Bé 1 tuổi cần bao nhiêu calo 1 ngày

TPO - Nhu cầu calo phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng của bé. Bé sơ sinh dưới sáu tháng tuổi luôn cần lượng calo cho cơ thể lớn hơn so với bé từ sáu tháng tới một tuổi.

Dưới đây là những hướng dẫn của các chuyên gia y tế hàng đầu nước Mỹ về chế độ ăn uống để bé nhận được đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể.

Bé dưới 6 tháng tuổi

Bước 1: Tính toán nhu cầu calo của bé. Bé dưới 6 tháng tuổi cần 50 - 55 calo trên mỗi 0,45 kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ: Bé 4 tháng tuổi nặng 6,3kg, nhu cầu năng lượng hàng ngày là 700 - 770 calo.

Bước 2: Kiểm tra thói quen ăn uống của bé. Một lít sữa mẹ chứa khoảng 740 calo. Mỗi ngày bé cần được uống từ 850 - 900ml sữa, chia thành nhiều lần trong ngày, tùy vào lúc bé đói.

Bước 3: Chia nhu cầu calo của bé thành nhiều lần trong ngày. Hệ tiêu hóa của bé sơ sinh sẽ tiêu thụ sữa mẹ rất nhanh chóng. Thông thường, mỗi ngày, bé thường được bú từ 6-8 lần.

Bước 4: Theo dõi đủ số lượng calo cho bé vô cùng cần thiết bởi thiếu năng lượng sẽ khiến bé còi cọc, không phát triển bình thường như những em bé khác.

Bước 5: Không cho bé sơ sinh ăn thức ăn đặc trong giai đoạn này, đặc biệt là bé dưới bốn tháng tuổi. Viện Nhi khoa của Mỹ khuyến cáo bé nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Nếu có thể, mẹ nên cho bé tiếp tục bú tới khi một tuổi hoặc hơn nữa, bé sẽ được hưởng trọn vẹn những lợi ích mà sữa mẹ mang lại. Bú sữa mẹ còn giúp bé ngăn chặn một số bệnh như viêm tai, tiêu chảy, chống béo phì hiệu quả.

Bé từ 6 tới 12 tháng tuổi

Bước 1: Tính toán trọng lượng cơ thể bé. Đối với bé trong độ tuổi từ 6 tới 12 tháng, lượng calo được khuyến cáo là 45 calo trên mỗi 0,45kg trọng lượng. Ví dụ: Bé chín tháng tuổi nặng 8,1kg, tổng số calo bé cần là 810.

Bước 2: Ở độ tuổi này, bé có thể ăn những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ như sữa đặc, thức ăn dặm. Vì vậy, mẹ cần tính toán chính xác nhu cầu calo mà bé cần từ sữa mẹ là bao nhiêu để bổ sung thêm năng lượng từ nguồn thực phẩm khác. Điều này giúp tránh tình trạng béo phì cho bé ngay từ nhỏ.

Bước 3: Bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé bằng cách cho ăn dặm. Ở độ tuổi này, mẹ nên cho bé ăn những loại ngũ cốc đơn giản như cơm, khoai lang, trái cây và rau quả như chuối, lê…

Bước 4: Tính toán lượng calo từ thức ăn rắn và những thực phẩm bổ sung để cân bằng đủ calo hàng ngày cho bé.

Lời khuyên mà các chuyên gia dinh dưỡng dành cho cả mẹ và bé

Mẹ nên cho bé bú sữa hoàn toàn trong sáu tháng đầu bởi sữa mẹ là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của bé. Khi bắt đầu bổ sung thực phẩm rắn, mẹ nên cho bé ăn dần dần để bé thích nghi với loại thực phẩm mới này.

Mẹ nên lưu ý tới việc bé muốn ăn gì. Đây là cơ hội để mẹ tìm ra sở thích ăn uống của bé đối với nhóm thực phẩm nào đó. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên chiều theo sở thích của bé bởi điều này sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.

Mẹ cần tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé như lòng trắng trứng, mật ong, bơ đậu phộng, sữa bò… Những thực phẩm này chỉ nên cho bé sử dụng khi được hai tuổi.

Với bé dưới một tuổi, mẹ nên xay nhuyễn trái cây, rau củ với sữa công thức, ngũ cốc để bé dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.

Khi trẻ được 1 tuổi, bé sẽ bắt đầu tập đi và tập nói nên cần rất nhiều dinh dưỡng hơn so với giai đoạn trước. Trong giai đoạn này, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé phát triển. Hãy tham khảo ngay tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi dưới đây để biết cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé nhé!

Xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi là việc hết sức quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển của bé sau này. Vì thế, cha mẹ cần hết sức lưu ý và tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé. 

Một số lưu ý khi xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi 

Một tuổi chính là mốc thời điểm hết sức quan trọng, bé bắt đầu vào giai đoạn phát triển và khám phá thế giới với tốc độ rất nhanh. Việc đảm bảo được chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp cho trẻ 1 tuổi sẽ tạo đà cho bé phát triển tốt nhất. Ở giai đoạn này mỗi ngày bé sẽ cần khoảng: 1000 calo, 700 mg canxi, 600 IU vitamin D và 7mg sắt…

Tốc độ chuyển hóa của trẻ trong giai đoạn này có thể lên đến 4 calo trên mỗi giờ. Nếu được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ trung bình mỗi tháng bé có thể tăng được 0,2kg cân nặng và 2cm chiều cao. Với tốc độ chuyển hóa và tăng trưởng nhanh chóng như vậy, trẻ sẽ rất dễ cảm thấy đói hơn người lớn. Hơn nữa, sự hoạt bát và hiếu động của trẻ cũng khiến cho nguồn năng lượng mà trẻ tiêu thụ cũng cần nhiều hơn so với thời kỳ ăn dặm dưới 1 tuổi. 

Khi xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi, cha mẹ cần bổ sung cho con nhiều năng lượng và dinh dưỡng hơn. Trong tháp dinh dưỡng cho trẻ cần phải bổ sung theo thứ tự từ dưới lên trên bao gồm 6 nhóm thực phẩm chính là: ngũ cốc, rau xanh, trái cây, sữa, thịt, đậu và các loại hạt. 

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ 1 tuổi 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi xây dựng chế độ ăn khoa học bao gồm ít nhất 3 bữa chính xen kẽ 3-4 cữ sữa. Ở giai đoạn này, sữa vẫn được xem là nguồn thực phẩm chính hàng ngày của bé. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, cha mẹ nên chế biến các thức ăn hàng ngày theo 4 nhóm thực phẩm chính sau đây: 

Nhóm thực phẩm giàu tinh bột 

Nhóm thực phẩm giàu tinh bột bao gồm: gạo, bún, phở, mỳ…Tinh bột sẽ giúp cung cấp năng lượng cho trẻ vui chơi và hoạt động cả ngày. Theo các chuyên gia, một đứa trẻ 1 tuổi sẽ cần từ 1000 – 14000 calo / 1 ngày tương đương khoảng ¼ khẩu phần ăn của người lớn. Vì thế, cha mẹ nên cân nhắc để điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp. 

Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất 

Từ 1 tuổi trở lên, trẻ sẽ cần hấp thụ rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp cho cơ thể phát triển khỏe mạnh và tăng sức đề kháng. Mà vitamin, khoáng chất lại có rất nhiều trong các loại rau, củ quả và trái cây. Vì thế, cha mẹ nên cho con ăn rau, trái cây, củ quả hàng ngày. 

Theo các chuyên gia khuyến cáo, trẻ em trên 1 tuổi sẽ cần khoảng: 220 gam rau xanh hoặc trái cây / 1 ngày để có thể cung cấp được 400-500 mg vitamin A, 400 IU vitamin D, 30mg vitamin C. 

Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất đạm 

Thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt động vật, cá, trứng, sữa, đậu, đỗ, lạc, vừng…Mỗi ngày trẻ sẽ chỉ cần từ 34-44 gam chất đạm từ thịt, cá/1 ngày. Lúc này, mẹ vẫn nên cho bé uống sữa thường xuyên để bổ sung dưỡng chất. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học thì 1 ngày nhu cầu uống sữa của trẻ trên 1 tuổi là từ 400 – 500ml/ sữa/ 1 ngày. 

Nhóm thực phẩm giàu chất béo 

Thực phẩm giàu chất béo là dầu mỡ giúp cung cấp năng lượng cao cho trẻ và tạo cảm giác ngon miệng trong lúc ăn. Dầu mỡ cung giúp cho cơ thể tăng cường khả năng hấp thu và sử dụng tốt các vitamin và dưỡng chất từ các loại thực phẩm khác. Mỗi ngày bé sẽ cần dùng từ 20-49 gam dầu mỡ và các bạn nên cho bé ăn từ 1 – 2 thìa café dầu thực vật vào bát cháo hoặc bát bột của bé. Nên chọn các loại dầu được làm từ thực vật như: dầu oliu, dầu hạt cải, dầu gấc, dầu đậu nành sẽ tốt hơn. 

Lời khuyên cho ba mẹ khi xây dựng thực đơn dựa theo tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi

Khi cho trẻ ăn theo tháp dinh dưỡng, các bạn nên lưu ý một số vấn đề chính sau đây: 

  • Mỗi ngày trẻ 1 tuổi sẽ cần khoảng 1000 calo. Số calo này nên được phân chia thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ. 
  • Bạn nên cho trẻ tập ăn dần dần từ thức ăn mềm đến cứng để dạy trẻ cho quen. 
  • Nếu trẻ chưa mọc răng hàm thì mẹ nên xay nhuyễn thức ăn cho nhỏ và nấu cùng với cháo, bột để trẻ dễ ăn hơn. Sau khi trẻ đã mọc răng hàm thì cha mẹ cũng vẫn nên thái nhỏ thức ăn để trẻ tập nhai, luyện cơ nhai phát triển. 
  • Cha mẹ thường xuyên thay đổi cách chế biến của trẻ để kích thích vị giác. 
  • Nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày khoảng 100ml/1 ngày. Nếu trẻ không chịu uống nước trắng có thể cho bé uống nước sinh tố, nước ép hoa quả. 
  • Khi chế biến thức ăn cho trẻ, mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại gia vị như muối, đường. 
  • Mẹ cũng nên tránh không cho bé ăn các loại hạt có thể khiến cho trẻ bị nghẹn và hóc nguy hiểm đến tính mạng. 

  • Khi nấu bột, nấu cháo cho bé không nên chỉ dùng nước hầm xương. Vì thực tế, nước hầm xương không chứa nhiều chất dinh dưỡng như mẹ nghĩ. Phần dinh dưỡng chỉ chứa trong phần thịt mẹ hầm. Do đó, mẹ nên cho con ăn cả phần thịt và nước mới đầy đủ chất. 
  • Không nên nấu rau, củ quả quá lâu vì sẽ khiến cho các loại khoáng chất trong rau củ có thể bị mất hết. Do đó, các bạn nên hấp rau củ chín vừa tới sau đó mới nghiền nhuyễn và trộn với cháo cho trẻ ăn. 
  • Mẹ cũng nên tránh hâm lại thức ăn nhiều lần trong ngày. Vì hâm đi hâm lại sẽ khiến cho thức ăn biếng chất. Ngoài ra, bé ăn đi ăn lại một món cũng khiến cho bé bị biếng ăn, chán ăn. 

Tạm kết: 

Cha mẹ nên thiết kế thực đơn theo tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé trong giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn này, bé sẽ cần nguồn dinh dưỡng lành mạnh để tạo đà phát triển tối ưu về chiều cao cũng như cân nặng. Ngoài việc tập trung vào xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi thì để trẻ ăn ngon miệng hơn mỗi ngày cần bổ sung thêm các dưỡng chất như: Taurin, Kẽm Gluconat, Lysine HCL, Thymomodulin và vitamin nhóm B…

Ba mẹ có thể cho con sử dụng thêm thực phẩm bổ sung siro GMEB BABY. Với thành phần chính chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ giúp trẻ ăn ngon và nâng cao sức đề kháng vượt trội. Trẻ ăn ngon, ngủ tốt, ít ốm vặt mẹ yên tâm hơn. 

Nếu các bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về sản phẩm siro GMEB BABY. Hãy liên hệ ngay tới số hotline 0824946666 của GMEB để được hỗ trợ miễn phí nhé!

Chủ Đề