Bao lâu thì làm lại thẻ căn cước

Theo Điều 25 Luật Căn cước công dân, thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định như sau:

- Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, do số lượng người làm Căn cước công dân quá lớn dẫn đến thời gian trả thẻ bị ảnh hưởng. Trong chưa đầy nửa năm, cả nước có hơn 50 triệu hồ sơ đề nghị cấp CCCD gắn chip. Đồng thời, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc trả thẻ cũng bị chậm trễ.


Công an chậm trả thẻ CCCD phải làm gì? [Ảnh minh họa]
 

Theo Thông tư 40/2019/TT-BCA, có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2021, sau khi hoàn thành thủ tục làm CCCD, nếu người dân đăng ký đến nhận thẻ CCCD gắn chip trực tiếp mà Chứng minh nhân dân cũ còn rõ nét thì được cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng Chứng minh nhân dân chưa cắt góc cho công dân để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, khi bị cơ quan Công an chậm trả thẻ CCCD gắn chip, người dân có thể sử dụng Chứng minh nhân dân cũ để giao dịch bình thường mà không gặp phải khó khăn gì.

Đối với người dân đổi thẻ CCCD mã vạch sang gắn chip, theo Điều 24 Luật Căn cước công dân, sẽ thu hồi lại thẻ Căn cước công dân đã sử dụng đối với các trường hợp phải đổi thẻ.

Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay, do biết rõ việc trả thẻ bị chậm trễ, nên tại nhiều địa phương, nếu người dân đăng ký nhận CCCD qua bưu điện hoặc với người đổi từ CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip cũng được trả lại để “dùng tạm” trong thời gian chờ cấp thẻ mới.

Trường hợp gặp khó khăn nhất chính là khi thẻ cũ đã hết hạn hoặc bị mất, hỏng. Lúc này, người dân có thể liên hệ cơ quan Công an nơi mình làm thẻ để có thể biết chính xác nhất khi nào được nhận được thẻ CCCD gắn chíp. Từ đó, chủ động có kế hoạch với các công việc cá nhân cần dùng thẻ.

Ngoài ra, có một số giấy tờ có thể thay thế Chứng minh nhân dân/CCCD, người dân có thể sử dụng trong thời gian chờ đợi.

Chẳng hạn, hộ chiếu có thể thay thế được Chứng minh nhân dân/CCCD trong hầu hết trường hợp vì trên hộ chiếu cũng có số Chứng minh nhân dân/CCCD cũ và ảnh.

Còn nếu chỉ để đi máy bay, người dân có thể sử dụng giấy phép lái xe, thẻ Đảng, thẻ nhà báo… 

Một tin mới từ 1/7/2021 ảnh hưởng tới người dân, đó là, theo Điều 11 Thông tư 59/2011-TT-BCA, cán bộ Công an sẽ tiến hành thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.

Nhưng, cũng từ ngày này, Bộ Công an yêu cầu rõ thời gian cấp thẻ CCCD gắn chip chỉ tối đa từ 5 đến 8 ngày làm việc theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA.

Như vậy, từ ngày 01/7/2021, chỉ mất tối đa 08 ngày người dân sẽ nhận được thẻ CCCD gắn chip.

Cùng với việc quá nửa số dân đã được cấp thẻ, đồng thời Bộ Công an quy định chi tiết thời hạn cấp thẻ, có lẽ sau 01/7/2021, việc trả thẻ CCCD gắn chip sẽ được thực hiện đúng quy định hơn rất nhiều.

Nếu vẫn bị chậm trả thẻ, người dân cũng có thể làm tương tự như trước 01/7, đó là liên hệ với cơ quan Công an hoặc dùng giấy tờ khác thay thế.

1. Mất CCCD gắn chip, xin cấp lại ở đâu?

Theo quy định tai khoản 1 Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BCA, công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tại thường trú, tạm trú để đề nghị cấp lại thẻ CCCD bị mất.

Công dân có thể đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp lại thẻ CCCD bị mất qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

Trong đó, công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.


2. Thủ tục cấp lại Căn cước công dân gắn chip bị mất

Căn cứ Điều 10, 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, Điều 4, 5, 6 Thông tư 60/2021/TT-BCA, thủ tục cấp lại CCCD gắn chip được thực hiện như sau:

Bước 1: Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp thẻ CCCD tại nơi thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ CCCD.

Bước 2: Cơ quan Công an tiếp nhận yêu cầu

Cán bộ tiếp nhận đề nghị tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ. Nếu chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu thì công dân phải xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân.

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay và in Phiếu thu nhận thông tin

Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD cho công dân kiểm tra, ký tên.

Lưu ý: Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp thẻ CCCD là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự.

Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.

Bước 4: Thu lệ phí cấp thẻ theo quy định

Bước 5: Nhận giấy hẹn trả thẻ CCCD

Công dân nhận giấy hẹn trả kết quả và nhận kết quả theo giấy hẹn.

Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần [trừ ngày lễ, tết]; nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

Thời hạn giải quyết: Tối đa 08 ngày làm việc [theo Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA].

3. Xin cấp lại CCCD gắn chip hết bao nhiêu tiền?

Mức thu lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC.

Tuy nhiên, theo Điều 1 Thông tư số 120/2021/TT-BTC, nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, người dân sẽ được giảm 50% mức thu lệ phí cấp Căn cước công dân từ 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022.

Theo đó, mức lệ phí cấp Căn cước công dân như sau:

Mức thu lệ phí

Từ 01/01/2022 đến 30/6/2022

Từ 01/07/2022

Chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số [CMND], CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD

15.000 đồng/thẻ CCCD

30.000 đồng/thẻ CCCD

Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu

25.000 đồng/thẻ CCCD

50.000 đồng/thẻ CCCD

Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam

35.000 đồng/thẻ CCCD

70.000 đồng/thẻ CCCD

Trên đây là các quy định liên quan đến thủ tục cấp lại Căn cước công dân gắn chip bị mất. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6199  để được hỗ trợ.

>> Căn cước công dân gắn chip: 5 điều người dân cần biết

Theo quy định hiện hành, CCCD sẽ được cấp khi công dân từ đủ 14 tuổi. Ngoài ra, Công dân thực hiện đổi thẻ CCCD vào năm đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và 60 tuổi.

Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Theo đó, cách tính thời gian đổi tiếp theo để đổi căn cước công dân như sau:

Trường hợp từ đủ 14 tuổi – chưa đủ 23 tuổi:

Ví dụ: A sinh tháng 6 năm 1998 và đổi thẻ CCCD gắn chíp vào tháng 5 năm 2021. Nghĩa là lúc đó A vẫn chưa đủ 23 tuổi. Do đó, A sẽ phải đổi thẻ vào năm A đủ 25 tuổi.

Trường hợp làm CCCD từ đủ 23 tuổi – đủ 25 tuổi.

Ví dụ: A sinh tháng 6 năm 1998 và đổi thẻ CCCD gắn chíp vào tháng 7 năm 2021. Lúc này A đã đủ 23 tuổi. Nên thuộc trường hợp đổi thẻ trong thời hạn 02 năm trước tuổi do đó đến năm A đủ 40 tuổi mới cần đổi lại thẻ.

Tương tự các trường hợp khác cũng vậy.

Như vậy thời gian để đổi CCCD cho lần tiếp theo nếu làm CCCD năm 2021 cụ thể như sau:

STT

Tuổi làm CCCD

Tuổi phải đổi CCCD tiếp theo

Năm tương ứng cho tuổi làm CCCD tiếp theo

1

 Đủ 14 tuổi

Đủ 25 tuổi

2032

2

15 tuổi

Đủ 25 tuổi

2031

3

16 tuổi

Đủ 25 tuổi

2030

4

17 tuổi

Đủ 25 tuổi

2029

5

18 tuổi

Đủ 25 tuổi

2028

6

19 tuổi

Đủ 25 tuổi

2027

7

20 tuổi

Đủ 25 tuổi

2026

8

21 tuổi

Đủ 25 tuổi

2025

9

22 tuổi

Đủ 25 tuổi

2024

10

Chưa đủ 23 tuổi

Đủ 25 tuổi

2023

11

Đủ 23 tuổi

Đủ 40 tuổi

2038

12

24 tuổi

Đủ 40 tuổi

2037

13

25 tuổi

Đủ 40 tuổi

2036

14

26 tuổi

Đủ 40 tuổi

2035

15

27 tuổi

Đủ 40 tuổi

2034

16

28 tuổi

Đủ 40 tuổi

2033

17

29 tuổi

Đủ 40 tuổi

2032

18

30 tuổi

Đủ 40 tuổi

2031

19

31 tuổi

Đủ 40 tuổi

2030

20

32 tuổi

Đủ 40 tuổi

2029

21

33 tuổi

Đủ 40 tuổi

2028

22

34 tuổi

Đủ 40 tuổi

2027

23

36 tuổi

Đủ 40 tuổi

2026

24

37 tuổi

Đủ 40 tuổi

2025

25

Chưa đủ 38 tuổi

Đủ 40 tuổi

2024

26

Đủ 38 tuổi

Đủ 60 tuổi

2043

27

39 tuổi

Đủ 60 tuổi

2042

28

40 tuổi

Đủ 60 tuổi

2041

29

41 tuổi

Đủ 60 tuổi

2040

30

42 tuổi

Đủ 60 tuổi

2039

31

43 tuổi

Đủ 60 tuổi

2038

32

44 tuổi

Đủ 60 tuổi

2037

33

45 tuổi

Đủ 60 tuổi

2036

34

46 tuổi

Đủ 60 tuổi

2035

35

47 tuổi

Đủ 60 tuổi

2034

36

48 tuổi

Đủ 60 tuổi

2033

37

49 tuổi

Đủ 60 tuổi

2032

38

50 tuổi

Đủ 60 tuổi

2031

39

51 tuổi

Đủ 60 tuổi

2030

40

52 tuổi

Đủ 60 tuổi

2029

41

53 tuổi

Đủ 60 tuổi

2028

42

54 tuổi

Đủ 60 tuổi

2027

43

55 tuổi

Đủ 60 tuổi

2026

44

56 tuổi

Đủ 60 tuổi

2025

45

57 tuổi

Đủ 60 tuổi

2024

46

Chưa đủ 58 tuổi

Đủ 60 tuổi

2023

47

Đủ 58 tuổi

Dùng vĩnh viễn

48

59 tuổi

Dùng vĩnh viễn

49

60 tuổi

Dùng vĩnh viễn

50

Từ 60 tuổi trở lên

Dùng vĩnh viễn

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề