Bảo hiểm học sinh được thanh toán bảo nhiêu

Từ ngày 01/7/2023, với việc tăng lương cơ sở theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP của Chính phủ, mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên có sự thay đổi.

Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên áp dụng từ ngày 01/7/2023 [Ảnh minh họa]

Theo Khoản 4, Điều 12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT và Điều 4, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định học sinh, sinh viên [HSSV] thuộc nhóm do ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng, không thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Cụ thể, mức đóng BHYT hàng tháng của HSSV bằng 4,5% mức lương cơ sở [trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, HSSV tự đóng 70%].

Từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP của Chính phủ.

Như vậy mức đóng BHYT của HSSV bằng: 4,5% x 1.800.000 đồng x 12 tháng = 972.000 đồng/năm. Trong đó, số tiền HSSV thực đóng là 680.400 đồng/năm [do đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng].

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện

Bảo hiểm y tế học sinh là chính sách bảo hiểm y tế áp dụng đối với các đối tượng là học sinh sinh viên đang sinh sống và học tập trên lãnh thổ Việt Nam.

Học sinh tham gia sẽ được hưởng các quyền lợi về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thông qua bảo hiểm y tế.

Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh năm học 2023 - 2024 là bao nhiêu? [Hình từ Internet]

Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh năm học 2023 - 2024 là bao nhiêu?

Đầu tiên, tại Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng cụ thể như sau:

Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định này.
3. Học sinh, sinh viên.
4. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
...
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a] Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b] Học sinh, sinh viên.
...

Như vậy, học sinh là nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cụ thể như sau:

Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
1. Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số đối tượng như sau:
a] Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;
b] Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
c] Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng quy định tại khoản 1 Điều này thì được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác, kể cả 20% số kinh phí quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 của Luật bảo hiểm y tế [nếu có] xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này.

Đồng thời, mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của học sinh là 4,5% [tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP].

Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng [được áp dụng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP]

Như vậy, hiện tại mức bảo hiểm y tế của học sinh đang được áp dụng mức lương cơ sở là 4,5% của 1.800.000 đồng/tháng.

Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế học sinh năm học 2023 - 2024 được tính khi đã được hỗ trợ 30% mức đóng như sau:

Số tiền bảo hiểm y tế phải đóng = 4,5% x 1.800.000 đồng x 12 tháng = 972.000 đồng/năm.

Trong đó:

- Số tiền được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế là: 291.400 đồng/năm.

- Số tiền học sinh thực đóng bảo hiểm y tế là: 680.400 đồng/năm.

Xem thêm: Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2023?

Khi nào học sinh được hưởng bảo hiểm y tế 100%?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:

Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
...
c] 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
d] 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
đ] 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
...

Như vậy, theo quy định trên học sinh được hưởng bảo hiểm y tế 100% khi đi khám chữa bệnh đúng quy định đối với trường hợp chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.

Tương ứng với số tiền = 0.15% x 1.800.000 = 270.000 đồng.

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.

- 100% chi phí khi có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

Tương đương với số tiền = 1.800.000 x 6 = 10.800.000 đồng.

Lưu ý: Trường hợp chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế lớn hơn mức này thì người tham gia bảo hiểm y tế phải thực hiện cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh theo mức hưởng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm học sinh lớp 1 bao nhiêu tiền?

Theo quy định, mức đóng BHYT hàng tháng của HSSV tương đương 4,5% mức lương cơ sở, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% và HSSV tự đóng 70%. Hiện tại, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng, vì vậy mức đóng BHYT của HSSV là 804.600 đồng/năm.

Năm học 2023 2024 mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên thời hạn sử dụng 12 tháng là bao nhiêu?

- Nếu HSSV đóng 3 tháng một lần, mức đóng là: 170.100 đồng. - Nếu HSSV đóng 6 tháng một lần, mức đóng là: 340.200 đồng. - Nếu HSSV đóng 12 tháng một lần, mức đóng là: 680.400 đồng.

Bảo hiểm y tế 2024 bao nhiêu tiền?

1. Mức đóng BHYT hộ gia đình năm 2024.

Học sinh đóng BHYT bao nhiêu?

Như vậy, mỗi học sinh, sinh viên sẽ đóng khoảng 680 nghìn đồng mỗi năm để tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.

Chủ Đề