Bảo hiểm hàng hóa qua vùng biển chiến tranh năm 2024

II - Trách nhiệm dân sự của chủ tàu: Công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường cho Người được bảo hiểm 3/4 số tiền mà Người được bảo hiểm đã thanh toán cho một hoặc nhiều người khác do Người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý đối với các yêu cầu bồi thường, yêu cầu, tiền bồi thường, và/hoặc chi phí khi Người bảo hiểm là chủ của Tàu được bảo hiểm, trong trường hợp trách nhiệm đó là do hậu quả của các vấn đề hoặc sự việc được bảo hiểm phát sinh từ một vụ tai nạn hoặc sự cố xảy ra trong thời hạn của hợp đồng bảo hiểm này.

III - Tai nạn cá nhân: Công ty bảo hiểm cung cấp bảo hiểm tai nạn cá nhân cho các công dân Việt Nam và người nước ngoài đang học tập hoặc làm việc tại Việt Nam cho các vụ tai nạn xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam, gây ra bởi tai nạn xảy ra do một lực bất ngờ, ngoài ý muốn của Người được bảo hiểm, từ bên ngoài tác động lên thân thể Người được bảo hiểm và là nguyên nhân trực tiếp khiến cho Người được bảo hiểm bị tử vong hoặc thương tật thân thể; hoặc hoạt động cứu hộ của Người được bảo hiểm để cứu người, tài sản của nhà nước hoặc cá nhân khi xảy ra thiên tai và tham gia chống lại các hành động ác ý bất hợp pháp.

Các điểm loại trừ

Trong mọi trường hợp bảo hiểm này sẽ không bảo hiểm cho các tổn thất, thiệt hại, trách nhiệm hoặc chi phí gây ra bởi:

  • Rủi ro chiến tranh,
  • Rủi ro đình công,
  • Các hành động ác ý,
  • Hạt nhân.

Trên đây là những thông tin sơ lược về sản phẩm. Để tìm hiểu chi tiết, xin vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Bảo hiểm Phi nhân thọ MSIG Việt Nam.

Lưu ý: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thường áp dụng đối với các hàng hóa thông thường nhưng không gồm các loại hàng hóa như than, dầu chở rời, hàng hóa đông lạnh, thịt đông lạnh.

Đối tượng bảo hiểm

– Các loại tàu biển hoạt động tuyến quốc tế[Áp dụng Điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu 01/11/1995 của Hiệp hội bảo hiểm London [CL 280], loại trừ 4/4 trách nhiệm đâm va];

– Các loại tàu biển hoạt động trong vùng biển Việt Nam [Áp dụng Quy tắc bảo hiểm đối với tàu hoạt động trên vùng biển và các vùng nước liên quan đến biển Việt Nam do PJICO ban hành năm 2012];

– Các loại tàu thủy hoạt động trên sông, hồ, vịnh, ven biển thuộc nội thủy Việt Nam [Áp dụng Quy tắc bảo hiểm tàu thủy nội địa do PJICO ban hành năm 2012];

– Các loại tàu đánh bắt hải sản và/hoặc tàu dịch vụ hậu cần phục vụ đánh bắt hải sản hoạt động trong vùng biển Việt Nam [Quy tắc bảo hiểm tàu cá do PJICO ban hành năm 2020].

Phạm vi bảo hiểm

Ngoại trừ các quy định về loại trừ bảo hiểm, trong phạm vi số tiền bảo hiểm ghi trên GCNBH, Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường đối với:

– Tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận thân tàu có nguyên nhân từ các rủi ro sau đây:

+ Hiểm họa của biển, sông, hồ hoặc các vùng nước có thể hoạt động được.

+ Hỏa hoạn, nổ.

+ Hy sinh tổn thất chung.

+ Đâm va với phương tiện hoặc công trình kiến trúc khác, kể cả đâm va với tàu cùng chủ.

+ Động đất, núi lửa phun hay sét đánh.

+ Tai nạn trong khi bốc dỡ hoặc chuyển dịch hàng hóa hay nhiên liệu.

+ Nổ nồi hơi, gẫy trục cơ hoặc ẩn tỳ trong máy móc hay thân tàu.

+ Bất cẩn của thuyền viên, hoa tiêu hay người sửa chữa, với điều kiện những người đó không phải là người được bảo hiểm.

+ Quyết định của nhà chức trách nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro ô nhiễm môi trường phát sinh từ tổn thất của tàu thuộc trách nhiệm bảo hiểm, với điều kiện quyết định hành động đó của nhà chức trách không phải do sự thiếu mẫn cán hợp lý của người được bảo hiểm, hoặc của thuyền viên hay người làm công cho người được bảo hiểm.

+ Chiến tranh và đình công [nếu có thỏa thuận thêm với Người bảo hiểm], bao gồm các rủi ro: Chiến tranh, đình công, bạo loạn dân sự, cướp biển, trộm cắp dùng vũ lực của người ngoài tàu hoặc hành vi rắp tâm ác ý của thuyền viên trên tàu.

– Các chi phí phát sinh theo thực tế, cần thiết và hợp lý với sự đồng ý trước của Người bảo hiểm:

+ Cứu hộ, trục vớt, hạn chế tổn thất, tố tụng.

+ Đóng góp tổn thất chung.

+ Sửa chữa bộ phận thân tàu bị tổn thất bởi các rủi ro được bảo hiểm [loại trừ chính bản thân bộ phận thân tàu bị tổn thất do khuyết tật ẩn tỳ].

+ Kiểm tra đáy tàu sau khi mắc cạn.

+ Đưa tàu đến nơi sửa chữa theo yêu cầu của Người bảo hiểm.

+ Giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

Lương, phụ cấp, trợ cấp của thuyền viên trong trường hợp tổn thất chung.

Loại trừ bảo hiểm

– Các rủi ro bị loại trừ:

+ Rủi ro khủng bố.

+ Rủi ro ô nhiễm phóng xạ, vũ khí hạt nhân, nguyên tử, sinh học, sinh hóa, điện từ.

+ Rủi ro công nghệ thông tin.

+ Rủi ro an ninh mạng hàng hải.

+ Rủi ro bệnh truyền nhiễm.

+ Rủi ro chiến tranh, đình công, bạo loạn dân sự, cướp biển, trộm cắp dùng vũ lực của người ngoài tàu hoặc hành vi rắp tâm ác ý của thuyền viên trên tàu [ngoại trừ khi có thỏa thuận thêm với Người bảo hiểm].

– Các chi phí, thiệt hại bị loại trừ:

+ Chi phí sửa chữa các hạng mục bị hư hỏng không thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

+ Chi phí đưa tàu đến nơi sửa chữa, trừ trường hợp theo yêu cầu của Người bảo hiểm.

+ Chi phí lương, phụ cấp, trợ cấp của thuyền viên, trừ trường hợp tổn thất chung.

+ Chi phí thu thập, thiết lập hồ sơ khiếu nại bồi thường.

+ Thiệt hại ngày tàu, hoặc thiệt hại kinh doanh của người được bảo hiểm, hoặc hàng hóa bị giảm giá trị.

+ Hư hỏng, mất mát về tiền mặt, tài sản, tư trang không cần thiết cho một chuyến hành trình thông thường.

– Các trường hợp bị loại trừ:

+ Người được bảo hiểm không thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn theo thỏa thuận, hoặc có hành vi cố ý hay gian lậ

+ Tàu không đủ khả năng hoạt động, các giấy chứng nhận đăng kiểm bị hết hiệu lực.

+ Tàu hoạt động ngoài phạm vi quy định, hoặc hoạt động kinh doanh trái phép, hoặc vi phạm lệnh cấm của nhà chức trách.

+ Tàu neo đậu không được neo, buộc chắc chắn, không có thuyền viên trực tàu.

+ Tàu không bố trí đủ thuyền viên theo định biên an toàn tối thiểu.

+ Tàu chuyển chủ sở hữu, hoặc cho thuê, hoăc giao cho người khác quản lý, trừ khi được sự đồng ý trước của Người bảo hiểm.

+ Tàu bị tịch thu, bắt giữ, chiếm đoạt, trưng dụng hoặc trưng thu.

+ Thuyền viên không có đủ chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh; sử dụng chất kích thích và/hoặc có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép theo quy định pháp luật.

+ Hành động cố ý hoặc cẩu thả của thuyền viên hoặc người được bảo hiểm hay người thừa hành.

+ Tàu và/hoặc Người được bảo hiểm vi phạm các lệnh trừng phạt hay cấm vận của Liên hiệp quốc, Liên minh châu Âu, Mỹ hoặc Anh.

Chủ Đề