Bi kịch có khả năng thah lọc hóa con người

1 Khái niệm về bi kịch...........................................................................................

1 Phân loại bi kịch.................................................................................................

1 Đặc trưng thẩm mỹ.............................................................................................

1 Sắc thái của bi kịch.............................................................................................

CHƯƠNG 2: CÁI BI KỊCH TRONG TÁC PHẨM CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO.......................................................................................................................... 2. Giới thiệu khái quát về Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo.................................... . 2.1. Tác giả Nam Cao...................................................................................... 2.1. Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ tác phẩm Chí Phèo.....................................

  1. Tóm Tắt tác phẩm Chí Phèo và nhan đề............................................................

2.2. Tóm tắt tác phẩm..................................................................................... 2.2. Nhan đề....................................................................................................

  1. Nguyên nhân dẫn đến bi kịch.............................................................
  2. Biểu hiện của bi kịch thông qua hai nhân vật Chí Phèo và Thị Nở................. 2.4. Nhân vật Thị Nở.................................................................................... 2.4. Nhân vật Chí Phèo.................................................................................
  3. Nghệ thuật......................................................................................................... 2.5. Giá trị hiện thực..................................................................................... 2.5. Giá trị nhân đạo.....................................................................................
  1. KẾT LUẬN

Bi kịch đời thường : là những bi kịch xảy ra trong cuộc sống đời thường, là bi kịch của những con người bình thường.

Bi kịch lịch sử : là bi kịch của những nhân vật có thật trong lịch sử, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cộng đồng

  1. Đặc trưng thẩm mĩ :

Đặc trưng thẩm mĩ to lớn nhất của bi kịch chính là khả năng thanh lọc tâm hồn con người, hướng con người ta tới cái thiện, cái đẹp. Người ta nói đến bi kịch để rồi từ những bi kịch con người ta rút ra được những bài học nhận thức, định hướng con người, đồng thời nó còn giúp con người thanh lọc tâm hồn.

  1. Những sắc thái của bi kịch :

Bi kịch của những nhân vật chết trong đêm trường đen tối. Bi kịch của những nhân vật chết trước bình minh. Bi kịch của chính cái cũ.

Bi kịch của sự nhầm lẫn, kém hiểu biết, ngu dốt. Bi kịch của những con người đầy khát vọng song trong những điều kiện ngặt nghèo, họ không thể thực hiện được khát vọng đó

CHƯƠNG 2: CÁI BI KỊCH TRONG TÁC PHẨM CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO
  1. Giới thiệu khái quát về Nam Cao và hoàn cảnh ra đời và xuất xứ tác phẩm Chí Phèo

2.1. Tác giả Nam Cao

Nam Cao [ 1917-1951], tên thật Trần Hữu Tri. Sinh ra gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tỉnh Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân. Ông sống trong gia đình: nông dân nghèo, đông con, là người duy nhất được học hành tử tế. Học hết bậc thành trung Nam Cao vào Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác văn chương, sau hơn ba năm ở Sài Gòn kiếm sống ông bị bệnh tật, ốm đau nên ông đã trở về quê nhà. Sau đó ông dạy học ở một trường tư thục ngoại ô ở Hà Nội. Nam Cao sống chật vật lay lắt bằng nghề viết văn và gia sư. Năm 1943, Nam Cao tham gia nhóm văn hóa Tứ Phúc ở Hà Nội, bị địch khủng bố nên ông phải về quê tham gia khởi

nghĩa vào tháng 8 năm 1945. Năm 1946 Nam Cao đã trở thành một phóng viên mặt trận để tiến vào Nam Trung Bộ. Năm 1947, lên Việt Bắc làm công tác báo chí và tuyên truyền. Năm 1950 tham gia chiến dịch biên giới.

Con người Nam Cao:

Ông có vẻ lạnh lùng ít nói nhưng ông lại có nội tâm sâu sắc, phong phú và có ý thức nội tâm. Ông có tâm hồn gắn bó sâu lặng ân tình với người nông dân nghèo khổ ruột thịt quê hương. Là người tri thức luôn nghiêm khắc với bản thân, luôn dấu tranh để vượt lên chính mình, tự hoàn thiện bản thân và con người ông hơn, ông luôn day dứt với vấn đề nhân phẩm của con người. Cuộc đời ông sống là để lao động, sáng tạo nghệ thuật vì lý tưởng nhân đạo sự hy sinh anh dũng về sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Nam Cao mãi là tấm gương sáng nhân đạo cao đẹp của nhà văn chân chính. Những cống hiến của ông đã được nhà nước ghi nhận và trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1966.

Sự nghiệp sáng tác:

Trong cuộc đời cầm bút của mình Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề’ Sống và Viết’ rất có ý thức về quan niệm nghệ thuật của mình. Nam Cao cũng là một trong những nhà văn thực sự tự giác về những nguyên tắc sáng tác mà mình đã đưa ra. Những quan điểm của ông thật sự đáng nể phục. Quan điểm 1: Nam Cao kịch liệt lên án phê phán phủ nhận văn học thoát ly cuộc sống. Ông yêu cầu văn học gắn bó trực tiếp với hiện thực đời sống. Quan điểm của ông đưa ra muốn miêu tả nhà văn phải “Đứng trong lao khổ mở lòng ra để đón lấy tất cả những vang động của cuộc đời”. Quan điểm 2: Nam Cao chủ trương văn học phải chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc. Một tác phẩm văn học thực sự có giá trị không chỉ phản ánh thực sự cuộc sống mà còn có giá trị nhân đạo sâu sắc nó phải chứa đựng một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn lại vừa phấn khởi nó ca ngợi tình thương lòng nhân ái ’’. Như vậy Nam Cao giá trị làm lên sự sống của một tác phẩm văn học là một giá trị nhân đạo và chức năng nhân đạo sẽ giúp con người hướng đến giá trị : CHÂN- THIỆN- LÝ. Quan điểm 3: Nam Cao coi lao động nghệ thuật là lao động nghiêm túc đòi hỏi người cầm bút phải có lương tâm nhà văn lên án gay gắt sự cẩu thả trong nghề văn: “Cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất thường rồi nhưng cẩu thả trong văn chương thật là đê tiện”. Quan điểm 4: Nam Cao đòi hỏi ở người viết văn là sự đào sâu tìm tòi sáng tạo không ngừng quan niệm: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. “ Văn chương chỉ dung lạp những người biết đào sâu tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi sáng tạo những gì chưa có”. Ông kịch liệt phê phán những người có lối sông a dua, đua

  1. Tóm Tắt tác phẩm Chí Phèo và nhan đề

2.2. Tóm tắt tác phẩm

Tác phẩm “Chí Phèo” kể về nhân vật Chí Phèo. Hắn vốn là đứa trẻ bị bỏ hoang trong lò gạch cũ và được nhận về nuôi. Khi lớn lên, Chí đi ở hết nhà này đến nhà khác để nuôi thân. Đến năm Phèo 20 tuổi, hắn làm canh điền cho nhà Bá Kiến và tấn bi kịch cuộc đời hắn diễn ra từ đây. Hắn được bà Ba nhà Bá Kiến để ý, bắt bóp chân, đấm lưng. Bá Kiến biết chuyện ghen bóng ghen gió đẩy Chí vào tù. Đi tù 7- năm sau, hắn trở về làng mặt mày trông khác hẳn với nhiều hình săm trên mình trông gớm chết. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn đến nhà Bá Kiến chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Sau cái vụ năm thọ binh chức, cụ Bá nhẹ nhàng hơn với Chí Phèo. Cụ mời hắn vào nhà, giết gà đãi rượu, lúc hắn về còn cho một đồng bạc. Hắn trở thành đầy tớ chân tay mới cho nhà Bá Kiến chuyên đâm thuê chém mướn, rạch mặt ăn vạ. Cả làng Vũ Đại đều sợ hắn mỗi khi hắn đi qua trước mặt. Cuộc đời hắn không lúc nào tỉnh nhưng vào một đêm trăng, sau khi uống say lảo đảo đi về lều, thì hắn bắt gặp Thị Nở nằm ngủ dưới trăng. Tối hôm đó, hai người ăn nằm với nhau. Sáng hôm sau, Chí bị cảm. Thị Nở bèn đem cho hắn một bát cháo hành. Chí vô cùng cảm động vì đây là lần đầu tiên Chí được chăm sóc bởi bàn tay một người đàn bà. Hắn bâng khuâng nhớ lại một thời trai trẻ. Hắn muốn cùng Thị làm nên một cặp. Chí Phèo thèm lương thiện. Nhưng một lần nữa hắn bị đạp xuống vực vì bà cô của Thị không đồng ý. Bị từ chối, hắn ôm mặt khóc rưng rức, lại uống, lại xách dao ra đi, vừa đi hắn vừa chửi rủa sự đời. Hắn cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi trả lương thiện. Rồi cầm dao đâm chết Bá Kiến và tự tử. Nghe thấy tin đó, Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và thoáng chợt thấy cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, vắng người qua lại.

2.2. Nhan đề

Tác phẩm đã ba lần thay đổi nhan đề. Nam Cao đặt tên lúc đầu là “Cái lò gạch cũ”. Đây là một chi tiết nghệ thuật vô cùng đắt giá trong toàn bộ tác phẩm. Nó xuất hiện ở đầu tác phẩm sau đó lại xuất hiện ở cuối tác phẩm tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng. Qua đó, truyền tải những nội dung, thông điệp ý nghĩa. Xuất hiện ở đầu tác phẩm là nơi mà Chí được sinh ra cũng là nơi mà Chí bị bỏ rơi. Đến khi khép lại tác phẩm, chúng ta lại một lần nữa bắt gặp chi tiết Thị Nở khi nghe tin Chí Phèo đã chết thì Thị nhìn nhanh xuống bụng và thoáng nghĩ ra một cái lò gạch ở xa, một lò gạch bỏ không, vắng người lại qua, dự báo một Chí Phèo con sẽ tiếp tục được ra đời ở vị trí mà trước đây bố nó đã ra đời và bị bỏ rơi. Từ chi tiết nghệ thuật ấy, nhà văn muốn nói về quy luật đau đớn của xã hội xưa đã tha hóa con người khiến con người phải đi vào lối mòn của sự tha hóa. Đồng thời, nhà văn đã phơi bày bi kịch của người nông dân để tố cáo xã hội xưa đã hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính của con người. Tuy nhiên, nhan đề này mới chỉ tập trung nói về giá trị hiện thực của tác phẩm mà chưa thể hiện được giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Sau đó, nhà biên soạn đã đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi”. Nhan đề gắn liền với câu chuyện tình của Chí Phèo và Thị Nở, giữa “một con quỷ dữ của làng Vũ Đại” với một người phụ nữ xấu xí “ma chê quỷ hờn”. Nhan đề này chỉ với mục đích thu lợi nhuận, gây tò mò cho bạn đọc chứ không phải nội dung trọng tâm mà nhà văn Nam Cao muốn truyền tải, tạo ra ở bạn đọc một hướng đi sai khi tiếp cận tác phẩm.

Năm 1946, khi in lại trong tập “Luống cày”, xã hội văn hóa đế quốc phát triển, nhà văn Nam Cao đã tự đổi tên thành “Chí Phèo”.Nhà văn đã dùng tên nhân vật chính để đặt tên cho tác phẩm muốn nói đến nhân vật trung tâm xuyên suốt câu chuyện. Nhân vật chính với hai đoạn đời: đoạn thứ nhất là một anh Chí hiền lành, lương thiện và đoạn thứ hai là thằng Chí Phèo bị tha hóa trở thành một thằng Chí lưu manh, một “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, sau quá trình tha hóa đó là quá trình hồi sinh, khao khát muốn được lương thiện sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống để giữ thiên lương. Nhan đề “Chí Phèo” vừa mang giá trị hiện thực vừa mang giá trị nhân đạo của tác phẩm.

cha mẹ, không nhà không cửa không người than quen. Tuy tuổi thơ đầy bất hạnh nhưng vẫn không làm mờ đi cái lương thiện trong con người hắn. Hắn chịu khó làm việc chăm chỉ để ước ao được hạnh phúc hơn, nhưng chính cái xã hội thối nát đã giết chết đi ước mơ của hắn và dẫn hắn đến với những hàng loạt bi kịch đau thương, không ai thương cảm sau này cho hắn.

*Bi kịch tha hóa.

Qua những đau thương bi kịch của tuổi thơ để lại thì Nam Cao lại tập trung khắc họa tiếp những bi kịch tha hóa mất dần đi nhân tính trong con người hắn. Do Bá Kiến ghen với vợ hắn mà hắn đẩy Chí phải vào tù. Với thời gian ở trong tù và chế độ đàn áp dã man của nhà tù thực dân đã khiến cho Chí trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Khi ra tù thì chàng trai đôi mươi đã không còn vẻ ngoại hình điển trai, hiền lành chất phác nữa mà thay vào đấy là gương mặt đầy những vết sẹo, mắt thì lúc nào cũng gườm gườm mất hết nhân hình hiền lành của bản thân.

Không chỉ đơn giản mất đi nhân hình của bản thân mà còn mất đi cả nhân tính .Từ 1 chàng trai hiền lành chất phác chịu thương chịu khó mà giờ đây đã trở thành 1 con người du côn, du đãng, phá phách, ăn vạ. Nam Cao đã cho ta thấy được sự việc xảy ra đến với Chí là do sau khi ra tù hắn đến nhà Bá Kiến trả thù nhưng không ngờ hắn lại bị dính bẫy của Bá Kiến .Chính Bá Kiến đã khiến cho Chí trở thành tay sai cho mình rồi khiến hắn trở lên phá phách, ăn vạ, chửi rủa, rồi đập đầu ăn vạ , tồi tệ hơn Bá Kiến đã biến Chí thành công cụ tay sai đi làm những việc xấu thay cho hắnính vì vậy đã khiến cho hắn mất thêm nặng hơn mất đi nhân hình là mất đi nhân tính tốt đẹp hiền lành của mình.

*Bi kịch cự tuyệt quyền làm người.

Bi kịch này cũng là bi kịch cuối cùng và đồng thời cũng là bi kịch lớn nhất của Chí đó là bị cự tuyệt quyền được làm người của mình. Do bà cô Thị Nở dè bỉu không cho Nở lấy Chí chỉ vì bởi hắn là người không tốt đẹp về cả hình hài đến nhân tính bên trong không ra đâu vào đâu. Ta thấy được dưới con mắt của xã hội thì Chí không còn một chút được gọi là tôn trọng hay bình đẳng gì giữa tầng lớp cùng nhauúc đầu hắn ngặc nhiên trước thía độ của Thị Nở và cho rằng Nở dở hơi, rồi sau cùng hắn mới hiểu ra được vấn đề mà mọi người nhìn những người như hắn. Hắn tuyệt vọng lắm, khi tuyệt vọng hắn lại tìm đến rượu, khi uống rượu thì hắn lại say rồi vác dao đến nhà Bá Kiến. Đến đấy Chí đòi muốn làm người lương thiện, cũng đến lúc đấy hắn nhận ra mình không thể trở về như trước nữa và trong sâu

thẳm trái tim hắn tự hỏi “ai cho tao lương thiện”. Chí Phèo đã đi đến tận cùng của sự bế tắc, không làm được gì nữa Chí đã đâm chết Bá Kiến rồi tự sát. Như vậy ta thấy hành động của Chí Phèo không phải là do tự nhiên mà gây ra càng không phải nhất thời bộc phát mà hành động đấy là lấy máu rửa thù của người nông dân khi hộ nhận thức được về quyền được sống, quyền được làm chính con người mà mình hằng mong ước. Cái chết của Chí Phèo là cái chết đau đớn tuyệt vọng khi đứng trước ngưỡng cửa của sự lương thiện. Qua bi kịch cuối cùng này tác giả đã khắc họa và nổi bật lên số phận chung của người dân bị chèn ép, đè nén, đẩy vào bước đường cùng không thể thoát ra để quay đầu lại làm chính con người lương thiện mà mình từng mơ ước và Chí Phèo là hình ảnh tiêu biểu cho số phận những người nông dân trong xã hội cũ.

vậy Thị đã trở về để xin phép bà cô già của mình ở nhà. Nhưng thay vì được sự đồng ý của bà cô thì Thị bị bà cô tức giận từ chối.

Nhân vật góp phần làm nổi bật chủ đề các tác phẩm.

Xây dựng nhân vật Thị Nở, Nam Cao muốn làm trọn vẹn thêm vấn đề trung tâm của tác phẩm: sựu bi thảm trong bi kịch cuộc đời Chí Phèo. Ban đầu, Thị Nở và Chí Phèo đến với nhau chỉ bởi sự chung đụng về mặt thể xác. Sau đó, chính tình thương của Thị Nở đã làm thức dậy sự lương thiện vốn có trong Chí. Khi Thị Nở từ Chí, Chí Phèo từ chỗ khát khao và hạnh phúc đến tột cùng bị đẩy xuống tận cùng của nỗi tuyệt vọng

Đẩy Chí đến những hành động sau này: uống rượu, xách dao đi giết Bá Kiến và tự sát.

Chính Thị là người thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, đồng thời cho người ta cảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của nhân vật chính: Chí Phèo.

2.4. Nhân vật Chí Phèo

Bi kịch là sự mâu thuẫn giữa mơ ước, khát vọng và mong muốn của con người với hiện thực cuộc sống. Trong một hoàn cảnh nhất định hay một xã hội bất công, tù túng, áp bức khiến mơ ước, nguyện vọng của nhân vật không thể thực hiện được dẫn đến nỗi đau khổ, cảnh sống bế tắc có khi là một cái chết

Bi kịch được thể hiện trong tiếng chửi

Ngay từ đầu tác phẩm, Nam Cao đã khắc họa nhân vật Chí Phèo được hiện lên khá đặc biệt. Từ hình dáng đến tính cách, tướng mạo, ...... hay thậm trí một nét đặc trưng nào đó. Dưới ngòi bút của Nam Cao, Chí đã được xuất hiện một cách tự nhiên. Mà ở đây điều đặc biệt đó chính là Nam Cao khắc họa nhân vật này qua tiếng chửi. “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là chửi.” Nam Cao đã làm nổi bật lên chân dung của nhân vật. Một kẻ say đang khấp khễnh bước qua cánh cửa cuộc đời mà đi vào trang văn. Thế những đằng sau đó, ta thấy được Chí Phèo cũng là một nạn nhân. Cái bi kịch khổ cực nhất đó chính là không ai coi hắn như một con người. Một tấn bi kịch cứ dồn dập vào Chí Chí bị chối bỏ làm  người, vì sự chối bỏ đó đã khiến hẳn không quay trở về đúng nghĩa của một con người.

Bi kịch ngay từ khi được sinh ra

Ngay sau khi khắc họa về tiếng chửi vô hình của Chí, Nam Cao quay ngược trở lại cái quá khứ, tác giả đi sâu vào miêu tả bi kịch nhân vật ngay từ khi vừa được sinh ra. Thậm trí khi vẫn còn là một đứa trẻ nhỏ, người ta khi được sinh ra được bồng bế, chăm chút từng tí, còn ở đây khi được sinh ra Chí đã không được đối xử như một con người thậm trí còn bị bỏ rơi tại một lò gạch cũ ở giữa cánh đồng mùa đông. Đó là một nơi hoang vắng. Vừa mồ côi cha, mồ cơi mẹ, thêm cả không nhà, không cửa, không đến “một tấc đất cắm dùi”. Tuổi thơ của Chí đầy những bất hạnh, nhưng không vì thế mà hắn trở nên xấu xa. Chăm chỉ, ước ao hạnh phúc những điều đáng buồn nhất là chính cái xã hội thối nát đó đã bóp ngạt cái ước mơ lương thiện trong con người của hắn. Chính vì thế mà chí đã phải đi ở đợ cho hết nhà này nhà khác để kiếm sống. Từ đó, qua cái nhìn cuả Nam Cao, Chí Phèo đáng thương đã không được đối xử như những con người khác. Ngay từ khi sinh ra hắn đã bị chối bỏ với mẹ cha và bị ruồng bỏ bởi cái cuộc đời trong xã phong kiến. Chí làm thuê cho nhà Bá Kiến và bị Bá Kiến đổ tội oan vì ghen tuông. Suốt 7,8 năm trở về đã khiến cho nhân tính bị tha hóa. Không nhà, không cửa, không cha, không mẹ lại thêm cả không họ hàng thân thiết.

Sự tha hóa về cả ngoại hình lẫn nhân tính:

Qua cái tuổi thơ đầy khổ cực, Nam Cao tập trung khắc họa tấn bi kịch bị tha hóa của Chí. Đây chính là bi kịch cự tuyệt cái quyền làm người của Chí. Chỉ vì sự ghen tuông của Bá Kiến đã khiến Chí phải vào tù. Mà thời ý chế độ phong kiến tàn ác thì cái nhà tù lúc ý đó là một sự dã man tàn ác đã khiến con người Chí thành một con quỷ dữ. Sau những ngày tháng tàn ác dã man ở cái nhà tù địa ngục ý thì Chí Phèo ra tù với bộ dạng hoàn toàn khác “cái đầu trọc lóc, cái mặt thì đen lại rất câng câng, hai mắt gườm gườm....”

Nhân tính:

Không chỉ đánh mất cái ngoại hình mà Chí còn đánh mất luôn cả nhân tính của một con người. Từ một chàng trai hiền lành bây giờ đã trở thành du côn, hung hãng, nghiện rượu. Lúc nào cũng say bí tỉ, lên cơn say đi làm loạn cả xóm làng. Ra tù hôm trước hôm sau hắn đã ra chợ uống rượu và ăn thịt chó, hắn xách chai đến nhà Bá Kiến rạch mặt, ăn vạ. Nhưng lại bị lão gian dụ dỗ và đã khiến hắn trở thành tay sai đòi nợ cho Bá Kiến.

Từ đó đã khiến cuộc sống của hắn trở lên chí có phá phách, cướp giật, dọa nạt, đập đầu ăn vạ và chửi đời trong cơn say. Một cái xã hội tù túng của thực dân phong kiến đã bóp con người dân vô tội, vùi dập cả ước mơ của họ.

  1. Nghệ thuật

2.5. Giá trị hiện thực

Đọc tác phẩm ta thấy nổi lên những mâu thuẫn cơ bản, xung đột gay gắt, tiêu biểu trong lòng xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 và ở đây điển hình là những mâu thuẫn, xung đột ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8.

Đầu tiên là mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị ở làng Vũ Đại :

Đây là mâu thuẫn giữa nội bộ, mâu thuẫn mang tính chất sống còn giữa thế lực của Bá Kiên với những thế lực khác ở trong làng Vũ Đại. Ở đây các phe phái đối đầu, tranh giành sự ảnh hưởng, không từ bất cứ thủ đoạn nào để trừ khử, hạ bệ nhau. Mâu thuẫn càng lớn, đấu tranh càng gay gắt thì thế lực của bọn chúng càng lớn mạnh. Và chính những điều đó lại trở thành nguyên nhân trực tiếp gây ra những đau khổ cho những người nông dân.

Bên cạnh mâu thuân trong nội bộ của giai cấp thống trị, thì ta còn thấy trong tác phẩm còn đề cập đến một mâu thuẫn nữa, đó là mâu thuẫn mang tính chất đối kháng giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị và ở đây điển hình là những người nông dân :

Tiêu biểu cho mâu thuẫn đối kháng này chính là mâu thuẫn giữa Bá Kiến và Chí Phèo.

Bá Kiến là nhân vật đại diện cho giai cấp thống trị lúc bấy giờ, hội tụ đầy đủ tính xấu của một kẻ thống trị điển hình : độc ác, thâm hiểm, tàn bạo, khôn ngoan, quỷ quyệt,..òn Chí Phèo thì đại diện cho tầng lớp nông dân thấp cổ bé trong xã hội đương thời lúc bấy. Cuộc đời Chí là chuỗi dài những đau khổ cùng cực tự khi sinh ra đến khi chết đi. Một con người bị tướt đoạt quyền sống, quyền làm người, bị đẩy đến bước đường cùng, phải dùng cái chết để kết thúc cuộc đời mình.

Đây là mâu thuẫn mang tính chất đối kháng không thể dung hòa được.

2.5. Giá trị nhân đạo

Thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những số phận bất bạnh mà trong tác phẩm điển hình là Chí Phèo và Thị Nở :

Ông cảm thông cho số phận bất hạnh của Chí Phèo, Thị Nở - những con người đáng thương có số phận bất hạnh sống trong một xã hội không có tình người, bị tướt đoạt quyền sống, quyền làm người.

Ông phát hiện, khẳng định, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người :

Dù trong hoàn cảnh khốn cùng, bản chất lương thiện ở những con người nghèo khổ vẫn không mất đi.

Nam Cao đã tinh tế phát hiện ra bản chất lương thiện ở những con người xấu xí, thô kệch để rồi từ đó khẳng định, đề cao những con người không hoàn hảo ấy.

Chí Phèo dù bị hủy hoại cả về nhân hình lẫn nhân tính nhưng sâu bên trong vẫn là bản chất lương thiện, vẫn là khao khát được sống đúng như một con người. Còn Thị Nở tuy xấu xí, dở hơi. Thị bị coi như một sản phẩm bị lỗi của tạo hóa, xong trong cái xã hội lạnh lùng, không có tình người ấy thì chỉ có thị là người duy nhất có tình thương. Chính tình thương của người con gái không hoàn hảo ấy đã khiến Chí thức tỉnh, muốn được quay lại làm người.

Ông lên án, tố cáo những thế lực đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng, đến bên bờ vực bị tha hóa, mất đi tính người, chà đạp lên quyền sống của con người :

Đại điện tiêu biểu cho cái xã hội ‘’chó đểu’’ ấy chính là Bá Kiến. Bá Kiến đại diện có giai cấp thống trị chuyện vơ vét của cải, cướp đoạt của nông dân. Hắn thâm hiểm, mưu mô, quỷ quyệt, làm đủ mọi cách để đạt được thứ hắn muốn.

Bên cạnh đó, Nam Cao còn lên án tố cáo xã hội vô tình đương thời, nơi đã quay lưng lại với Chí khi hắn muốn được quay lại làm người.

Bút pháp miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật đỉnh cao, nghê thuật điển hình hóa nhân vật :

Nam Cao có khả năng miêu tả tâm lí nhân vật vô cùng tài tình, ông khiến cho nhân vật hiện lên trước mắt độc giả một cách sống động với những cá tính vô cùng độc đáo. Ông sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật để miêu tả tâm lí nhân vật, điển hình là đoạn ông miêu tả tâm lí của Chí sau khi tỉnh lại, khi hắn nghe được tiếng chim hót, cảm nhận được mọi thứ xung quanh hắn tươi đẹp như thế nào để rồi đi đến quyết định muốn trở lại làm người.

Chủ Đề