Bảo lãnh thanh toán hợp đồng là gì

Bảo lãnh thanh toán là cam kết giữa Doanh nghiệp với bên nhận Bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho Khách hàng . Việc bảo lãnh thanh toán được thực hiện trong trường hợp Khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.

  • Dịch vụ bảo lãnh thanh toán là việc Công ty cam kết sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bụ trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình trong hợp đồng.
  • Công ty vận tải phượng hoàng không bảo lãnh việc bên đối tác có thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình cho bên thụ hưởng hay không mà chỉ đảm bảo sự thanh toán trong phạm vi số tiền trong giấy bảo lãnh.

Bảo lãnh ngân hàng là sự đảm bảo cho bên thụ hưởng trong trường hợp nếu những hoạt động được chỉ rõ trong hợp đồng không được thực hiện vì bất kỳ lí do nào thì bên thụ hưởng sẽ được quyền hưởng tiền đền bù. Bảo lãnh mang lại cho khách hàng những tiện ích gì?

  • Giảm thiểu rủi ro.
  • Khách hàng không phải thanh toán ngay cho bên đối tác vì đã có bảo lãnh của ngân hàng do đó có cơ hội trì hoãn việc thanh toán và làm tăng tài sản lưu thông hiện có.

Xem thêm  Top các doanh nghiệp Vận tải hàng đầu tại Việt Nam

Là sự bảo đảm bồi hoàn cho người thụ hưởng bảo lãnh nếu có bất kỳ nhược điểm nào trong vận chuyển hàng hóa,..v.v…hoặc bên đối tác không bảo dưỡng máy móc vì bất kỳ lí do nào. Số tiền bảo lãnh phải được đồng ý trong hợp đồng và ngày hết hạn phụ thuộc vào phạm vi hoạt động, mục đích bảo lãnh..v.v…

Là sự bảo đảm bồi hoàn cho người thụ hưởng bảo lãnh trong trường hợp nếu bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng [ví dụ: cung cấp dịch vụ, hiệu suất làm việc..v.v..] số tiền trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng phải được sự đồng ý của các bên.

Mục đích là giảm thiểu rủi ro về thanh toán tiền hàng cho người bán hàng/xuất khẩu. Vì lí do này, bảo lãnh thanh toán sẽ là sự đảm bảo thanh toán số hàng hóa cho người bán hàng/xuất khẩu nếu người mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn. Số tiền bảo lãnh thanh toán thường chính là giá trị hàng hóa và số phí phải trả cho số ngày kéo dài thêm vì đòi bồi thường.

  • Bảo lãnh nhận hàng tạo điều kiện cho khách hàng có thể lấy hàng trước khi nhận được bộ chứng từ vận chuyển và cho bất kỳ một lí do nào khác như thay thế vận đơn đường biển cũ đã bị thất lạc.
  • Bảo lãnh nhận hàng thường được phát hành kèm với Thư tín dụng.
  • Bảo lãnh nhận hàng là sự bảo đảm từ phía ngân hàng [sau khi đã ký kết với người mua/ nhà nhập khẩu] cho Công ty vận chuyển hoặc Nhà xuất khẩu cho việc giao hàng hóa mà chưa cần xuất trình vận đơn đường biển.

Xem thêm  Nghị định 86/2014/NĐ-CP kinh doanh điều kiện kinh doanh vận tải

Bãi xe Phượng Hoàng, QL1A, Kp 4, P.An Phú Đông, Q.12, Tp.HCM [08] 22 48 48 05 – [08] 22 48 48 06 Phòng Kinh Doanh [08] 37 19 79 70 – Fax: [08] 37157140 0982 122 017 – 0903 66 00 35

  • Bảo lãnh thanh toán là Cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.

Quy định mới nhất về bảo lãnh thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa? Khái niệm bảo lãnh thanh toán? Hạn mức bảo lãnh thanh toán đối với hợp đồng mua bán hàng hóa?

Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại giao dịch dân sự rất quan trọng và thông dụng trong đời sống. Việc thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa cũng là một trong những điều khoản mà các chủ thể khi tham gia thực hiện hợp đồng rất quan tâm. Việc bảo lãnh thanh toán trong hợp đồng thanh toán là một trong những phương thức được áp dụng nhiều nhất. Vậy quy định pháp luật về việc bảo lãnh thanh toán trong hợp đồng mua bán được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có những kiến thức pháp lý cụ thể và chi tiết nhất về vấn đề này.

1. Căn cứ pháp lý:

      Bộ luật dân sự năm 2015 

2.Giải quyết vấn đề:

Thứ nhất, quy định về bảo lãnh hợp đồng

Tại Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bảo lãnh như sau:

“Bảo lãnh là việc người thứ ba [sau đây gọi là bên bảo lãnh] cam kết với bên có quyền [sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [sau đây gọi là bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”

Như vậy, ta có thể hiểu rằng bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của họ đối với mình.

 Thứ hai, quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những hợp đồng thông dụng, theo đó bên bán có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là vật và tài sản của một trong hai bên. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là vật thì vật phải được xác định bằng giá trị sử dụng, chủng loại, số lượng và chất lượng. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán.

Chất lượng của hàng hóa mua bán do các bên thỏa thuận, nếu đã được đăng ký hoặc theo quy định, khi không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì xác định theo mục đích sử dụng và chất lượng trung bình của vật cùng loại.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thương mại quốc tế, mua bán hàng hoá quốc tế mới nhất năm 2022

Giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn thực hiện hợp đồng do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Giá cả cũng có thể do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Các bên có thể thỏa thuận áp dụng hệ số trượt giá khi có biến động về giá. Bên bán hàng hóa có thể giao tài sản, hàng hóa trước thời hạn nếu được bên mua đồng ý.

Thứ ba, quy định về bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Loại hình bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản của bên thứ ba,theo đó, tổ chức, cá nhân [ bên bảo lãnh] cam kết với bên có quyền [ bên nhận bảo lãnh] sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc doanh nghiệp nhà nước sử dụng tài sản được giao để trả nợ thay cho bên có nghĩa vụ [ bên được bảo lãnh], nếu đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ.

Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba trong mua bán hàng hóa áp dụng trong trường hợp người có nghĩa vụ cần sự bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba. Trong quan hệ bảo đảm nghĩa vụ có bên bảo lãnh, xuất hiện hai quan hệ hợp đồng: quan hệ hợp đồng giữa bên bảo lãnh [bên thứ ba] với bên có quyền [bên nhận bảo lãnh] và quan hệ hợp đồng giữa bên có quyền [bên nhận bảo lãnh] với bên có nghĩa vụ [bên được bảo lãnh].

Việc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba được thực hiện bằng biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản . Việc cầm cố, thế chấp tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh được áp dụng theo các quy định của pháp luật về cầm cố, thế chấp. Văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh gọi là hợp đồng bảo lãnh. Hợp đồng bảo lãnh trong trường hợp này có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi cụ thể thành điều khoản trong hợp đồng chính.

Thứ tư, quy định về bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Dùng uy tín về phương diện xã hội của tổ chức chính trị – xã hội để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự như của người bảo lãnh đối với người được bảo lãnh.

Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội được quy định tại Điều  344 và Điều 345 của  Bộ luật dân sự năm 2015 . Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chức trị – xã hội có các đặc điểm như sau:

+ Người bảo lãnh là những tổ chức chính trị- xã hội tại cơ sở

+ Bên nhận bảo lãnh sẽ là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng

Xem thêm: Khái niệm, vai trò và phân loại lực lượng bán hàng của doanh nghiệp?

+ Phạm vi bảo lãnh bằng tín chấp hẹp hơn bảo lãnh thông thường. Chỉ bảo đảm cho việc vay một khoản tiền nhỏ của cá nhân, hộ gia đình nghèo tại ngân hàng với mục đích sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ

+ Hình thức bảo lãnh bằng tín chấp nhất thiết phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất vay

+ Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng phải được quy định cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng.

Thứ năm, quy định về bảo lãnh bằng ngân hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Loại hình bảo lãnh bằng việc tổ chức tín dụng là bên bảo lãnh cam kết với bên có quyền là bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng là bên được bảo lãnh, nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ.

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh dưới các hình thức bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán hợp đồng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu… Người được bảo lãnh có thể là tổ chức hoặc cá nhân.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ có tổ chức tín dụng được ngân hàng nhà nước cấp phép mới được cấp bảo lãnh với tính chất là một hoạt động kinh doanh.

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Quan điểm tập trung vào bán hàng trong marketing là gì? Đánh giá quan điểm?

A và B ký một hợp đồng mua bán một lô hàng là vật liệu may mặc,theo đó A có nghĩa vụ giao hàng cho B, B có nghĩa vụ trả tiền cho A. Nghĩa vụ trả tiền của B do C đứng ra bảo lãnh. Sau khi A giao hàng cho B, có dấu hiệu lừa dối về chất lượng sản phẩm, dẫn đến hợp đồng có khả năng bị tuyên vô hiệu. Nhưng B không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu và B đã không thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Đến thời hạn có nghĩa vụ thanh toán hợp đồng, A yêu cầu C thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Hỏi:

1. C có quyền tuyên bố vô hiệu hợp đồng giữa A và B không?

2. Giải pháp pháp lý nào bảo vệ C khi tòa án yêu cầu vô hiệu của C?

Luật sư tư vấn:

Bộ luật dân sự năm 2015 

2. Giải quyết vấn đề:

– Căn cứ Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Xem thêm: Thư bảo lãnh hoàn tạm ứng là gì? Phí và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng?

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b] Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c] Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

– Căn cứ Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

“Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”

Trong trường hợp giao dịch mua bán hàng hoá giữa A và B có vấn đề về việc đối tượng của hợp đồng là hàng hoá không đảm bảo chất lượng như thoả thuận thì đây không phải là điều kiện dẫn đến sự vô hiệu của giao dịch dân sự. Việc hàng hoá mà A cung cấp không đảm bảo chất lượng theo thoả thuận trong hợp đồng thì đặt ra vấn đề A vi phạm hợp đồng.

Trong trường hợp A vi phạm thoả thuận trong hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm phạt vi phạm  hợp đồng theo thoả thuận giữa A và B. 

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

– Căn cứ Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về như sau:

“Điều 335. Bảo lãnh

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba [sau đây gọi là bên bảo lãnh] cam kết với bên có quyền [sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [sau đây gọi là bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”

Nếu B không thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho A theo thoả thuận đã cam kết trong hợp đồng thì C có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ thay cho B. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bên A cũng đã không thực hiện đúng như thoả thuận đã cam kết về đối tượng của hợp đồng. Do đó, trong trường hợp này, bên A và bên B tự thoả thuận với nhau về điều khoản phạt vi phạm hợp đồng. Nếu không thoả thuận được, một trong hai bên có quyền khởi kiện ra toà án yêu cầu giải quyết.

Trên đây là toàn bộ những quy định pháp luật cũng như ví dụ cụ thể về bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Hi vọng bài viết trên đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có những kiến thức pháp lý về hợp đồng nói chung và bảo lãnh hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng.

Video liên quan

Chủ Đề