết toán thu chi kinh phí công đoàn

Mẫu Báo cáo quyết toán thu chi công đoàn cơ sở năm 2023? [Câu hỏi của chị Lan Anh - TP.HCM]

Mẫu Báo cáo quyết toán thu chi công đoàn cơ sở năm 2023?

Mẫu Báo cáo quyết toán thu chi công đoàn cơ sở hiện nay sử dụng theo mẫu B07-TLĐ được ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021.

Mẫu Báo cáo quyết toán thu chi công đoàn cơ sở năm như sau:

Tải Mẫu Báo cáo quyết toán thu chi công đoàn cơ sở năm 2023 tại đây. Tải về.

Hướng dẫn lập Báo cáo quyết toán thu chi công đoàn cơ sở năm 2023 như sau:

Cơ sở số liệu để lập báo cáo Quyết toán: Cuối kỳ kế toán, kế toán cộng sổ, kiểm tra đối chiếu giữa các sổ chi tiết. Số liệu cộng sổ thu - chi tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng để lập báo cáo quyết toán thu - chi tài chính công đoàn của công đoàn cơ sở.

  1. Các chỉ tiêu cơ bản

[1] Số lao động làm căn cứ tính tổng quỹ lương đóng kinh phí công đoàn là lao động thuộc đối tượng đóng BHXH theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội [lao động lấy tại thời điểm 31/12 năm trước cộng số lao động bình quân tăng hoặc giảm trong năm], tiền lương tổng hợp chung của các tháng trong năm theo đúng số liệu lao động thuộc đối tượng đóng BHXH.

[2] Đoàn viên để tính quỹ lương đóng đoàn phí công đoàn là đoàn viên tại thời điểm 31/12 của năm lập báo cáo tài chính. Quỹ tiền lương làm căn cứ tính đóng đoàn phí là quỹ tiền lương tổng hợp của từng tháng.

  1. Các chỉ tiêu thu, chi tài chính công đoàn

Các chỉ tiêu thu, chi tài chính:

Số liệu cộng sổ thu, chi tài chính công đoàn cơ sở của từng khoản Mã số, được đưa vào báo cáo quyết toán thu - chi tài chính công đoàn cơ sở theo từng khoản Mã số tương ứng.

[1] Mục I: Tài chính công đoàn tích lũy đầu kỳ [Mã số 10]: Là số tài chính công đoàn tích lũy cuối kỳ trên báo cáo quyết toán năm trước chuyển sang được ghi trên sổ S82. Đối với đơn vị hạch toán kế toán là số dư có trên tài khoản 4316 tại thời điểm kết thúc năm trước liền kề.

[2] Mục II. Phần thu

- Thu Đoàn phí công đoàn [Mã số 22]: Căn cứ tổng số tiền đoàn phí của đoàn viên đóng trong năm được ghi trên sổ S82 có đối chiếu với sổ tiền mặt, tiền gửi của đơn vị, trường hợp đơn vị có hạch toán là tổng số phát sinh bên Có tài khoản 337861 và được áp mục 22.

- Thu Kinh phí công đoàn [Mã số 23]: Đối với đơn vị được phân cấp thu, căn cứ tổng số tiền kinh phí công đoàn mà doanh nghiệp nộp được ghi trên sổ S82 có đối chiếu với sổ tiền mặt, tiền gửi của đơn vị, trường hợp đơn vị có hạch toán là tổng số phát sinh bên Có tài khoản 337862 và được áp mục 23.

Chi tiết hướng dẫn lập Báo cáo quyết toán thu chi công đoàn cơ sở tại đây. Tải về.

Mẫu Báo cáo quyết toán thu chi công đoàn cơ sở năm 2023? [Hình từ Internet]

Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm chủ thể nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 1 Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021, bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm các chủ thể như sau:

[1] Chủ tài khoản là Chủ tịch công đoàn cơ sở. Đối với Công đoàn cơ sở có đông đoàn viên, người lao động Chủ tịch công đoàn cơ sở có thể phân công Phó Chủ tịch hoặc ủy viên thường vụ phụ trách công tác tài chính và ủy quyền chủ tài khoản.

[2] Kế toán

[3] Thủ quỹ.

Người có nghiệp vụ kế toán được phân công làm kiêm nhiệm kế toán, kiêm nhiệm thủ quỹ công đoàn. Việc phân công được thực hiện bởi Ban Chấp hành [Ban Thường vụ] công đoàn cơ sở

Đối với công đoàn cơ sở có tổ chức bộ máy kế toán [có 2 kế toán viên trở lên], Ban Chấp hành công đoàn cơ sở phân công người làm nhiệm vụ kế toán trưởng.

Bên cạnh đó, công đoàn bộ phận phân công 01 ủy viên Ban chấp hành công đoàn bộ phận trực tiếp phụ trách các công việc như sau:

- Công tác tài chính để tổ chức thu, nộp đoàn phí.

- Thanh quyết toán các khoản chi tiêu với công đoàn cơ sở theo phân cấp của công đoàn cơ sở.

Sử dụng và quản lý tài chính công đoàn phải đảm bảo các nguyên tắc nào?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, việc sử dụng và quản lý tài chính công đoàn phải đảm bảo các nguyên tắc như sau:

[1] Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

[2] Việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn phải bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp.

[3] Tổ chức công đoàn các cấp thực hiện công tác kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

[4] Tổ chức công đoàn được giao quản lý, sử dụng tài chính công đoàn được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ; được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để phản ánh các khoản thu, chi kinh phí công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.

[5] Kết thúc năm ngân sách, nguồn thu kinh phí công đoàn chưa sử dụng hết, được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng theo quy định; đối với nguồn ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn Luật về khóa sổ ngân sách cuối năm.

Chủ Đề