Vì sao ptt vũ đức đam không được vào bct

240252 , 4.47 , #LÝ #GIẢI #TẠI #SAO #PTT #Vũ #Đức #Đam #vẫn #chưa #vào #Bộ #chính #trị #tại #Đại #hội #XIII #của #Đảng

Các bạn vui lòng: Đăng kí kênh-Comment-Like. Để cùng khám phá cuộc đời và sự nghiệp các ngôi sao nổi tiếng nhé! Trân trọng cảm ơn! Vì sao Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vẫn chưa được bầu vào Bộ chính trị, Ban bí thư tại Đại hội XIII của Đảng. 1. Phó thủ tướng không thuộc Bộ chính trị, ban bí thư khóa XII 2. Lĩnh vực phụ trách công tác của Phó thủ tướng đều không thuộc cơ cấu của Bộ chính trị và ban bí thư. 3. Phó thủ tướng vẫn chưa phải Phó thủ tướng thường trực của chính phủ.

Nguồn: //duhochoaky.edu.vn/

Xem thêm các Video Giải trí khác tại: //duhochoaky.edu.vn/giai-tri

Ông Mai Tiến Dũng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, chức vụ tương đương Bộ trưởng nên còn được gọi là Bộ trưởng – vừa “chỉnh nặng” thượng cấp của mình: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

***

Hôm 2 tháng 2, tại buổi họp báo định kỳ của tháng 1, trả lời thắc mắc của báo giới về khả năng Việt Nam có thể dập được đợt dịch COVID-19 vừa bùng phát trong vòng mười ngày, ông Dũng – trong vai trò Phát ngôn viên Chính phủ, chủ trì cuộc họp báo, nói thế này: Chính phủ không công bố thông tin mười ngày dập được dịch. Đây là ý kiến cá nhân thành viên Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19. Ai công bố thì trách nhiệm của người đó, không phải danh nghĩa chính phủ [1]!

Thành viên nào của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 đã tuyên bố sẽ dập được đợt dịch COVID-19 mới bùng phát trong mười ngày khiến ông Dũng hậm hực, nặng lời, tách… “y” ra khỏi chính phủ để cột trách nhiệm vào… “y”?

Người duy nhất trong Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 đề cập đến việc dập được đợt dịch COVID-19 mới bùng phát trong mười ngày là ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế, cấp trên của ông Dũng.

Tuy nhiên ông Đam không tuyên bố sẽ… dập được đợt dịch COVID-19 mới bùng phát trong mười ngày. Tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam về đợt dịch COVID-19 mới bùng phát, ông Đam thay mặt chính phủ nhận địch: Virus SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh hơn và do vậy, ông đề nghị: Chúng ta phải có những biện pháp nhanh hơn virus này, nhanh hơn trước đây và quyết tâm phấn đấu mười ngày sẽ dập tắt dịch [2].

Bởi sự khác biệt về tính chất giữa… đề nghị “phấn đấu mười ngày sẽ dập tắt dịch” với… tuyên bố “dập tắt dịch trong mười ngày” rất lớn, nên báo giới mới hỏi lại ông Dũng cho tỏ tường tại cuộc họp báo mà ông chủ trì. Thay vì giải thích để tránh ngộ nhận, có thể ảnh hưởng đến uy tín của cả ông Đam lẫn chính phủ, ông Dũng làm ngược lại: Cố tình biến ngộ nhận thành sai lầm của ông Đam!

***

Không rõ quan hệ giữa ông Dũng và ông Đam thế nào nhưng việc một thành viên trong nội các dùng báo giới để công khai chỉ trích, hạ thấp uy tín của một trong những cá nhân lãnh đạo chính phủ cho thấy, tôn ti trật tự trong công vụ là thứ không hề tồn tại trong nội các Việt Nam, thành ra ông Dũng mới thản nhiên hành xử như vậy. Vì sao lại thế?...

Cứ xem xét các qui định hiện hành và đối chiếu với thực tế sẽ thấy, Thủ tướng hay các Phó Thủ tướng trong chính phủ Việt Nam không có… quyền đụng đến… ông Dũng – thuộc cấp của họ! Tuy chỉ giữ vai trò Chánh Văn phòng của chính phủ, song ông Dũng lại là Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN suốt hai nhiệm kỳ [11 và 12], thành ra lãnh đạo chính phủ không có… quyền đụng đến ông Dũng nếu… BCH TƯ đảng, Ban Bí thư, Bộ Chính trị chưa… nhất trí xử lý kỷ luật ông Dũng!

“Đạo đức” và “văn minh” của đảng CSVN đã tạo ra… nề nếp kỳ quái đó trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Cộng hòa XHCN Việt Nam! Nề nếp ấy cho phép các thành viên trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam hành xử không giống ai, đồng thời cũng là một trong những yếu tố khiến đảng CSVN hãnh diện, liên tục khẳng định tổ chức chính trị này chính là chuẩn mực của… “đạo đức” và “văn minh”!

Có thể do quá tuổi, không được giới thiệu tái ứng cử vào BCH TƯ nhiệm kỳ 13, lại không đủ thế lực để được công nhận là… trường hợp ngoại lệ, rất… đặc biệt như ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Xuân Phúc, sắp phải về vườn, chẳng còn gì để mất nên ông Dũng nói cho… hả dạ! Đảng không dùng ông thì ông sẽ ngưng, không… xài đảng nữa! Đâu phải tự nhiên mà đảng phải cảnh báo, tình trạng đảng viên đồng loạt bỏ sinh hoạt sau khi nghỉ hưu, lẳng lặng… thoát ly khỏi đảng đang là vấn nạn nghiêm trọng [3]!

Xét cho đến cùng, ông Đam – dù được nhiều người, nhiều giới dành cho nhiều thiện cảm vì “tả xung, hữu đột” chống dịch suốt năm vừa qua – cũng chỉ là một… Ủy viên BCH TƯ đảng như… ông Dũng. Chưa kể, so với ông Dũng, dường như ông Đam yếu thế hơn vì dường như ông chẳng thuộc về phe nào. Ông Dũng có chỉ trích ông Đam nặng hơn thì cũng chẳng thành… điều! So với lẽ chung, “đạo đức” và… “văn minh” của đảng dẫu quái gở song vì bất bình mà chỉ trích coi chừng không còn đất dung thân!

Chú thích

[1] //www.baogiaothong.vn/bo-truong-mai-tien-dung-chinh-phu-khong-cong-bo-10-ngay-dap-duoc-dich-d494678.html

[2] //nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/pho-thu-tuong-vu-duc-dam-quyet-tam-dap-dich-covid-19-trong-10-ngay-633270/

[3] //vov.vn/chinh-tri/canh-bao-tinh-trang-dang-vien-nghi-huu-thoi-viec-la-nghi-luon-sinh-hoat-dang-813559.vov

Hậu Đại hội 13: Lựa chọn lãnh đạo, sao cứ khép kín?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, lần thứ ba liên tiếp trúng cử chức vụ này, gặp gỡ, trao đổi với báo giới ngay sau bế mạc Đại hội 13 hôm 01/2/2021

Việc lựa chọn nhân sự cấp cao tại Đại hội của đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn là một công việc 'khép kín' mà dường như được 'đàm phán trước' nội bộ mà không thể có được sự tham gia của người dân, ý kiến từ giới quan sát thời sự Việt Nam nói với BBC News Tiếng Việt tuần này.

Hôm 04/02/2021, từ Hà Nội, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển, nêu nhận xét với BBC:

"Ở Việt Nam, trong hệ thống chính trị hiện nay, việc được bổ nhiệm, được giữ chức ở những chức vụ quan trọng không hẳn gắn với thành tích của cá nhân.

"Mà việc lựa chọn nhân sự ở Đại hội đảng là một công việc khép kín mà dường như người ta quy hoạch rồi, thỏa thuận rồi, cũng như là đàm phán với nhau một cách nào đó.

Quảng cáo

Hội luận: Những thách đố nào đang chờ ĐCSVN hậu đại hội XIII?

Dịch Covid đang là thách thức lớn nhất của Đảng CSVN sau Đại hội 13

Đảng Cộng sản Việt Nam ở đâu trên thế giới?

Giáo sư Carl Thayer nhận định về VN sau Đại hội 13

"Còn để cho người dân đánh giá, xin thưa là trong những ngày gần đây rất nhiều người dân mong muốn được bỏ phiếu cho ông Vũ Đức Đam làm Thủ tướng, nhưng nó không gắn được với việc ở trên.

"Kể cả những người vào được Bộ Chính trị, tôi nói luôn trường hợp như ông Nguyễn Hòa Bình chẳng hạn, vụ án Hồ Duy Hải là vụ án rất lớn, ảnh hưởng đến nền tư pháp rất ghê, nhưng mà ông ấy vẫn được vào Bộ Chính trị.

"Điều này trong dân chúng đã làm cho người ta thấy rằng tiêu chí đánh giá về thành công hay thất bại của một con người không nằm trong quy trình nhân sự của đảng để sắp xếp những vị tr trong đảng và nhà nước.

"Điều này là rất đặc thù ở Việt Nam mà nhân dân đều nhận thấy, nhưng đây là việc của đảng, của nhà nước, đành chịu thôi."

Vai trò cá nhân trong chủ nghĩa tập thể và nhân sự thế nào?

Nguồn hình ảnh, Pool/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân chụp hình lưu niệm với vợ chồng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và các vị khách khác bên lề thượng đỉnh kinh tế G20 hôm 7/07/2017 tại Hamburg, CHLB Đức

Từ Học viện Chính sách và Phát triển, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, PGS. TS. Phạm Quý Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, bình luận thêm với BBC, nhấn mạnh khía cạnh quan hệ giữa cá nhân và chủ nghĩa tập thể trong cơ chế, bộ máy lãnh đạo của đảng Cộng sản tại Việt Nam hiện nay:

"Có lẽ với cơ chế nào, một cá nhân nào đó không là anh hùng, bởi vì trong chủ nghĩa tập thể vốn làm nền tảng cho cơ chế đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối này, một cá nhân không thể đặt cao hơn lợi ích của đảng được.

"Cho nên đúng là mọi thứ người ta đã quy hoạch trước rồi, hơn nữa, trong một bối cảnh tình hình tham nhũng, rồi tình hình gọi là 'suy thoái' rồi 'tự chuyển biến', 'tự chuyển hóa' rất là lớn, cho nên người ta đặt những tiêu chí ấy ưu tiên hơn là những thành tích mà người dân nhìn thấy.

"Ở một góc cạnh nào đấy, người dân cho rằng vai trò của chính phủ trong thời gian vừa rồi rất năng nổ, ví dụ như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được không chỉ người dân đánh giá, mà còn kể cả những nhà quan sát nước ngoài cũng đánh giá là rất năng nổ.

"Rồi những người như ông Vũ Đức Đam cũng là một trong những người năng nổ và thường xuyên xuất hiện vào những nơi rất khó khăn của vùng dịch.

"Thì họ cũng chỉ là những cá nhân trong thể chế này và phải chấp hành, phải tuân theo những nguyên tắc của đảng, mà đấy cũng chính là những cốt lõi của thể chế này, tức là dựa vào một chủ nghĩa tập thể để người ta quyết định vấn đề nhân sự, chứ không phải là một cá nhân hay một nhóm cá nhân nào đấy," ông Phạm Quý Thọ nói với hội luận của BBC hôm thứ Năm.

"Tập trung hóa" và "nhuốm màu giáo điều"

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam [bìa phải] cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in [giữa] và phu nhân Kim Jung-Sook [trái] sút bóng trước đội tuyển U23 Việt Nam tại Hà Nội ngày 22/03/2018

Cũng đánh giá về Bộ Chính trị sau Đại hội 13 của Đảng CSVN, một tác giả từ Hoa Kỳ cho rằng 18 tân ủy viên có tuổi trung bình "già hơn, nặng quân đội, công an và giảm kỹ trị hơn" so với khóa 12.

Trong bài viết trên trang The Diplomat [02/02/2021], ông Zachary Abuza, nhà nghiên cứu Đông Nam Á từ trường National War College, Hoa Kỳ nói với lứa tuổi trung bình 63, đây là Bộ Chính trị "già, đông nam giới hơn Bộ Chính trị khóa 12".

Quân đội Nhân dân Việt Nam đăng gấp đôi số đại diện trong cơ quan quyền lực cao nhất Việt Nam.

Ở khóa 12, chỉ có Bộ trưởng Quốc phòng [Ngô Xuân Lịch], cựu Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN có ghế trong Bộ Chính trị.

Nay quân đội có hai vị, tướng Lương Cường và tướng Phan Văn Giang.

"Đại diện của công an cũng dày", theo ông Abuza. Ngoài Bộ trưởng Công an Tô Lâm tái cử, thì còn những người các có xuất thân từ bộ này: Phạm Minh Chính từng là Thứ trưởng, Nguyễn Hoà Bình cũng đã từng làm trong Bộ Công an trước khi sang Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Tác giả này cho rằng các thành phần ủy viên phản ánh "xu thế, các ưu tiên và lo ngại" của đảng cầm quyền ở Việt Nam.

TS. Zachary Abuza còn chú ý đến tính đại diện thiếu hụt của các nhân vật kỹ trị, gồm cả Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, người chỉ đạo chiến dịch sáng chói [stellar] chống Covid-19 của Việt Nam.

Điều này cho thấy bất kể tính phức tạp về kinh tế, kỹ thuật, các quyết định quan trọng sẽ thuộc về nhóm cầm quyền "tập trung hóa" và "nhuốm màu giáo điều", ông Abuza nêu quan điểm của mình.

Người dân có quan tâm và bất ngờ về kết quả Đại hội?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều người dân không bất ngờ trước kết quả nhân sự của Đại hội 13 vừa bế mạc, theo ý kiến một nhà quan sát nói với BBC

Trở lại với cuộc hội luận của BBC News Tiếng Việt hôm thứ Năm, bình luận với BBC từ Paris nhà báo tự do Tường An cho rằng mặc dù Đại hội 13 của ĐCSVN muốn 'giữ bí mật' đến phút chót, nhiều người dân, trong đó có người Việt ở nước ngoài, dường như không tỏ ra bất ngờ về các kết quả nhân sự được thông báo của Đại hội và bà giải thích nguyên nhân:

"Tôi nghĩ rằng ngoại trừ một số người làm báo, hay người làm truyền thông tự do v.v... thì họ quan tâm, nhưng đa số những người khác không quan tâm.

"Tại sao không quan tâm? Là bởi vì nó không có gì là bất ngờ cả, ngay cả trước đó có những nguồn tin là những nhân sự này sẽ được giữ bí mật đến phút chót, nhưng mà thực ra người ta cũng đã biết trước khi Đại hội bầu lên dàn nhân sự.

"Nó không có gì là bất ngờ, nó cũng giống như là mấy chục năm qua, trong khi chúng ta thấy cuộc bầu cử ở bên Mỹ bất ngờ đến phút cuối, còn ở Đại hội 13 không có gì là bất ngờ hết.

"Và cũng như các quý vị ở trên đã dùng những từ như đã có những sự 'thỏa thuận', sự lựa chọn, những sự 'đàm phán' với nhau v.v..., tất nhiên ở đây chỉ là một sự dàn xếp với nhau để coi ai sẽ giữ những chức vụ gì, thế thôi.

"Còn người dân không có bất cứ tiếng nói gì cả, người dân không có quyền tham gia vào một cơ chế mà lãnh đạo chính họ, thành ra tôi nhớ rằng ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói rằng dàn nhân sự Bộ Chính trị mới này sẽ hội nhập vào vận hành quốc tế v.v..., nghĩa là những sáo ngữ rất 'hay', nhưng không có gì thay đổi cả.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một phụ nữ đang coi thông tin trên điện thoại di động tại một địa điểm ở Hà Nội hôm 31/01/2021

"Có nghĩa là những chức vụ ấy chỉ là những sự dàn xếp, thỏa thuận với nhau và tranh giành ảnh hưởng với nhau trong nội bộ mà thôi, trong khi người dân không có một tiếng nói nào cả và đó là điều chính mà tất cả mọi người hướng về Việt Nam đều quan tâm, có nghĩa là tất cả người dân đều phải có tiếng nói trong việc bầu bán Bộ Chính trị, hay Ban chấp hành Trung ương đảng lãnh đạo v.v... mà có ảnh hưởng đến họ.

"Ông Hoàng Ngọc Giao ở trên có nói một câu mà cá nhân tôi rất là buồn, khi ông nói 'đó là việc của đảng, đó là việc của nhà nước và chúng ta phải chấp nhận thôi', tôi cho rằng không có chuyện chấp nhận ở đây, người dân phải có tiếng nói của người dân, người dân phải có quyền quyết định những việc liên quan đời sống của họ.

"Chứ không phải chỉ có một số người 'già cỗi' và một số người đi theo một đảng duy nhất quyết định, đó là điều mà những người ở hải ngoại mà có quan tâm đến Việt Nam đều mong muốn; rằng Việt Nam thay vì có một đảng, thay vì chỉ có tiếng nói của một đảng, thì phải có tiếng nói của nhiều đảng khác nhau. Xã hội nào cũng vậy, có sự cạnh tranh thì nó mới đưa đến những cái mới, những cái lợi cho người dân," nhà báo tự do Tường An nói với BBC.

Quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi ý kiến của các khách mời tại cuộc hội luận Bàn tròn thứ Năm hôm 04/02/2021 của BBC News Tiếng Việt.

Video liên quan

Chủ Đề