Bát đại cát tường tiếng anh là gì năm 2024

Hình Ảnh và Ý Nghĩa Bát Kiết Tường

Thích Minh Hoàng biên tập

[chuaminhthanh.com]Bát kiết tường còn gọi là Bát Thụy Tướng, tương truyền là vật phẩm của chư Thiên cúng dường cho Đức Phật Thích Ca lúc Ngài giáng thế và sau này Mật Giáo thường dùng các hình tượng này tạo thành hình tượng để cúng dường Phật. Thường dùng vàng, bạc, đồng, gỗ hoặc là vẽ. Hình tượng Bát Kiết Tường gồm có:

1. Bảo Bình: tượng trưng cho cổ của Đức Phật và Giáo Pháp của Như Lai, vì tất cả Phật Pháp đều từ kim khẩu của Phật nói ra, biểu thị cho giáo lý, cúng dường bảo bình có ý nghĩa cầu nguyện chúng sanh đắc được giáo nghĩa viên mãn của Đức Phật.

2. Bảo Cái: tượng trưng cho Phật đảnh, Trung Quốc gọi là Bạch tán, tán [cái ô, dù] là vật dụng của tầng lớp vua chúa, quý tộc Ấn Độ cổ đại, biểu thị sự hàng phục ma chướng, thanh tịnh cát tường, cụ oai thế lực, hiến cúng tán cái có ý nghĩa cầu nguyện cho chúng sanh thoát khổ được an lạc.

3. Song Ngư: biểu trưng cho Phật nhãn của Đức Thế Tôn từ bi quán sát chúng sanh, tượng trưng cho trí huệ, cúng dường song ngư cát tường có ý nghĩa cầu nguyện dùng trí tuệ Phật diệt trừ vô minh của chúng sanh, liễu ngộ hết thảy trí huệ.

4. Liên Hoa: tượng trưng cho lưỡi của Đức Phật quảng trường thiệt tướng nói vô lượng Pháp, khiến cho chúng sanh khai ngộ tri kiến Phật, cúng dường hoa sen có ý nghĩa cầu nguyện chúng ta có đầy đủ năng lực để lợi ích chúng sanh.

5. Pháp loa: tượng trưng cho cổ dài ba ngấn của Phật, tiếng nói của Đức Phật quảng đại du dương như âm thanh của Pháp loa nguyện cho chúng sanh nghe được liền đặng giải thoát và giác ngộ.

6. Kiết Tường Kết: tượng trưng cho tâm của Đức Phật còn gọi là vô tận kết, vì là kết không có đầu cũng không có đuôi cho nên biểu thị Tâm Pháp vô tận như hai chữ 卍 [vạn] tạo thành, nguyện hết thảy chúng sanh thành tựu mọi thắng duyên.

7. Tôn Thắng Tràng: tượng trưng cho Chánh Đẳng Chánh Giác là sự thắng lợi của Phật Giáo, trừ tất cả ma chướng phiền não được đại thắng lợi, cứu cánh giải thoát, nguyện cho chúng sanh đạt đáo rốt ráo Vô Thượng Bồ Đề.

8. Pháp Luân: tượng trưng cho bàn tay của Đức Phật, với ý nghĩa pháp luân thường chuyển và đồng thời cũng biểu ý bát tướng thành đạo của Đức Phật. Có thuyết cho rằng 8 nhánh của Pháp luân biểu thị cho Bát chánh đạo.

Việc triệu thỉnh và cầu nguyện hướng về chư Phật, Bồ tát và chư Thượng sư Truyền thừa giác ngộ là một trong những phương tiện thiện xảo của Kim Cương thừa. Qua việc triệu thỉnh và trì niệm hồng danh, bạn đang kết nối với chư Phật, Bồ tát, những bậc thượng sư siêu việt đã viên mãn các Ba la mật, chứng đạt giác ngộ để lợi ích và ban trải năng lực...

Tám tướng cát tường trong nghệ thuật Phật giáo Khi các biểu tượng cát tường này xuất hiện tại bất kỳ nơi nào thì nơi đó trở thành sự gia trì hoàn hảo. Tám tướng cát tường khi được vẽ kết hợp lại với nhau thành một tổng thể được gọi là trí tuệ Bản Lai, chính là hóa thân Phật dưới hình thức biểu tượng cát tường để ban gia trì lợi ích chúng sinh...

Bát Bảo Cát Tường là 8 pháp khí linh thiêng của Đức Phật, hình ảnh Bát Bảo Cát Tường được chạm khắc trên các Mạn Đà La, là biểu tượng của sự gia trì hoàn hảo. Bát bảo Cát Tường được gọi với cái tên “ Trát Tây Đạt Kiệt” trong Phật giáo Mật Tông Tây Tạng.

Kiến Trúc Phật Giáo Tây Tạng

Từ khi Phật giáo được truyền bá vào Tây Tạng, kiến trúc Phật giáo đã chiếm một vị trí quan trọng đối với kiến trúc Tây Tạng. Hầu hết các công trình ở đây đều mang trên mình nét đặc sắc, huyền bí, đậm chất nghệ thuật tâm linh.

Tây Tạng Huyền Bí

Địa hình ở Tây Tạng khá đặc thù với những ngọn núi cao, nên kiến trúc Phật giáo Tây Tạng thường được xây dựng trên những vách núi, dựa theo thế núi tạo nên một sự độc đáo và khác biệt.

Mỗi công trình kiến trúc Phật giáo ở Tây Tạng đều có quy mô hùng vĩ, với những chạm khắc tinh xảo, kỳ công, sử dụng nhiều màu sắc sặc sỡ, tạo nên một khí thế ngút ngàn cho người xem. Đây cũng chính là lòng thành kính đối với Đức Phật của người Tây Tạng.

Bát Bảo Cát Tường

Bát Bảo Cát Tường là một trong những hình tượng được sử dụng rất nhiều trong kiến trúc Phật Giáo Tây Tạng. Đây là một trong những biểu tượng mà khi kết hợp với nhau sẽ mang ý nghĩa của sự gia trì hoàn hảo, may mắn và phúc lành. Tám pháp khí đại diện cho những sức mạnh tâm linh khác nhau, mang đến cho con người những niềm tin trong cuộc sống, sự hạnh phúc và an lạc.

Bát Bảo Cát Tường được coi như trí tuệ bản lai của Đức Phật, là hóa thân của Đức Phật trong những biểu tượng cát tường may mắn để độ trì lợi ích cho chúng sanh.

Ý Nghĩa Tám Hình Tướng Của Bát Bảo Cát Tường

Tương truyền, Bát Bảo Cát Tường gồm 8 loại pháp khí là: Lọng Bảo Cái, Song Ngư, Bình Báu, Hoa Sen, Tù Và, Kết Thắt Vô Tận, Tràng Phan Chiến Thắng và Bánh Xe Pháp Luân. Đây là những vật phẩm mà Chư Thiên dùng để cúng dường cho Đức Phật khi Ngài giáng thế, sau này được chạm khắc trên các bức tường, chuông đúc hay những đồ vật dùng để thờ cúng.

1. Lọng Bảo Cái

Lọng Bảo Cái hay còn được gọi với cái tên là Bảo Tán Cái, là pháp khí đầu tiên, tượng trưng cho đầu của Đức Phật. Lọng Bảo Cái mang ý nghĩa của sự giác ngộ, xua tan mọi phiền não trong tâm trí, che lấp ma chướng, dụng ý của sự che chở, độ trì của Tam Bảo đối với chúng sanh.

2. Song ngư [Cặp cá vàng]

Tượng trưng cho đôi mắt của đức Phật. Biểu tượng này chỉ sự tỉnh thức, không xao lãng và luôn linh hoạt như cá bơi trong nước, đồng thời cũng là biểu tượng của sự tươi tốt, mãn nguyện, không còn khổ đau. Cặp cá vàng còn tượng trưng cho lòng từ bi và trí tuệ, tự do tự tai trong mọi nơi, mọi lúc.

3. Bảo Bình [Bình báu]

Tượng trưng cho cổ của đức Phật. Bình báu được tin là chứa đầy vật phẩm quý giá linh thiêng, cho dù có lấy ra bao nhiêu thì vẫn đầy ắp trong bình. Điều này cũng giống như chúng ta thực hành hạnh bố thí và cúng dường, các vật phẩm đó sẽ không mất đi mà được chuyển vào bảo bình bất tận này. Ngoài ra, bình báu cũng tượng trưng cho sự trường thọ và giàu sang phú quý. Khi tặng bình báu cho người nào ngụ ý cầu nguyện cho người đó được những lợi ích này.

4. Liên Hoa [Hoa sen]

Tượng trưng cho lưỡi [kim khẩu] của đức Phật. Hoa sen tượng trưng cho bản tính thanh tịnh, chân thật của chúng sinh, nêu biểu cho sự tu tập của hành giả đã vượt khỏi luân hồi trở về với tự tính Phật thanh tịnh. Hoa sen là một trong những biểu tượng cát tường nhất của đạo Phật, có khả năng ban sự gia trì giải thoát đau khổ và đem đến thành tựu, may mắn.

5. Bạch Hải Loa [Ốc tù và]

Tượng trưng cho Pháp âm của đức Phật. Bạch hải loa màu trắng có những xoắn theo chiều kim đồng hồ tượng trưng cho chính pháp của đức Phật vang rộng, lan tỏa khắp muôn phương, khiến chúng sinh nghe được liền thức tỉnh khỏi vô minh đau khổ. Bạch ốc tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực và sự tự chủ. Âm thanh của vỏ ốc biển [tù và] xua đuổi tà ma, ngăn chặn thiên tai và làm cho các loài độc hại kinh sợ. Trong khóa lễ theo nghi thức Phật giáo Kim Cương thừa, tù và vừa được sử dụng làm nhạc cụ vừa được dùng để đựng nước cúng dường.

6. Kiết Tường Kết [Nút thắt vô tận]

Tượng trưng cho Ý của đức Phật và nêu biểu cho sự hợp nhất từ bi và trí tuệ. Hình ảnh sợi dây bện chặt chỉ sự kết nối chặt chẽ của các hiện tượng trong vũ trụ như một vòng khép khín của nhân và quả, nó tượng trưng cho sự thống nhất và hài hòa cân đối, sự bất khả phân của từ bi và trí tuệ. Về mặt nhân quả thì quả thiện trong tương lai bắt nguồn từ nhân lành trong hiện tại. Vì nút cát tường tượng trưng cho sự kết nối, nên khi chọn nút thắt vô tận làm quà tặng thì ngụ ý rằng nút thắt này sẽ kết nối duyên lành giữa người tặng và người được tặng.

7. Thắng Lợi Chàng Phan [Tràng phan chiến thắng]

Tượng trưng cho Thân của đức Phật. Tràng phan chiến thắng tượng trưng cho sự chiến thắng của đức Phật trước Ma vương và cũng là sự chiến thắng những tham ái, sân giận, nỗi sợ chết. Việc tặng tràng phan chiến thắng cho ai có ý nghĩa cầu chúc cho người đó thành đạt mọi tâm nguyện trong cuộc sống và trên con đường thành tựu tâm linh.

8. Pháp luân [Bánh xe luân chuyển]

Tượng trưng cho bàn chân, bàn tay của đức Phật. Bánh xe có tám nan tượng trưng cho Bát chính đạo và sự diệu dụng của trí tuệ, giúp chấm dứt vô minh và đoạn tận khổ đau; trục bánh xe nêu biểu cho sự rèn luyện trong khuôn khổ giới luật, hỗ trợ cho tâm được ổn định; vành bánh xe biểu thị cho sự kiểm soát và nhất tâm trong khi hành thiền, giống như vòng bánh xe và nan bánh xe được giữ bởi trục của nó. Bánh xe Pháp luân tượng trưng cho giáo pháp – chân lý của vũ trụ luôn được trao truyền và trải rộng khắp muôn phương vì lợi ích tất cả chúng sinh.

Ý nghĩa Bát Cát Tường trong cuộc sống

Trong văn hóa dân gian, hình vẽ kết hợp của tám biểu tượng quan trọng được ứng dụng rộng rãi vào cuộc sống để làm trang trí, trang sức. Sự kết hợp này sẽ mang lại vận may hoàn chỉnh, tạo nên sức mạnh chống lại tất cả các vận rủi trên nhiều phương diện.

Theo phong thủy, tranh Bát Cát Tường là một trong những tranh vẽ truyền thống được sử dụng nhiều nhất ở chùa chiền, cung điện. Nó sẽ mang đến cho gia chủ vận may về tài chính, cuộc sống an lạc. Cũng chính vì thế mà những gia đình theo đạo Phật ngày nay thường treo tranh có hình Bát Bảo hoặc có thể vẽ trực tiếp lên tường, để có thể hoá giải tình trạng phong thủy xấu và đem đến nhiều may mắn

Người Tây Tạng còn khắc Bát Cát Tường lên trang sức để đeo hằng ngày. Họ tin rằng người đeo trang sức có khắc hình Bát Bảo sẽ cầu được ước thấy, cát tường viên mãn và cải thiện cuộc sống hạnh phúc hơn.

Thực tế, có rất nhiều vật phẩm tôn giáp chạm khắc hình ảnh Bát cát tường để thể hiện ý nghĩa của nó. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh bát cát tường trong những vòng bạc đeo tay, đỉnh xông trầm, kinh luân. Các hình ảnh này có thể xuất hiện cùng 1 lúc hoặc xuất hiện đơn lẻ, nhưng dù trong trường hợp này, việc sử dụng hay trao tặng các vật phẩm có chạm khắc Bát cát tường đều mang lại công đức và năng lương tinh thần vô cùng to lớn, thể hiện mong muốn cầu bình an, may mắn, hạnh phúc cũng như sự tôn trọng dành cho người được tặng

Chủ Đề