Bao lâu thì bé mọc răng

Thông thường, sự chênh lệch về thời kì mọc răng sữa ở trẻ sẽ không khác nhiều so với bạn cùng trang lứa. Vậy, khi nào bé sẽ nứt lợi mọc răng?

Các dấu hiệu, biểu hiện trẻ sắp mọc răng

Thời điểm nứt lợi mọc răng của mỗi trẻ không giống nhau, có trẻ mọc sớm từ 4 - 5 tháng, có trẻ mọc muộn sau 10 tháng. Trường hợp bé mọc răng muộn, mẹ có thể tham khảo tới các nguyên nhân như:

  • Trẻ đẻ thiếu tháng, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, thiếu chất.
  • Yếu tố di truyền từ gia đình.
  • Trẻ thiếu canxi, vitamin D và các dưỡng chất khác dẫn đến chậm lớn, suy dinh dưỡng.
  • Trẻ được cho ăn dặm muộn dẫn tới nướu không được kích thích bằng phản xạ nhai, nuốt.
  • Do cơ địa mỗi bé khác nhau.

Thông thường, sự chênh lệch trong thời gian nứt lợi mọc răng sữa ở trẻ sẽ không quá một năm so với trẻ khác. Mẹ có thể theo dõi dấu hiệu nứt lợi mọc răng của trẻ qua những dấu hiệu đặc trưng sau:

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ mọc răng là nứt lợi, sưng lợi, nướu sưng, viêm tấy đỏ đôi khi bị loét. Điều này khiến trẻ khó chịu, cáu và thường quấy khóc, ăn uống kém.

Sưng nứt lợi mọc răng khiến trẻ khó chịu, cáu và thường quấy khóc, ăn uống kém.

Khi mọc răng, cơ thể trẻ thường mệt mỏi, ít ngủ, khó chịu trong người do những rối loạn biến đổi bên trong cơ thể.

Đa số trẻ sắp mọc răng thường bị chảy nhiều nước miếng, thích gặm, cắn mọi thứ xung quanh do ngứa lợi. Một số trẻ còn bị rối loạn tiêu hóa nhẹ, dân gian thường gọi là “tướt mọc răng”.

Trẻ thường sốt nhẹ, tuy nhiên cha mẹ không cần cho trẻ uống hạ sốt nếu nhiệt độ dưới 38,5 độ C, thay vào đó mẹ cho bé bú nhiều, mặc quần áo thoáng mát. Dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C.

Những biểu hiện bé mọc răng bao gồm nứt lợi, sưng lợi, chảy nước miếng liên tục, kèm theo sự khó chịu, biếng ăn và quấy khóc ở con, một số sẽ thêm sốt nhẹ, hay cắn, gặm...

Nhứng triệu chứng này thường xảy ra trước khi răng bé nhú lên từ ba đến năm ngày và kết thúc sau năm đến bảy ngày. Các triệu chứng sưng lợi có thể nặng hơn khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Tuy vậy, đây là những biểu hiện của quá trình chuyển đổi bình thường của cơ thể trẻ nên bố mẹ hãy yên tâm nha.

Ngoài ra, khi mọc răng, nướu của trẻ phải nứt ra để răng trồi lên dễ dẫn đến nhiễm trùng vùng răng miệng nếu mẹ không vệ sinh cẩn thận cho con. Sự khó chịu khi nứt lợi mọc răng ở trẻ khiến con quấy khóc nhiều hơn và sụt cân.

Sự khó chịu khi nứt lợi mọc răng ở trẻ khiến con quấy khóc nhiều hơn và sụt cân

 Do đó, cha mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ bằng gạc y tế và nước muối sinh lý.

Cha mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh để chăm sóc trẻ trong quá trình mọc răng. Trường hợp trẻ bị sốt cao, dấu hiệu viêm nhiễm vùng nướu thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để được trị giảm triệu chứng khó chịu cho trẻ.

Làm thế nào để giảm đau đớn cho trẻ nứt lợi mọc răng?

Theo các chuyên gia Viện Nhi khoa Mỹ [APD], để giảm các triệu chứng khó chịu của trẻ khi nứt lợi mọc răng, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

Dùng khăn ẩm ướp lạnh để lau miệng cho trẻ hoặc cho trẻ ngậm kẹo lạnh.

Dùng thuốc không cần kê đơn có tác dụng giảm đau như Tylenol nhưng mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng và thời gian sử dụng. Riêng các thuốc gây tê có chứa thành phần benzocaine cần cẩn trọng, không nên cho nứt lợi mọc răng ở trẻ dùng để tránh ngộ độc.

Bạn có thể cho trẻ ngậm ti giả để giảm cảm giác đau âm ỉ làm trẻ mất ngủ. Vào ban ngày có thể đưa trẻ đi chơi để bé quên cơn đau và tâm trạng thoải mái hơn.

Một số loại thuốc giảm đau có thể sử dụng cho trẻ như: Advil, Motrin, Tylenol nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên cho con để tránh các bệnh răng miệng. Đồng thời, khi thấy con nước dãi chảy nhiều xuống cổ, ngực thì phải vệ sinh, lau khô ngay vì có thể gây viêm da, phát ban.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ để tránh các bệnh răng miệng

Cha mẹ không được dùng Aspirin để hạ sốt cho con dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả uống hay chà lên nướu nhé. Không dùng cồn hoặc những loại gel được khuyến nghị có hại chà vào nướu con với mong muốn giảm sưng, vì điều này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ C, cha mẹ có thể dùng Paracetamol để hạ sốt với liều lượng 10 - 15mg cho 1 kg cân nặng, cứ 4 giờ cho con uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ thì không cần uống thuốc, còn nếu trẻ sốt cao kèm tiêu chảy, cha mẹ nên chủ động đưa đi khám vì có thể nguyên nhân do căn bệnh khác ngoài mọc răng.

Các dấu hiệu khó chịu khi trẻ nứt lợi mọc răng như sưng lợi, sốt, rối loạn tiêu hóa đều là biểu hiện sinh lý bình thường của con nên cha mẹ không nên quá lo lắng. Thay vào đó hãy giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ, đưa bé đi kiểm tra 6 tháng định kì để sớm phát hiện và điều trị những bệnh răng miệng, bảo vệ răng sữa của bé luôn chắc khỏe.

Thanh Hoa

Thời điểm các bé mọc răng hàm trong bao lâu thì hết? Các dấu hiệu mọc răng là gì ở trẻ nhỏ? Cách chăm sóc răng miệng ra sao? Là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ khi lần đầu tiên con mọc răng hàm. Muốn có được những câu trả lời cho vấn đề trên thì hãy đọc ngay bài viết này.

1/ Bé mọc răng hàm trong bao lâu?

Răng hàm là răng vô cùng quan trọng trong quá trình nghiền nát thức ăn trước khi xuống dạ dày. Nó giúp cho hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn, chất dinh dưỡng được hấp thu tối đa. Chính vì lý do đó mà răng hàm có vai trò vô cùng quan trọng trên hàm răng. Vậy bé mọc răng hàm trong bao lâu?

Răng hàm của trẻ sẽ bắt đầu mọc sau khi các răng cửa mọc hoàn chỉnh, thông thường các răng sẽ bắt đầu mọc trong khoảng thời gian từ 13 – 19 tháng tuổi. Và các răng hàm trên sẽ bắt đầu mọc đầu tiên, cách vị trí răng cửa 1 khoảng để tạo chỗ trống cho răng nanh mọc lên.

Từ tháng tuổi thứ 14 – 18 hai chiếc răng hàm hàm dưới sẽ mọc. Chúng mọc đối xứng với hai chiếc hàm trên và lúc này 4 chiếc răng hàm đã hoàn thiện.

Bé mọc răng hàm trong bao lâu

Bé mọc răng hàm trong bao lâu?

Và tiếp tục đến khoảng thời gian từ 23 – 31 tháng tuổi hai chiếc răng hàm dưới bên cạnh sẽ tiếp tục mọc. Và 25 – 33 tháng tuổi thì các răng hàm trên sẽ mọc để hoàn thiện tất cả răng hàm của trẻ. Lúc này khi các răng này mọc lên thì các triệu chứng không còn nặng và gây ra nhiều khó chịu như các chiếc răng ban đầu nữa.

Và thời gian trên là thời gian mọc răng hàm sữa, đến tầm 5 – 6 tuổi bé sẽ lại mọc răng hàm mới, chúng sẽ tồn tại với bé đến hết cuộc đời. Và răng hàm thường sẽ mọc lâu hơn các răng khác trên cung hàm nhưng nó chỉ kéo dài vài ngày. Các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng mà nên chú ý nhiều hơn đến các dấu hiệu và giúp bé giảm khó chịu trong thời gian này.

2/ Dấu hiệu khi trẻ mọc răng hàm là gì?

Bé mọc răng hàm trong bao lâu là vấn đề bố mẹ không cần quá lo lắng mà hãy chú ý đến những dấu hiệu khi trẻ mọc răng. Dưới đây là một số dấu hiệu mà bố mẹ cần quan tâm:

Trẻ mọc răng thường lười ăn: Do răng hàm chuẩn bị nhú lên khiến nướu khó chịu, đau, sưng nên sẽ làm trẻ lười ăn hơn so với bình thường. Lúc này cả việc uống sữa cũng làm bé không chịu uống nên bố mẹ cần chú ý nhiều hơn ở giai đoạn này

Dãi chảy ra nhiều hơn: Khi trẻ mọc răng thì dây thần kinh thứ 5 sẽ được não kích thích, làm cho tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn. Cùng với đó khoang miệng của trẻ còn nông, việc nuốt nước bọt chưa được linh động khiến dãi chảy ra ngoài

Trẻ mọc răng thường quấy khóc, lười ăn

Trẻ sẽ bị sốt trong mấy ngày đầu: Nướu trong những ngày này thường rất nhạy cảm do sưng và chuẩn bị nứt ra để răng mọc lên. Chính vì vậy đây sẽ là vị trí dễ bị các vi khuẩn tấn công gây sốt

Hay cắn, nhai mọi vật xung quanh: Dù không chịu ăn uống nhưng trẻ rất hay ngậm, nhai những đồ vật xung quanh mà trẻ có thể lấy được. Việc này sẽ giúp cho lợi bớt khó chịu, ngứa ngáy

Trẻ thường hay quấy khóc: Do nướu đang bị nứt, gây khó chịu, sốt nên trẻ sẽ quấy khóc, nhất là vào ban đêm

Trẻ bị tiêu chảy hay có tên gọi khác là đi tướt mọc răng: Do lúc này sức đề kháng của bé kém, dễ bị vi khuẩn tấn công nên gây ra tình trạng đi tướt. Nhưng bố mẹ cũng cần chú ý nhiều hơn ở giai đoạn này vì rất nhiều người nhầm lẫn với các bệnh lý khác gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe bé.

Trên đây là những dấu hiệu mà trẻ mọc răng hàm có thể gặp phải bố mẹ cần chú ý và chăm sóc tốt cho bé giai đoạn này để tránh sau khi mọc răng trẻ sẽ bị sụt cân, thiếu dinh dưỡng. Việc này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

3/ Bé sưng lợi bao lâu thì mọc răng hàm?

Bé sưng lợi trong bao lâu thì mọc răng hay bé mọc răng hàm trong bao lâu là những câu hỏi luôn được các bố mẹ đặt ra khi con bắt đầu mọc răng hàm. Thông thường mỗi lần mọc răng lợi của bé sẽ sưng tấy, đau nhức đến khi răng của bé chồi lên khỏi nướu.

Một chiếc răng hàm khi nhú lên khỏi nướu sẽ mất khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày. Trước đó tình trạng sưng nướu sẽ bắt đầu trước ở trong khoảng thời gian 4 – 7 ngày. Tùy tình trạng sức khỏe và răng miệng của bé mà thời gian này có thể dài hoặc ngắn hơn.

Mọc răng hàm sẽ sưng lợi trong bao lâu?

Và tình trạng sốt khi mọc răng cũng là vấn đề thường hay gặp phải và sốt mọc răng còn tùy thuộc vào việc mọc răng của trẻ, bởi răng hàm không mọc liên tiếp mà sẽ có những khoảng nghỉ giữa thời gian mọc các răng. Thời gian sốt sẽ là 4 ngày trước khi mọc răng và 4 ngày sau khi răng đã mọc lên hoàn toàn.

Khoảng thời gian sưng, sốt khi mọc răng sẽ làm bé rất khó chịu, bởi vậy nên bạn cần giúp bé giảm đi những khó chịu này.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

4/ Cách giảm đau trong thời gian trẻ mọc răng hàm

Để giải đáp rõ hơn nữa về thời gian bé mọc răng hàm trong bao lâu? Trong mỗi tình trạng răng miệng, sức khỏe của bé khác nhau mà có thời gian mọc răng khác nhau. Nhưng trong thời gian mọc răng chắc chắn sẽ làm bé không thể thoải mái ăn uống, sinh hoạt được như bình thường. Bởi vậy nên bố mẹ cần thực hiện tốt những vấn đề sau đây:

Khi mọc răng trẻ sẽ sốt, mẹ cần hạ sốt cho bé bằng cách dùng khăn ấm lau người cho trẻ, nhất là những bộ phận như trán, nách, bẹn. Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, lau lưng trẻ thường xuyên tránh việc mặc ấm khiến toát mồ hôi chúng có thể ngấm ngược lại cơ thể gây viêm phổi, viêm phế quản

Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 thì nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ kê thuốc hạ sốt phù hợp. Tránh việc sử dụng thuốc tràn lan, không đúng liều dùng sẽ gây những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ

Trẻ chắc chắn trong thời gian này sẽ không chịu ăn uống nên bố mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn của bé hàng ngày. Đừng bắt ép bé phải ăn nhiều, ăn no ngay một bữa như bình thường, điều này sẽ làm bé sợ ăn uống, khó quấy nhiều hơn

Nướu sưng nên hãy cho bé ăn những thực phẩm được nghiền nát, nấu nhừ, dễ nuốt. Và đặc biệt nên cho bé ăn nhiều đồ ăn mát để giảm đau, dễ chịu hơn

Nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, loãng

Nên cho bé ăn thêm một số hoa quả, rau củ hoặc một số đồ uống có chứa vitamin C, A, chất sơ để giảm viêm nhiễm, sưng nướu

Nên chú ý đến bệnh lý tiêu chảy của bé, thăm khám với bác sĩ để có hướng dẫn sử dụng men tiêu hóa phù hợ, giúp tình trạng đi tướt được giảm tối đa

Vệ sinh răng miệng cho bé bằng khăn sạch, mềm sau ăn 30 – 60 phút để làm sạch những thức ăn thừa, vi khuẩn có hại trong khoang miệng và trên răng

Vệ sinh phòng và đồ chơi của bé thường xuyên, trong giai đoạn này nên chuẩn bị cho trẻ một vài đồ chơi mềm, an toàn với sức khỏe để trẻ có thể nhai khi ngứa nướu

Bạn có thể massage nướu cho bé bằng băng gạc sạch, mềm để nướu bớt đau nhức, khó chịu

Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như sốt cao, ngủ li bì, bỏ ăn kéo dài, tiêu chảy nhiều ngày không giảm thì đưa trẻ đi khám ngay. Việc này sẽ giúp bác sĩ chuẩn đoán xem trẻ mọc răng hay mắc các bệnh lý khác.

Video liên quan

Chủ Đề