Tại sao lao động vừa là quyền vừa là nghĩa vụ

Quyền bầu cử của công dân

Tại sao nói bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân? Quyền và nghĩa vụ bầu cử của công dân được quy định thế nào?

Bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân

Bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân

2. Tại sao nói bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân?

Bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân bởi vì các lí do sau:

Bầu cử là một thể chế dân chủ đã có từ lâu. Bản chất Nhà nước ta gắn liền với bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhân dân lao động tự tổ chức ra Nhà nước để tiến hành quản lý xã hội. Từ đó, chế độ bầu cử trong chủ nghĩa xã hội khác hẳn về bản chất so với các chế độ xã hội trước đó.

Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành; là nơi để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của mình trong cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chính vì vậy, tham gia bầu cử vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm vẻ vang của công dân.

3. Quyền bầu cử của công dân

Công dân được bầu cử khi nào?

Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật trong việc được lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền bầu cử bao gồm việc giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại diện cho mình tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Công dân được thực hiện quyền bầu cử của mình khi đủ các điều kiện sau:

  • Là công dân nước CHXHCN Việt Nam
  • Đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày bầu cử

Quyền bầu cử bao gồm việc ứng cử, đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu

4. Nguyên tắc bầu cử

Bầu cử ở Việt Nam phải tuân theo 4 nguyên tắc:

  • Nguyên tắc phổ thông
  • Nguyên tắc bỏ phiếu kín
  • Nguyên tắc trực tiếp
  • Nguyên tắc bình đẳng

Để biết chi tiết về các nguyên tắc này, mời các bạn tham khảo bài viết: Chế độ bầu cử

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Tại sao nói bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân? Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Cập nhật: 15/05/2021

Mục lục bài viết

  • Trả lời:
  • I Cơ sở pháp lý:
  • II Nội dung phân tích
  • Quy định của pháp luật về việc học tập của công dân
  • Tại sao Pháp luật lại quy định học tập là quyền và nghĩa vụ?
  • Lý luận về nguyên tắc “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định”

Em xin chân thành cảm ơn, em mong mình có thể nhận được câu trả lời sớm nhất có thể

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật dân sựcủa công ty Luật Minh Khuê.

Luật sư tư vấn luật dân sựgọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

I Cơ sở pháp lý:

Luật giáo dục năm 2005 được sủa đổi bổ sung năm 2009

II Nội dung phân tích

Quy định của pháp luật về việc học tập của công dân

Theo quy định tại Điều 10 Luật giáo dục năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:

Điều10.Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

Tại sao Pháp luật lại quy định học tập là quyền và nghĩa vụ?

Để hiểu được quy định này trước tiên bạn phải hiểu được hai từ thế nào là "quyền" và thế nào là" nghĩa vụ"

Theo từ điển Tiêng Việt quyền được hiểu làđiều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi.NHư vậy quyền được học tập là quyền được nhà nước xã hội cho phép công dân thuộc bất kỳ mọi tầng lớp không phân dân tộc giới tinh địa vị đều được học hỏi và được pháp luật bảo đảm như một quyền của công dân như quyền được sống,được tự do,được mưu cầu hạnh phúc...

Nghĩa vụ được hiểu là bổn phận của con người,việc bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác mà pháp luật hay đạo đức quy định.Nghĩa vụ học tâp của công dân được hiểu là công dân có nghĩa vụ phải học tập học tập không chỉ thể hiện trách nhiệm với bản thân mình mà còn thể hiện trách nhiệm với đất nước, góp phần phát triển đất nước, giúp nước,cứu nước...

Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà nước. Do đó, học tậpvừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Vì thông qua học tập, nhân dân trực tiếp tích luỹ kiến thức cho bản thân mình, trở thành một công dân kiểu mẫu, có ích cho gia đình, xã hội, đất nước; thông qua học tập mà nhân dân góp phần tham gia việc thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội, tạo ra các thành tựu phục vụ cho mục đích lao động, sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Lý luận về nguyên tắc “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định”

Nhà nước là chủ thể độc quyền ban hành pháp luật. Vì thế, về nguyên tắc, pháp luật của nhà nước phải khách quan để bảo đảm lợi ích của công dân và duy trì bình thường việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Ở nước ta, Quốc hội là cơ quan dân cử tiêu biểu nhất, có khả năng nhất trong việc thể chế hóa ý nguyện của nhân dân một cách trung thực và toàn diện; đặc biệt trong việc xây dựng mối quan hệ cơ bản giữa nhà nước với công dân.

Để thể chế hóa nguyên lý đại diện trên, đồng thời “khắc phục sự vi phạm quyền con người, quyền công dân do thiếu sót của Nhà nước từ hoạt động lập pháp, lập quy”, Hiến pháp năm 1992 khẳng định một tư tưởng chỉ đạo hay nguyên tắc nền tảng cho việc xác lập địa vị pháp lý của công dân:Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định.Ngay từ năm 1992, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa VIII- luật gia kỳ cựu Phùng Văn Tửu - đã bình luận: “Ở đây nói luật chứ không phải pháp luật. Như vậy là sau khi có Hiến pháp mới thì chỉ có luật do Quốc hội thông qua mới quy định về quyền và nghĩa vụ công dân. Còn các văn bản dưới luật chỉ là hướng dẫn cụ thể việc thực hiện. Đó cũng là một trong nhiều thí dụ khác chứng tỏ quyết tâm của Nhà nước ta xây dựng nhà nước pháp quyền, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Đây cũng chính là quy định mới mang tính nền tảng đối với hoạt động lập pháp của Nhà nước ta nói chung, Quốc hội nói riêng. Điều này, một lần nữa, thể hiện thái độ trân trọng rất đáng ghi nhận của Nhà nước đối với việc thể chế hóa địa vị pháp lý của công dân, nhằm hạn chế tối đa sự tùy tiện từ phía Nhà nước.

Về mặt hình thức pháp lý,chúng tôi xin diễn giải như sau:

1.Quyền và nghĩa vụ của công dân có thể được chia thành hai loại gồm quyền và nghĩa vụ cơ bản [được quy định mang tính xác lập, khởi đầu trong Hiến pháp - luật cơ bản của Nhà nước] và quyền, nghĩa vụ khác hay quyền, nghĩa vụ không cơ bản [được quy định mang tính xác lập, khởi đầu trong các luật, bộ luật]. Phân tích sâu hơn, chúng ta nhận thấy Hiến pháp chỉ quy định những quyền và nghĩa vụ công dân hoặc có tính quan trọng đặc biệt, hoặc vừa có tính quan trọng đặc biệt vừa có tính khái quát so với quyền và nghĩa vụ luật định. Ví dụ: nghĩa vụ nộp thuế là nghĩa vụ chung được hiến định; còn nghĩa vụ nộp một loại thuế cụ thể như thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu… sẽ do luật định. Hoặc quyền được Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình [theo suy đoán] là quyền chung; còn quyền kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình là quyền cụ thể. Một ví dụ khác, quyền bầu cử là quyền quan trọng đặc biệt vừa có tính chung nên được hiến định: "Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật” [Điều 54 Hiến pháp 1992]. Trong trường hợp này, nếu chỉ lấy việc xác định độ tuổi làm căn cứ thì quyền bầu cử dường như là quyền khá cụ thể; tuy nhiên, nếu tiếp tục xét một số trường hợp công dân tuy đủ tuổi hiến định song vẫn bị tước quyền bầu cử theo luật định [ngoại lệ] thì quyền này lại vẫn mang tính khái quát[5].

2.Bản thân Quốc hội cũng không được ban hành các loại văn bản khác mà nội dung có liên quan đến việc quy định mang tính xác lập, khởi đầu quyền và nghĩa vụ công dân. Chiểu theo cách hiểu trên thì Quốc hội không thể sử dụng Nghị quyết vào việc này. Khoản 3 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật [VBQPPL] quy định: “Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội”. Hệ quả là, không thể suy diễn “các vấn đề khác” ở đây bao hàm mọi thẩm quyền của Quốc hội để ban hành nghị quyết kiểu Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 07/01/2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 hay Nghị quyết số 55/2010/NQ- QH12 ngày 6/12/2010 về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

3.Tất nhiên, Quốc hội cũng không thể ủy quyền cho bất kỳ cơ quan nào khác việc quy định quyền và nghĩa vụ công dân. Như vậy, thật khó mà bào chữa cho sự có mặt của pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thậm chí là Nghị định “không đầu” của Chính phủ quy định về địa vị pháp lý của công dân, nếu chúng ta thượng tôn Hiến pháp.

Về mặt nội dung,theo Luật Ban hành VBQPPL 2008, “Luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực... quyền và nghĩa vụ của công dân” [Khoản 2 Điều 11]. Trong khi đó, các VBQPPL khác hoặc không được Luật này xác định rõ thẩm quyền như trên hoặc nếu được trao thẩm quyền có liên quan, như nghị định do Chính phủ ban hành sẽ “quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện… quyền, nghĩa vụ của công dân” [Điều 14]. Từ đó, có thể hiểu:

1. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền quy định quyền và nghĩa vụ công dân mang tính xác lập, khởi đầu trong Hiến pháp và các đạo luật.

2. Các cơ quan nhà nước khác chỉ có quyền dựa vào Hiến pháp và luật để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành quyền, nghĩa vụ công dân và phải đảm bảo rằng, hoạt động này không được tiến hành trái với tinh thần hiến định, luật định. Ví dụ: Quốc hội đặt ra các thứ thuế kèm theo khung thuế suất chuẩn; cơ quan thuế vụ theo thẩm quyền chỉ có thể tổ chức cho công dân đăng ký mã số thuế, kê khai và nộp thuế [chẳng hạn ở tỉnh A, công dân đăng ký mã số thuế, kê khai và nộp thuế trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế; còn ở tỉnh B, công dân đăng ký mã số thuế, kê khai thuế qua Internet và nộp thuế qua ngân hàng] hoặc cơ quan thuế có quyền ấn định mức thuế suất riêng cho từng đối tượng nộp thuế nhưng không được nằm ngoài khung thuế suất luật định. Nếu hiểu một cách nghiêm ngặt thì các cơ quan này chỉ có thể tác động đến việc hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ của công dân thông qua việc tự mình xây dựng hoặc tham gia xây dựng thủ tục hành chính; thậm chí, trong một số trường hợp, Hiến pháp, luật sẽ quy định về quyền, nghĩa vụ công dân một cách trực tiếp và toàn diện [tuyệt đối].

3. Các cơ quan nhà nước khác không được đặt ra quyền, nghĩa vụ mới so với quyền, nghĩa vụ hiến định và luật định hoặc xóa bỏ quyền, nghĩa vụ hiến định và luật định.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự.

Video liên quan

Chủ Đề