Bệnh cơ tuyến túi mật là gì năm 2024

U cơ tuyến túi mật là một bệnh lý lành tính tương đối hiếm gặp trên lâm sàng, bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không rõ nguyên nhân của lớp niêm mạc và sự phì đại của lớp cơ, hình thành các túi lõm sâu vào trong lớp cơ dày của túi mật. Trong hầu hết các trường hợp, u cơ tuyến túi mật thường được phát hiện qua thăm khám định kỳ vì các biểu hiện triệu chứng của bệnh không đặc hiệu, hay đơn giản là dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Vậy, để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh u cơ tuyến túi mật này, mời bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây với Nhà thuốc Thọ Xuân Đường nhé!

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu túi mật được cấu tạo ra sao?

Túi mật có hình dạng quả lê nằm dưới thùy phải của gan có tác dụng lưu trữ dịch mật và được cấu tạo bởi nhiều lớp:

– Lớp niêm mạc nằm phía trong cùng, làm tăng diện tích bề mặt để hấp thụ nước, giúp cô đặc dịch mật.

– Lớp dưới niêm mạc mỏng là các mô liên kết và mao mạch.

– Lớp áo cơ chứa các mô cơ trơn có tác dụng co bóp để đẩy dịch mật đi vào ống mật chủ rồi đổ xuống ruột non. Bao quanh lớp áo cơ là một lớp mỏng giúp củng cố và tăng cường thành túi mật.

– Cuối cùng là lớp thanh mạc bao bọc ngoài túi mật, chúng làm cho bề ngoài của túi mật nhẵn và trơn.

U cơ tuyến túi mật là gì?

U cơ tuyến túi mật [Adenomyomatosis of the gallbladder] được Jutras mô tả lần đầu tiên vào năm 1960, là bệnh lành tính chiếm khoảng 9% trong số các trường hợp cắt bỏ túi mật. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh của lớp niêm mạc và sự phì đại của lớp cơ thành túi mật, từ đó hình thành các túi thừa lõm sâu vào trong lớp cơ dày túi mật - được gọi là các xoang Rokitansky – Aschoff. Lớp niêm mạc thoát vị vào trong lớp cơ túi mật và các túi thừa này có thể thông với lòng túi mật và chứa các tinh thể Cholesterol, sỏi bùn. Bệnh có 3 dạng là khu trú, phân đoạn và toàn thể. Trong đó, dạng khu trú thường gặp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh u cơ tuyến túi mật

Không có một nguyên nhân rõ ràng nào làm phát sinh u cơ tuyến túi mật. Các bác sỹ thấy rằng bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên [40 – 60 tuổi], tỷ lệ mắc bệnh ở ữ nhiều hơn nam giới và sẽ tăng dần theo tuổi tác, ít khi liên quan đến tốn thương túi mật bẩm sinh. Nếu bạn đang mắc các bệnh lý như viêm đường mật mạn tính, sỏi cholesterol túi mật, viêm tụy,… nguy cơ phát sinh u cơ tuyến túi mật sẽ cao hơn so với người bình thường.

U cơ tuyến túi mật có biểu hiện như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh u cơ tuyến túi mật không có triệu chứng đặc hiệu. Người bệnh có thể gặp phải dấu hiệu đau vùng hạ sườn phải, nôn, buồn nôn, đầy trướng, khó tiêu… nhưng không vàng da. Sốt chỉ xuất hiện khi có viêm hoặc có sỏi đường mật.

Các triệu chứng đau không nặng mà thường dai dẳng, kéo dài có thể xuất hiện từ vài tháng thậm chí đến vài năm trước khi bệnh được chẩn đoán. Vị trí đau thường gặp ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải.

Vậy u cơ tuyến túi mật có thể gây ra biến chứng gì cho cơ thể?

Tuy u cơ tuyến túi mật thường lành tính, song có những trường hợp bệnh xuất hiện triệu chứng thường xuyên, gây viêm túi mật tái đi tái lại hoặc có nguy cơ cao phát triển thành ung thư túi mật.

Đặc biệt, cho đến nay, chưa có bất kỳ một loại thuốc nào có thể làm tan được u cơ tuyến túi mật. Nếu tình cờ phát hiện u cơ tuyến túi mật khi thực hiện các chẩn đoán hình ảnh khác hay có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để khám và chẩn đoán chính xác. Hình 1 siêu âm: Thành túi mật vùng đáy dày # 15 mm, bên trong thành chứa nhiều echo trống . Thành trong lòng túi mật có nhiều tinh thể cholesterol dạng dải đuôi sao chổi [không thấy ở mặt cắt này].

Hình 2A: Thành túi mật vùng đáy , niêm mạc bắt thuốc mạnh
Hình 2B, hình phóng to của hình 2A: Thành túi mật vùng đáy , niêm mạc bắt thuốc mạnh.
Hình 2C: Thành túi mật vùng đáy, bên trong có nhiều nang nhỏ thành bắt thuốc cản quang giống chuổi hạt “rosary sign” . Niêm mạc của túi mật bắt thuốc rõ

Hình 2D hình phóng to của 2C:Thành túi mật vùng đáy, bên trong có nhiều nang nhỏ thành bắt thuốc cản quang giống chuỗi hạt “rosary sign” [mũi tên đỏ]. Niêm mạc của túi mật bắt thuốc rõ [mũi tên xanh].

Chẩn đoán: U cơ tuyến túi mật Giải phẫu bệnh: Bệnh cơ tuyến túi mật [adenomyomatosis of the gallbladder] BÀN LUẬN Bệnh cơ tuyến túi mật là một bệnh lành tính hiếm gặp, chiếm tỉ lệ khoảng dưới 5%7 hoặc từ 1 – 8.7%4 trong các trường hợp phẫu thuật cắt túi mật. Theo nghiên cứu của Trần Văn Phơi, trong 7014 trường hợp cắt túi mật chỉ có 42 là bệnh cơ tuyến túi mật, tuổi trung bình 48,25, nam chiếm 37.5%, nữ chiếm 62.5%8. Thành túi mật gồm 4 lớp: mucosa, lamina propria, muscularis propria, và serosa, thành túi mật không có lớp cơ niêm và dưới niêm. Bệnh cơ tuyến túi mật là tăng sản và dày lên của lớp niêm mạc và lớp cơ cùng với các túi thừa trong thành túi mật [xoang Rokitansky – Aschoff] . Lớp niêm mạc thoát vị vào trong lớp cơ túi mật, các túi thừa này có thể thông với lòng túi mật và chứa tinh thể cholesterol, bùn, nhiều sỏi nhỏ bên trong. Đây là hình ảnh điển hình của bệnh cơ tuyến túi mật. Bất thường có thể khu trú [thường gặp ở vùng đáy] 37.5% hay lan tỏa 29.5%, vùng khác 33%8.

Siêu âm Trên siêu âm hình ảnh thường thấy. – Thành dày khu trú [có thể thấy khối u từ vùng đáy lòi vào lòng túi mật] hay lan tỏa, nhưng không phù nề. – Có cấu trúc xoang Rokitansky – Aschoff trong thành túi mật, có hoặc không kèm nốt echo dày [sỏi hay tinh thể cholesterol]. – Hình ảnh đuôi sao chổi [comet tail]. – Niêm mạc và thành ngoài trơn láng [không do viêm] – Có thể có sỏi túi mật đi kèm. Giá trị của siêu âm chẩn đoán đúng khoảng 66%8

Hình 3: mặt cắt dọc [A] và ngang [B]: Thành túi mật dày với nhiều nốt cản âm trong thành tạo hình ảnh đuôi sao chổi [mũi tên]. Những nốt này là tinh thể cholesterol trong xoang Rokitansky – Aschoff.

[Alexis R. Boscak et al. Best Cases from the AFIP: Adenomyomatosis of the Gallbladder. RadioGraphics 2006; 26:942].

Hình 4: mặt cắt dọc và ngang : hình ảnh adenomyomatosis túi mật ở bệnh nhân nữ 48 tuổi. Dày thành từ than và đáy túi mật, có hình ảnh đuôi sao chổi [mũi tên]. [Angela D. Levy et al. Benign Tumors and Tumorlike Lesions of the Gallbladder and Extrahepatic Bile Ducts: Radiologic-Pathologic Correlation. RadioGraphics 2002; 22:409.]

CT

– Thành túi mật dày, không thấy phù nề hay thâm nhiễm. – Nhiều cấu trúc dạng nang [xoang Rokitansky – Aschoff ], bề mặt biểu mô bắt thuốc mạnh, nằm trong lớp cơ bắt thuốc kém, giống như chuỗi hạt “rosary sign”. – Có thể kèm bùn hay sỏi túi mật. CT có giá trị khoảng 77%8.

Hình 5: hình ảnh adenomyomatosis túi mật. Dày thành và bắt thuốc cản quang bất thường, tổn thương giảm đậm độ trong thành tương ứng với xoang Rokitansky – Aschoff [mũi tên]. [Alexis R. Boscak et al. Best Cases from the AFIP: Adenomyomatosis of the Gallbladder. RadioGraphics 2006; 26:942]
Hình 6: hình ảnh adenomyomatosis túi mật ở bệnh nhân nam 72 tuổi bị K dạ dày. Hình CT: Dày thành lan tỏa và có nang nhỏ trong thành bắt thuốc cản quang bề thành nang [mũi tên]. Hình đại thể: thành dày lan tỏa có nhiều sỏi nhỏ và chất hoại tử trong nang [Angela D. Levy et al. Benign Tumors and Tumorlike Lesions of the Gallbladder and Extrahepatic Bile Ducts: Radiologic-Pathologic Correlation. RadioGraphics 2002; 22:411.]

MRI

– Thành túi mật dày. Có nang trong thành tăng tín hiệu trên T2W giảm trên T1W và thành nang không bắt thuốc sau tiêm thuốc cản từ. Sỏi không có tín hiệu. – Giá trị của MRI khoảng 93%

Hình 7: A, B axial T2W không cản từ. C, D axial T1W có cản từ. Thành dày lan tỏa và bên trong có cấu trúc nang nhỏ là xoang Rokitansky – Aschoff chứa dịch mật, có tín hiệu cao trên T2W, thấp trên T1W, thành nang không bắt thuốc cản từ.Tinh thể sỏi nhỏ trong nang không có tín hiệu [mũi tên]. [Alexis R. Boscak et al. Best Cases from the AFIP: Adenomyomatosis of the Gallbladder. RadioGraphics 2006; 26:943]

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT ADENOMYOMATOSIS VÀ CARCINOMA TÚI MẬT. Carcinoma túi mật chiếm khoảng 1 – 3% trường hợp mẫu phẫu thuật túi mật. U bắt nguồn từ lớp niêm mạc túi mật. CT Trên CT, carcinoma túi mật có hình ảnh. – Không tiêm thuốc cản quang: sỏi trong thành túi mật hay hình ảnh túi mật sứ [porcelain GB]. – Có tiêm thuốc cản quang: mass nghèo mạch máu thâm nhiễm hố túi mật, xâm lấn gan hoặc tĩnh mạch cửa. Có thể gặp những nốt tổn thương vùng quanh tụy giống như carcinoma tụy. Giá trị chẩn đoán phân biệt giữa adenmyotosis và carcinoma túi mật. Theo nghiên cứu hồi cứu độc lập [retrospective single institution study] của Brian H. Ching và cộng sự ở 36 bệnh nhân với 22 bệnh nhân adenomyomatosis và 14 bệnh nhân là ung thư túi mật [xem bảng].

Bảng 1: [Brian H. Ching et al. CT Differentiation of Adenomyomatosis and Gallbladder Cancer. AJR 2007; 189:62–66]

Kết quả nhóm 1 và 2 : Độ nhạy của CT cản quang chẩn đoán carcinoma túi mật là 43% và 36%, do vậy không nên dùng CT là tiêu chuẩn về hình ảnh để chẩn đoán ung thư túi mật.

Theo nghiên cứu này, nếu như dấu hiệu dày thành túi mật được thấy trên CT, thì CT có giá trị phân biệt adenomyomatosis và ung thư túi mật, ở lô 1 và 2 là 82% và 72%. Đặc biệt, có hình ảnh xoang Rokistanky – Aschoff trên CT thì hầu như là adenomyomatosis4 [p65]. Vài hình ảnh adenomyomatosis và ung thư túi mật khó phân biệt trong lô nghiên cứu của Brian H. Ching và cộng sự .

Hình 8: Hình A, BN nữ 80 tuổi, thấy nốt # 1 cm mô mềm vùng đáy túi mật, bắt thuốc cản quang [mũi tên]. Nhóm 1 đọc tổn thương ác tính, nhóm 2 đọc adenomyomatosis. Kết quả GPB là adenomyomatosis. Hình B, BN nữ 84 tuổi, dày thành vùng đáy và có nang hiện diện trong thành. Nhóm 1 và 2 đọc adenomyomatosis. Kết quả GPB là u ác tính túi mật. [Brian H. Ching et al. CT Differentiation of Adenomyomatosis and Gallbladder Cancer. AJR 2007; 189:64–65].

Hình 9: Hình A, BN nữ 70 tuổi, thấy hình ảnh giống túi thừa trong lớp cơ vùng đáy túi mật, bắt thuốc cản quang [mũi tên]. Kết quả GPB là ung thư túi mật. Hình B BN nữ 84 tuổi, dày thành vùng đáy và có nang hiện diện trong thành. Nhóm 1 và 2 đọc adenomyomatosis. Kết quả GPB là u ác tính túi mật. [Brian H. Ching et al. CT Differentiation of Adenomyomatosis and Gallbladder Cancer. AJR 2007; 189:64–65].

Hình 10: Hình A, BN nữ 53 tuổi, dày thành và có nang trong vùng đáy túi mật, bắt thuốc cản quang [mũi tên]. Nhóm 1 và 2 đọc adenomyomatosis. Kết quả GPB là adenomyomatosis. Hình B, BN nam 63 tuổi, túi mật bờ không đều, mass làm dày thành [mũi tên trắng] và xâm lấn nhu mô gan [mũi tên đen]. Nhóm 1 và 2 đọc ung thư túi mật. Kết quả GPB là ung thư túi mật. [Brian H. Ching et al. CT Differentiation of Adenomyomatosis and Gallbladder Cancer. AJR 2007; 189:64–65]

KẾT LUẬN Adenomyomatosis hiếm gặp của bệnh lý túi mật, ban đầu thường không có triệu chứng và có thể được phát hiện tình cờ bằng siêu âm. Hình ảnh điển hình trên siêu âm là dày thành túi mật lan tỏa hoặc khu trú có các xoang Rokitansky – Aschoff trong thành, kèm hình ảnh đuôi sao chổi [comet tail]. CT có giá trị cao với hình ảnh dày thành, có các nang nhỏ bề mặt thành nang bắt thuốc cản quang mạnh. MRI có giá trị cao nhất, nhờ vào sự độ nhạy phát hiện sự hiện diện của xoang Rokitansky – Aschoff trong thành.

Chung Gia Viễn

Tài liệu tham khảo

Angela D. Levy et al. Benign Tumors and Tumorlike Lesions of the Gallbladder and Extrahepatic Bile Ducts: Radiologic-Pathologic Correlation. RadioGraphics 2002; 22:387–413. 2. Pierre D. Maldjian et al. Adenomyomatosis of the Gallbladder: Another Cause for a “Hot” Gallbladder on 18F-FDG PET. AJR 2007; 189:W36–W38. 3. Adriaan C. van Breda Vriesman. Diffuse Gallbladder Wall Thickening: Differential Diagnosis. AJR 2007; 188:495–501. 4. Brian H. Ching et al. CT Differentiation of Adenomyomatosis and Gallbladder Cancer. AJR 2007; 189:62–66. 5. Angela D. Levy. Gallbladder Carcinoma: Radiologic-Pathologic Correlation.RadioGraphics 2001; 21:295–314. 6. Kengo Yoshimistu et al. MR Diagnosis of Adenomyomatosis of the Gallbladder and Differentiation from Gallbladder Carcinoma: Importance of Showing Rokitansky-Aschoff Sinuses. AJR 1999;172:1535-i540. 7. Alexis R. Boscak et al. Best Cases from the AFIP: Adenomyomatosis of the Gallbladder. RadioGraphics 2006; 26:941–946. 8. Trần Văn Phơi. BỆNH CƠ – TUYẾN TÚI MẬT ĐỐI CHIẾU GIẢI PHẪU BỆNH VÀ HÌNH ẢNH SIÊU ÂM. Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – No 1 – 2009: 13 – 16. 9. Võ Tấn Đức [2010]. Bài giảng Khảo sát siêu âm túi mật. 10. Võ Tấn Đức. Túi mật và đường mật. Trong : Võ Tấn Đức, Nguyễn Quang Thái Dương et al. Siêu âm chẩn đoán. NXB Y học 2004; 175 – 224. Được dịch từ C.M Rumack el al [1998]. Diagnostic ultrasound.

Polyp túi mật bao nhiêu mm là nguy hiểm?

Kích thước polyp: + 11 ≤ d ≤ 17mm: polyp lành tính nhưng có thể chuyển thành ác tính nên xét phẫu thuật. + d ≥ 18mm nguy cơ ác tính cao nên chỉ định phẫu thuật tuyệt đối.

Bị ung thư túi mật sống được bao lâu?

Khi ung thư chưa vượt quá lớp cơ thành túi mật thì thời gian sống sót trên 5 năm lên đến 70%. Nhưng khi ung thư đã lan đến lớp thanh mạc thì thời gian sống trên 5 năm chỉ còn dưới 5% và khi ung thư đã lan đến hạch quanh túi mật thì không có trường hợp nào thời gian sống trên 5 năm.

Bệnh sỏi mật có triệu chứng gì?

Triệu chứng sỏi túi mật.

Đau bụng trên bên phải..

Đau vùng giữa bụng trên..

Đau bụng trên bên phải lan ra vai phải hoặc lưng..

Đau sau khi ăn..

Vàng da..

Vàng mắt..

Buồn nôn và nôn..

Ừ có tuyến túi mật có kiêng ăn gì không?

Thực phẩm nên tránh.

Hạn chế ăn socola nguyên chất hoặc các loại bánh kem, kem, sữa, cà phê… chứa nhiều socola..

Không nên ăn quá nhiều các món ăn có hàm lượng chất béo không tốt như thịt mỡ, đồ chiên xào….

Ngừng uống hoặc hạn chế tối đa sử dụng các loại rượu, đồ uống kích thích như cà phê….

Chủ Đề