Bảo hộ kiểm soát hay ấu trĩ hóa năm 2024

Trĩ là tình trạng căng giãn của các tĩnh mạch ống hậu môn do ứ trệ tuần hoàn gây ra. Đây là căn bệnh hậu môn - trực tràng phổ biến hiện nay. Tuy bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân có thể do áp lực vùng bụng quá mức do đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, béo phì, mang thai và táo bón kéo dài….

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: đau dai dẳng, sưng, ngứa, rát và chảy máu ở vùng hậu môn.

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ được áp dụng hiện nay: thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, dùng thuốc, thủ thuật xâm lấn tối thiểu, phẫu thuật. Trong đó kết hợp điều trị không xâm lấn và thắt vòng cao su có hiệu quả cao trong điều trị trĩ nội độ I-II chảy máu.

2. Phân loại bệnh trĩ.

* Bệnh trĩ được phân thành hai loại:

Trĩ nội: Là những khối phồng [búi trĩ] phát triển bên trong hậu môn trên đường lược. Bạn có thể không nhìn thấy hoặc cảm thấy chúng, đôi khi chúng có thể lòi ra ngoài qua hậu môn thành từng búi.

Trĩ ngoại: Là những khối phồng phát triển bên ngoài hậu môn dưới đường lược. Bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận được chúng, cũng có khi ở dưới lớp da không nhìn thấy. Trĩ ngoại đôi khi bị huyết khối gây tắc mạch và vô cùng đau đớn.

* Trĩ được chia thành 4 cấp độ:

Độ 1: là tình trạng búi trĩ nhỏ bên trong hậu môn và không nhìn thấy được.

Độ 2: trĩ nằm bên trong hậu môn nhưng sa ra ngoài ống hậu môn khi đại tiện và tự co lên, có thể gây rát và chảy máu.

Độ 3: trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi ngoài không tự co, phải dùng tay đẩy vào.

Độ 4: sa ra ngoài không thể ấn vào được.

3. Điều trị bệnh trĩ

Các loại biện pháp điều trị được sử dụng để kiểm soát bệnh trĩ bao gồm:

* Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống

Nếu nguyên nhân chính hình thành bệnh trĩ là do táo bón, thì phương pháp điều trị đầu tiên thường là làm mềm và điều hòa phân. Các triệu chứng của bệnh trĩ thường có thể thuyên giảm khi thay đổi chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sống. Một chế độ ăn giàu chất xơ, bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì có thể giúp làm mềm phân và tránh bị căng. Bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn tăng cường tiêu thụ nước và tập thể dục thường xuyên để tránh táo bón.

* Thuốc men

Bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp khắc phục ngắn hạn như một số thuốc mỡ hoặc thuốc đạn để giảm đau, giảm sưng, giảm viêm và ngứa. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm áp lực máu trong búi trĩ, giảm đau để điều trị bệnh trĩ đau đớn, tăng cường sức bền thành mạch và thuốc nhuận tràng để làm mềm phân của bạn.

* Thủ thuật xâm lấn tối thiểu

- Thắt búi trĩ bằng vòng cao su.

- Tiêm xơ hóa búi trĩ.

- Kỹ thuật gây đông máu búi trĩ bằng quang đông hoặc nhiệt đông.

- Rạch một đường nhỏ và loại bỏ cục máu đông trong trĩ ngoại tắc mạch.

* Phẫu thuật

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu búi trĩ lớn và không được điều trị thành công bằng các thủ thuật khác.

4. Kỹ thuật thắt vòng cao su điều trị bệnh trĩ

Mục đích của kỹ thuật can thiệp là lồng vào cổ búi trĩ nội một vòng cao su rồi thắt lại, búi trĩ sẽ bị hoại tử chậm do thiếu máu nuôi dưỡng và rụng sau 5-7 ngày.

Chỉ định: trĩ nội độ I, II có chảy máu

Chống chỉ định: trĩ ngoại có huyết khối; trĩ hỗn hợp; viêm nhiễm vùng hậu môn; rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chống đông; có bệnh toàn thân nặng.

Các bước thực hiện kỹ thuật

- Bệnh nhân nằm tư thế nghiêng trái, hai chân co sao cho đùi hợp với bụng và cẳng chân hợp với đùi một góc 90 độ.

- Bôi gel bôi trơn vào hậu môn.

- Thăm hậu môn, soi hậu môn xác định lại chẩn đoán và chọn các búi trĩ sẽ thắt.

- Sau đó rút máy, lắp bộ thắt vào dây soi.

- Dùng máy hút kéo búi trĩ cần thắt vào trong lòng ống hình trụ, bật lẫy cho vòng cao su ôm vào cổ búi trĩ. Có thể thắt 1-2 búi trĩ hay 3 búi trĩ trong một lần điều trị. Lưu ý:

- Nhất thiết phải thắt ở trên đường lược ít nhất 5mm, người bệnh không đau.

- Các lần thắt trĩ điều trị cách nhau ít nhất 3 tuần lễ.

- Chụp ảnh, kiểm tra lại các búi trĩ đã thắt.

- Kết quả được ghi vào biên bản hoặc giấy kết quả thủ thuật.

Theo dõi sau thủ thuật

- Bệnh nhân trong vài ngày đầu đi lại nhẹ nhàng; vệ sinh sạch sẽ; đi vệ sinh không rặn mạnh, đi xong rửa nước không chùi bằng giấy.

- Báo ngay cho bác sĩ nếu sau thắt trĩ xuất hiện các triệu chứng đau nhiều vùng hậu môn, sốt, đi ngoài ra máu.

Tin mới

  • English
  • Truyền hình
  • Đăng nhập

Tất cả chuyên mục

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước Trụ sở: Số 228 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú - TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

Chính trị 10:40, 15/01/2020 GMT+7

Không thể bỏ cách gọi “ngụy quyền”, ngụy quân” - Bài 1

LUẬN GIẢI KHÁI QUÁT VỀ CHỮ “NGỤY”

BPO - Hiện nay, nhiều người vì không hiểu hoặc cố tình không hiểu cụm từ “ngụy quyền, ngụy quân”, hoặc vì mục đích xấu xa, đen tối nào đó nên ra sức kêu gào bỏ cách gọi “ngụy quyền, ngụy quân”, vì như thế là “không chính xác, mang tính xúc phạm, miệt thị”. Đây là nhận thức ấu trĩ, lệch lạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức lịch sử của các tầng lớp nhân dân hiện nay, tạo điều kiện để các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc, kích động hòng vực dậy “thây ma” tập đoàn bán nước, hại dân trước năm 1975. Vì vậy, cần phải làm rõ: Vì sao gọi là “ngụy”?

“Ngụy” là 1 từ gốc Hán trong tiếng Việt, tồn tại dưới 2 dạng tính từ và danh từ, thường dùng để chỉ sự vật, sự việc mang tính giả tạo, không chính danh. Với ý nghĩa là một tính từ, “ngụy” bao hàm sự giả tạo, ví dụ như ngụy tạo, ngụy biện, ngụy trang, ngụy quân, ngụy quyền. Trong lịch sử, về mặt chính trị, từ này được dùng để chỉ một triều đại hoặc một chính quyền do soán đoạt ngôi mà có, hoặc do bọn ngoại bang nước ngoài dựng lên một cách bất hợp pháp, không được người dân công nhận, để hợp thức hóa sự đô hộ, xâm lược với một nước khác. Về bản chất, chính quyền này không có thực quyền, chỉ là “hữu danh vô thực”, bị bọn xâm lược nước ngoài khống chế, mang tính bất hợp pháp và không chính danh.

Trong lịch sử các nước châu Á, ngoài Việt Nam thì các quốc gia khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, từ “ngụy triều, ngụy quyền” cũng được sử dụng nhiều trong các văn bản, thư tịch lịch sử. Chẳng hạn như cách gọi các triều đình “ngụy Sở” [1127-1128] của Trương Bang Xương, “ngụy Tề” [1130-1137] của Lưu Dự được nhà Kim [1115-1234, một triều đại do người Nữ Chân gây dựng trong lịch sử Trung Quốc] lập ra nhằm hợp thức hóa sự xâm lược của nhà Kim với các quốc gia lân bang có chủ quyền khác. Trong chiến tranh Trung - Nhật [1937-1945], Trung Quốc bị Nhật Bản chiếm đóng, Chính phủ Quốc dân Trung Hoa Dân quốc của Uông Tinh Vệ và Chính phủ Mãn Châu quốc của Phổ Nghi bị cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch gọi là “ngụy quyền, ngụy quân, ngụy Mãn Châu” hoặc “chính phủ ngụy” do các chính phủ này được đế quốc Nhật Bản lập ra nhằm hợp thức hóa sự xâm lược của mình đối với Trung Quốc. Thuật ngữ này còn được sử dụng phổ biến trên các kênh truyền thông, sách báo, phim ảnh Trung Quốc và Đài Loan [của Quốc dân đảng] cho tới tận ngày nay.

Giai đoạn 1895-1945, bán đảo Triều Tiên bị đế quốc Nhật Bản đô hộ, hàng trăm ngàn người Triều Tiên [gồm cả người Hàn Quốc và người Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên hiện nay] đã cộng tác với đế quốc Nhật Bản đàn áp phong trào đấu tranh của đồng bào mình, vì vậy ngày nay, sử sách Hàn Quốc và Triều Tiên đều gọi những người này là “ngụy quân”. Sau khi giành được độc lập, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên đã bắt giam hoặc tiến hành xử bắn hàng loạt người từng hợp tác với đế quốc Nhật trước đây.

Còn tại Hàn Quốc, trong Hiến pháp có hẳn một quy định về đối tượng này. Trung tâm Sự thật và Công lý lịch sử Hàn Quốc [CHTJ] đã lập ra một danh sách những người từng cộng tác với đế quốc Nhật giai đoạn 1895-1945 để xem xét về lý lịch đối với con, cháu của họ. Ở phương Tây, thuật ngữ “ngụy quyền” còn có các cách gọi khác, đó là “chính quyền tay sai”, hoặc “chính phủ bù nhìn, chế độ tay sai, nhà nước con rối” [puppet state, puppet regime].

Với ý nghĩa là một danh từ, “ngụy” dùng để chỉ địa danh, tên gọi tại Trung Quốc trước đây, như nước Ngụy thời Xuân Thu Chiến Quốc - một nước chư hầu thời Tây Chu, nhà Tào Ngụy thời Tam quốc, huyện Ngụy ở phía Nam tỉnh Hà Bắc [Trung Quốc] ngày nay hay dòng họ Ngụy tại Đông Nam Á. Từ “Ngụy” này được viết hoa.

Như vậy có thể thấy, chữ “ngụy” là sản phẩm ngôn ngữ của nhiều nước trên thế giới, không phải do người Việt tự tạo trong thời gian gần đây. Đó là cách gọi của sự giả tạo, không thật, không chính danh chứ không phải là áp đặt cho sự xấu xa của tất cả những thành tố được ghép với chữ “ngụy”. Những người khó chịu, mẫn cảm, dị ứng từ “ngụy” này là những người thiếu kiến thức, thiếu thông tin về cuộc chiến Việt - Pháp, Việt - Mỹ, mù mờ, mơ hồ, chưa biết nhiều vấn đề trong lịch sử, họ không hiểu bản chất, ý nghĩa của từ “ngụy” theo góc độ thuật ngữ chính trị. Họ tưởng rằng từ “ngụy” là một từ gì đó mang tính lăng mạ, miệt thị, mạt sát...

Thật ra, chữ “ngụy” đã được sử dụng từ rất lâu trong lịch sử Việt Nam, nhằm ám chỉ những chế độ, triều đình mang tính không chính danh, soán quyền, đoạt ngôi. Nhà sử học Trần Trọng Kim, trong cuốn sách “Việt Nam sử lược” đã viết: “Những người làm quốc sử nước Tàu và nước ta thường chia những nhà làm vua ra chính thống và ngụy triều. Nhà nào, một là đánh giặc mở nước, sáng lập ra cơ nghiệp, hai là được kế truyền phân minh, thần dân đều phục, ba là dẹp loạn yên dân thì cho là chính thống. Nhà nào, một là làm bề tôi mà cướp ngôi, làm sự thoán đoạt không thành; hai là xưng đế, xưng vương ở chỗ rừng núi, hay là ở đất biên địa; ba là những người ngoại chủng vào chiếm nước làm vua, thì cho là ngụy triều”. Ví dụ, nhà Mạc soán ngôi nhà Hậu Lê nên bị các sử gia thời Lê Trung hưng gọi là “ngụy Mạc”. Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam năm 2007 định nghĩa: “Ngụy quyền là chính quyền bản xứ do thế lực nước ngoài dựng lên, nuôi dưỡng, sử dụng làm công cụ xâm lược, nô dịch họ”. Như vậy, theo các định nghĩa đã nêu, đương nhiên không phải bàn cãi thì cả chính quyền Bảo Đại [1949-1954] và chính quyền Sài Gòn [1954-1975] do Pháp và Mỹ dựng lên ở Việt Nam đều là “ngụy quyền”.

Vậy thì, cách gọi “ngụy” tại Việt Nam có từ bao giờ? Nó dùng để ám chỉ ai? Tại sao Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa đều là “ngụy quyền”? Để khách quan và công bằng, chúng ta cùng phân tích, làm rõ nguồn gốc ra đời và tính chính danh của chính quyền Quốc gia Việt Nam thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa thời Mỹ xâm lược để thấy được lý do vì sao không thể bỏ chữ “ngụy”. Mời độc giả đón đọc kỳ sau.

Chủ Đề