Bị nổi một cục nhỏ sau gáy là bệnh gì

Hạch bạch huyết vùng cổ gáy bị sưng không phải là hiếm gặp và thường xảy ra ở trẻ em, ngay cả khi không có bệnh hoặc không có nguyên nhân rõ ràng. Trong khi hầu hết các trường hợp hạch lympho vùng cổ gáy tự hạn chế kích thước hoặc biến mất nhưng một số vẫn có thể tồn tại lâu hơn và có thể cần quản lý chặt chẽ hơn. Trong nhóm này, các hạch lympho vùng thượng đòn có ý nghĩa đặc biệt, sự lớn lên và lan tràn của những hạch vùng này có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại vì nó thường liên quan đến ác tính và cần đánh giá cẩn thận cũng như can thiệp sớm.

Nguyên nhân xuất hiện hạch nổi ở vùng cổ gáy

Nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng hạch vùng cổ gáy là do bệnh nhiễm khuẩn. Hạch bạch huyết vùng cổ gáy nhận được dịch bạch huyết từ cổ và đầu. Khi có một nhiễm khuẩn ở đầu cổ, hạch bạch huyết sẽ thu thập và tiêu diệt vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn. Trong quá trình này, các hạch bạch huyết có thể sưng lên cho thấy cơ thể bị nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn vùng răng lợi, cổ họng, đường hô hấp trên hoặc nhiễm virut. Các triệu chứng bao gồm đau sưng hạch và sốt. Thông thường, sưng hạch vùng cổ gáy sẽ biến mất sau khi hết nhiễm khuẩn. Nếu hạch bạch huyết vùng cổ gáy vẫn còn sưng và các triệu chứng kèm theo vẫn tồn tại kéo dài sau khi hết nhiễm khuẩn là dấu hiệu không thể xem thường.

Bệnh tự miễn dịch và các loại bệnh khác dẫn đến sự suy giảm miễn dịch, có thể gây ra các hạch bạch huyết vùng cổ gáy sưng lên. Những bệnh hệ thống như bệnh viêm khớp dạng thấp, HIV/AIDS và luput ban đỏ hệ thống [SLE]. Sưng hạch cũng có thể ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết ở các vùng khác trong cơ thể.

Các hạch lympho vùng cổ gáy.

Dùng một số thuốc như carbamazepin và phenytoin có thể dẫn đến các hạch bạch huyết vùng cổ gáy bị sưng. Tiêm chủng gây ra các hạch bạch huyết vùng cổ gáy sưng bao gồm tiêm chủng vắc-xin ngừa bệnh thương hàn, quai bị, sởi. Sưng hạch chỉ là tạm thời trong những trường hợp này.

Ung thư: Chất lỏng bạch huyết có thể thu thập và vận chuyển tế bào ung thư đến các hạch bạch huyết. Khi ung thư lan đến cổ và đầu, chúng gây ra các hạch bạch huyết sưng lên. Cần sinh thiết hạch lympho để tìm nguyên nhân thực sự của sưng hạch vùng cổ gáy và can thiệp sớm.

Chẩn đoán phân biệt sưng hạch vùng cổ gáy

Các bác sĩ sử dụng các tính chất của các hạch lympho sưng để xác định nguyên nhân, cụ thể:

Các hạch bạch huyết bị sưng vì nhiễm khuẩn rất đau, mềm và di động được.

Các hạch bạch huyết do ung thư: ít hoặc không đau đớn, cứng, cố định không di động.

Một số triệu chứng giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết bao gồm giảm cân, sốt, mệt mỏi và đổ mồ hôi vào ban đêm. Bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết trước khi kết luận chẩn đoán.

Khi nào sưng hạch vùng cổ gáy cần đến ngay bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ nếu: Các hạch bạch huyết sưng mà không có bất kỳ bệnh lý nào đi kèm; Sưng hạch đi kèm với giảm cân, sốt dai dẳng hoặc đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm; Sưng hạch có tính chất cứng, không đau và cố định không di động; Các hạch bạch huyết vùng cổ gáy sưng đau đi kèm các vấn đề về hô hấp, khó nuốt hoặc đau họng; Sưng tấy hạch tiếp tục tăng và kéo dài 2-4 tuần.

Xử trí sưng hạch vùng cổ gáy

Các lựa chọn điều trị cho các hạch bạch huyết bị sưng vùng cổ gáy thay đổi tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

Nếu nhiễm khuẩn gây ra sưng hạch bạch huyết, thông thường sẽ sử dụng kháng sinh và cơ thể sẽ trở lại bình thường khi nhiễm khuẩn được giải quyết.

Rối loạn miễn dịch: Điều trị các hạch bạch huyết bằng cách điều trị bệnh chính như viêm khớp dạng thấp và luput ban đỏ hệ thống.

Ung thư: Các phương pháp điều trị được sử dụng phụ thuộc vào loại ung thư và bao gồm hóa trị, xạ trị và phẫu thuật.

Giải pháp ban đầu tại nhà

Một số biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn có thể sử dụng để điều trị các hạch bạch huyết bị sưng vùng cổ gáy, bao gồm:

Chườm nóng: nhúng một khăn lau trong nước nóng, vắt và sau đó chườm để làm giảm sưng hạch lympho vùng cổ gáy.

Thuốc giảm đau: có thể sử dụng thuốc giảm đau không cần kê toa để giảm sốt và đau. Một số thuốc giảm đau đề nghị bao gồm ibuprofen, acetaminophen.

Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi đủ mỗi ngày sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn tình trạng sưng hạch bạch huyết vùng cổ gáy.

Sức khỏe được duy trì nhờ sự bảo vệ của hệ thống miễn dịch; trong đó có hệ bạch huyết. Chúng đóng vai trò ngăn cản hoạt động của vi khuẩn, virus gây hại cho cơ thể. Hạch phân bố rất nhiều vị trí trong cơ thể; trong đó có vùng sau gáy [hạch bạch huyết vùng chẩm]. Có nhiều tác nhân gây bệnh gây sưng hạch bạch huyết; thường gọi là “nổi hạch”. Hiện tượng bị nổi hạch sau gáy báo hiệu cơ thể đang có bất thường. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng theo dõi bài bài viết sau đây của Bác sĩ Phan Văn Giáo.

Nổi hạch sau gáy là bệnh gì?

Các hạch bạch huyết là một phần của hệ bạch huyết; đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Đây là hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Trong cơ thể chúng ta có đến hơn 700 hạch bạch huyết; phân bố chủ yếu ở nách, cổ, bẹn. Trong đó vùng chẩm [sau gáy] có từ 3-5 hạch.

Thông thường các hạch bạch huyết có kích thước chỉ bằng một hạt đậu nhỏ. Nếu cơ thể khỏe mạnh, chúng ta khó mà nhận thấy chúng. Khi gặp nhiễm trùng hay bệnh tật, các hạch bạch huyết có thể bị tích tụ dịch gây sưng lên, thường được gọi là nổi hạch sau gáy. Đôi khi việc nổi hạch ở sau gáy đau và gây khó chịu. Lúc này chúng ta có thể nhìn và sờ thấy được.

Hạch bạch huyết vùng chẩm chịu dẫn lưu dịch từ vùng đầu mặt về. Khi có bất thường xảy ra ở những vùng này, hạch sẽ sưng lên; thậm chí có thể nổi thành cục u lớn [nổi hạch ở sau tai, cổ, gáy,…]. Do đó nếu như bạn phát hiện nổi hạch ở sau gáy nghĩa là: vùng đầu mặt hoặc cơ quan lân cận đang có bất thường.

Nổi hạch sau gáy là triệu chứng cho thấy có nhiễm trùng hoặc sự xâm nhập của tác nhân lạ vùng đầu cổ

Nguyên nhân nổi hạch ở sau gáy và triệu chứng liên quan

Một số bệnh lý được liệt kê sau đây có thể là nguyên nhân nổi hạch ở sau gáy. Tùy theo nguyên nhân, ngoài việc bị nổi hạch sau gáy, sẽ có một vài triệu chứng khác đi kèm mà chúng ta cần chú ý.

Nhiễm trùng da đầu có thể gây nổi hạch sau gáy ở người lớn

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nổi hạch sau gáy. Bất cứ viêm nhiễm nào ở vùng đầu mặt đều có khả năng gây sưng hạch ở vùng chẩm. Nhiễm trùng da đầu có thể do nguyên nhân vi khuẩn hoặc nấm. Khi nhiễm trùng da đầu, một số triệu chứng kèm theo có thể gồm:

  • Ngứa, đau nhức vùng da đầu.
  • Da khô, tróc vảy.
  • Vết loét, mụn nước hoặc các mảng da đóng vảy ở mặt, đầu.
  • Rụng tóc.

Các bệnh lý nhiễm trùng da đầu thường gặp gồm:

Nhiễm nấm da đầu

Nhiễm nấm da đầu hay dân gian thường gọi là “hắc lào”; là bệnh dễ lây lan. Người nhiễm nấm thường xuất hiện các vùng hói tròn, có vảy trên da đầu. Mặc dù bệnh này không nguy hiểm nhưng cần điều trị triệt để; ngăn tình trạng viêm nhiễm kéo dài, có thể gây biến chứng nghiêm trọng.

Nhiễm nấm da đầu ngoài các triệu chứng ở da có thể kèm theo nổi hạch sau gáy

Nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes

Vết thương hở ở vùng da đầu có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn. Các hạch sau gáy có thể sưng lên khi các vết thương này nhiễm trùng. Bên cạnh đó, có thể kèm theo các dấu hiệu như: sưng đỏ đau xung quanh vết thương; chảy dịch vàng hoặc đóng vảy; loét mụn nước; sốt.

Chấy

Để xác định có chấy, chúng ta cần tìm trứng hoặc chấy trên tóc và da đầu. Chúng thường xuất hiện ở vùng sau tai và gáy. Triệu chứng thường gặp nhất là ngứa. Thỉnh thoảng có đi kèm nổi hạch sau gáy ở trẻ em lẫn người lớn. Điều trị chấy cần nhanh chóng và triệt để.

Chốc lở

Nguyên nhân gây chốc lở do vi khuẩn; gây ra các mảng loét đỏ, chảy dịch và đóng vảy. Sử dụng kháng sinh sẽ giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và lây lan.

Bệnh vẩy nến

Đây là một bệnh lý tự miễn dịch. Trong đó các tế bào da được đổi mới nhanh chóng. Sự tích tụ các tế bào bị loại bỏ có thể tạo ra các mảng màu bạc, đỏ; đi kèm với ngứa, đau. Ngoài da đầu, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến mặt, bàn chân và các nếp gấp da. Bệnh vẩy nến nếu kèm theo nổi hạch sau gáy có thể cho thấy nhiễm trùng nấm trên da đầu.

Thuốc trị nấm sẽ giúp bạn điều trị nhiễm trùng nấm chỉ trong vài ngày. Tuy nhiên đối với bệnh vẩy nến, không thể chữa khỏi hoàn toàn toàn. Chúng ta chỉ có thể sử dụng các phương pháp điều trị tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng.

Rubella có thể là nguyên nhân nổi hạch ở sau gáy

Rubella [bệnh sởi Đức] là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Biểu hiện của bệnh tương tự như sởi nhưng nhẹ hơn, ít lây lan hơn. Bệnh có thể gây sưng các hạch bạch huyết vùng đầu cổ, trong đó có hạch bạch huyết vùng chẩm [ sau gáy]. Ngoài sưng hạch bạch huyết, bệnh Rubella có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Phát ban hồng lan từ mặt đến thân mình, tay chân.
  • Sốt nhẹ [ thường không quá 39 độ C]
  • Đau đầu, họng, mũi.
  • Nghẹt mũi.
  • Viêm, đỏ mắt.
  • Đau khớp.

Rubella có thể gây phát ban trên da toàn thân kèm theo nổi hạch

Hầu hết những trường hợp mắc Rubella đều biểu hiện triệu chứng nhẹ. Người mắc bệnh chỉ cần nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe và sử dụng thuốc giảm đau kèm theo. Tuy nhiên nó có thể gây biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe đối với thai nhi đang phát triển. Vì vậy bạn cần chủng ngừa Rubella trước khi mang thai. Đồng thời nhanh chóng đi khám bác sĩ khi phát hiện mình có nguy cơ mắc Rubella.

Bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Đây là bệnh lý do virus Epstein-Barr gây ra. Bệnh biểu hiện triệu chứng kéo dài trong vài tuần, dễ lây lan. Một trong những biểu hiện phổ biến nhất là nổi hạch. Đặc biệt ở các vùng như cổ, dưới cánh tay hoặc bẹn. Bệnh cũng có thể khiến người bệnh bị nổi hạch ở sau gáy. Các triệu chứng khác có thể gặp bao gồm:

  • Sốt.
  • Đau đầu, đau cơ.
  • Đau họng, sưng amidan.
  • Phát ban.
  • Mệt mỏi.
  • Chán ăn.

Bệnh không nghiêm trọng, tuy nhiên có thể gây biến chứng gan, lách to. Bệnh lây lan qua nước bọt; do đó cần hạn chế dùng chung thức ăn, đồ uống; che miệng khi ho, hắt hơi. Điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi và uống nhiều nước vì bệnh có thể tự thoái lui.

Ung thư

Hiếm khi nổi hạch ở sau gáy là triệu chứng của ung thư. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể loại trừ được nguyên nhân này. Ung thư hạch có thể gây sưng hạch bạch huyết ở các khu vực khác nhau và thường không đau. Hiện nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa biết rõ. Khi mắc ung thư hạch, các tế bào bạch huyết tăng sinh và phát triển bất thường; tích tụ trong các hạch gây sưng hạch. Các triệu chứng có thể gặp gồm:

  • Sốt, ớn lạnh.
  • Ho và khó thở.
  • Đổ mồ hôi đêm.
  • Sút cân không rõ nguyên nhân.

Ung thư hạch có thể phát triển ở mọi độ tuổi. Việc điều trị phụ thuộc vào loại ung thư hạch và mức độ tiến triển của bệnh.

Một số bệnh ung thư có thể lây lan đến vùng đầu cổ và gây sưng các hạch bạch huyết sau gáy. Dù không phổ biến nhưng các ung thư di căn đến hạch bạch huyết ở chẩm [sau gáy] có thể do : khối u ác tính, ung thư da đầu, ung thư phổi hoặc ung thư tuyến giáp gây ra.

Nổi hạch sau gáy có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ và người lớn sẽ biến mất khi nguyên nhân cơ bản được điều trị thành công. Tuy nhiên nổi hạch sau gáy cũng có thể là triệu chứng nguy hiểm nếu đi kèm các biểu hiện sau:

  • Không có các triệu chứng lâm sàng nào ngoài nổi hạch.
  • Sưng hạch không rõ nguyên nhân.
  • Hạch sưng kéo dài từ 2-4 tuần trở lên và tăng dần kích thước.
  • Hạch sờ cứng, chắc, dai, không di động.
  • Đi kèm các biểu hiện: sốt cao, đổ mồ hôi đêm, giảm cân không rõ nguyên nhân.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bất cứ khi nào bạn phát hiện cơ thể có các triệu chứng nổi hạch thì hãy đến khám bác sĩ ngay lập tức. Dù là nguyên nhân đơn giản hay nghiêm trọng, chúng ta cũng cần xác định rõ để có phương thức điều trị phù hợp; tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Nổi hạch sau gáy ở người lớn và trẻ nhỏ là biểu hiện phòng vệ của hệ miễn dịch với các tác nhân gây bệnh: có thể là do nhiễm trùng hay bệnh ác tính. Nổi hạch có thể đi kèm với các triệu chứng điển hình của bệnh. Trong trường hợp các triệu chứng không rõ và dai dẳng có thể nghi ngờ ác tính. Chúng ta cần chú ý các biểu hiện bệnh và đi khám ngay để loại bỏ sớm nguyên nhân.

Chủ Đề