Bị sốt rét có nên tắm không

Sốt siêu vi có tắm được không? là điều mà nhiều người bệnh muốn giải đáp khi nghe nói bệnh sốt nên kiêng tiếp xúc với nước. Tuy nhiên, điều này thực sự không có cơ sở khoa học và nếu không thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, bạn còn dễ cảm thấy khó chịu, bứt rứt hơn.

Sốt siêu vi (hay sốt virus) là tình trạng sốt do cơ thể bị nhiễm virus cấp tính, thường gặp ở những người đang có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ em, người cao tuổi.

Hầu hết trường hợp sốt siêu vi có thể tự khỏi sau khoảng 57 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, sốt có khi là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác như sốt xuất huyết, viêm màng não nhất là đối với trẻ em. Do đó, nếu sốt kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác thì bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh.

Trong quá trình sốt siêu vi, nhiều người thường có quan niệm kiêng tắm, không đụng nước vì sợ bệnh sẽ nặng hơn. Tuy nhiên điều đó có thực sự đúng không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để trả lời cho thắc mắc sốt siêu vi có được tắm không và bị sốt siêu vi nên ăn gì nhé!

Sốt siêu vi có tắm được không?

Người bệnh sốt siêu vi thường cảm thấy rất mệt mỏi, chỉ muốn nằm nghỉ ngơi trên giường với chiếc chăn yêu thích. Ngoài ra, những quan niệm như sốt siêu vi cần kiêng tắm khiến người bệnh lo lắng không biết có thể tắm như bình thường được không.

Sự thật là tắm khi sốt có thể giúp giảm bớt nhiệt độ cơ thể, khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Khi bạn đắp chăn suốt ngày, nhiệt lượng trong cơ thể khó thoát ra ngoài làm cho quá trình hạ sốt gặp nhiều khó khăn.

Tắm sẽ giúp giải phóng bớt nhiệt cho cơ thể tạm thời, cũng như làm cho bạn cảm thấy sạch sẽ, thoải mái và phục hồi tâm trạng tốt hơn. Việc tắm bằng nước ấm còn làm giãn mạch ngoại vi, giúp hạ sốt và phòng tránh các cơn co giật hiệu quả.

Bạn có thể tắm bồn hoặc tắm dưới vòi hoa sen nhưng vẫn phải đảm bảo giữ ấm cơ thể trước, trong, sau khi tắm và phòng tắm kín gió. Tắm bằng nước lạnh có thể khiến cơ thể tăng nhiệt độ cao hơn để không cảm thấy lạnh, khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Trước khi tắm, bạn có thể uống một cốc nước ấm và sau khi tắm cần lau người thật khô, tránh để cho cơ thể bị nhiễm lạnh. Nếu vẫn lo lắng, bạn có thể vệ sinh cá nhân bằng cách lau người bằng nước ấm trong thời gian ngắn.

Sốt siêu vi gội đầu được không?

Tương tự như việc tắm rửa khi sốt siêu vi, người bệnh cũng băn khoăn không biết gội đầu trong thời gian này có ảnh hưởng gì hay không. Thế nhưng, sốt siêu vi thường kéo dài khoảng 1 tuần và nếu bạn không vệ sinh cá nhân sẽ cảm thấy vô cùng bứt rứt, khó chịu.

Bị sốt rét có nên tắm không

Người bệnh sốt siêu vi vẫn có thể tắm và gội đầu với nước ấm

Thực tế, người bệnh sốt siêu vi vẫn có khả năng gội đầu mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến triệu chứng bệnh. Một số lưu ý khi gội đầu trong khi cơ thể đang sốt bao gồm:

  • Dùng nước ấm và gội đầu trong phòng kín gió
  • Thao tác nhanh, gọn, không để cơ thể bị nhiễm lạnh
  • Nhanh chóng sấy khô tóc và giữ ấm cơ thể sau khi gội đầu

Cách chăm sóc bản thân khi bị sốt siêu vi

Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh về câu hỏi bị sốt siêu vi nên ăn gì và kiêng gì? Thực tế, bạn vẫn nên bổ sung đầy đủ nước và ăn những món ăn bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Hãy tránh tiêu thụ những món ăn dầu mỡ và quá nhiều gia vị.

Nếu sốt cao hoặc sốt kéo dài thì bạn nên uống thuốc hạ sốt không kê đơn để giúp giảm bớt thân nhiệt tạm thời. Sau đó, bạn cần nhớ bổ sung đủ nước cho cơ thể vì sốt làm mất nước nhiều hơn bình thường. Nếu để mất nước nặng có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, bạn không nên trùm chăn quá kín hay mặc quần áo ấm quá mức vì sẽ khiến khả năng điều nhiệt của cơ thể hoạt động không tốt. Từ đó, tình trạng sốt có khi trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu sử dụng điều hòa trong phòng, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ vừa phải, nên giữ ổn định ở mức 28ºC. Khi sử dụng quạt, tránh để quạt thổi trực tiếp vào người, đồng thời nên mở rộng các cửa phòng để giúp không khí lưu thông.

Ngoài ra, trong tủ thuốc gia đình cũng nên có nhiệt kế để theo dõi chính xác thân nhiệt. Nếu sốt liên tục dài ngày hoặc triệu chứng không cải thiện sau khi uống thuốc và thực hiện các cách hạ sốt tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Sốt siêu vi rất dễ mắc phải ở cả trẻ nhỏ và người lớn, nhất là khi thời tiết thay đổi. Do đó, bạn cần chuẩn bị những thuốc và vật dụng thiết yếu trong nhà để chăm sóc bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi sốt siêu vi có được tắm không và có biện pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị triệu chứng phù hợp.

Nhiều người bệnh băn khoăn không biết cảm cúm có nên tắm không? Thực tế, người bị cảm cúm vẫn có thể tắm bằng nước ấm, nhiệt độ từ 27 - 32 độ C trong thời gian ngắn.

Tổng quan về bệnh cảm cúm

Cảm cúm là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người và dễ lây lan thành đại dịch.

Khi cảm cúm trở nặng, người bệnh không điều trị kịp thời có nguy cơ gặp nhiều biến chứng và tử vong. 

Bị sốt rét có nên tắm không
Cảm cúm có triệu chứng sốt cao, chảy nước mũi và ho nhiều

Virus là nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm. Những loại virus gây bệnh cúm phổ biến gồm có: Rhinovirus, Coronavirus, Metapneumovirus, Human Respiratory Syncytial Virus, Parainfluenza,... Virus cảm cúm có thể lây qua đường giọt bắn hắt hơi, ho của người nhiễm bệnh. Qua tiếp xúc các vật dụng chứa virus. Khi virus cúm tấn công cơ thể. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt, khàn giọng, chảy nước mũi, ho, hắt xì, ăn kém,...

Bệnh cảm cúm thường lành tính, các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau 3 - 5 ngày và tự khỏi. Nếu người bệnh thấy có dấu hiệu bất thường hoặc bệnh chuyển nặng đột ngột. Cần đi khám để được chẩn đoán và phân biệt với các loại bệnh đường hô hấp nguy hiểm khác.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh cúm. Trong đó có việc vệ sinh cá nhân, tắm gội. Đây là vấn đề nhiều người vẫn đang tranh luận, không biết cảm cúm có nên tắm không?

Người bị bệnh cảm cúm có nên tắm không?

Câu hỏi cảm cúm có nên tắm không được rất nhiều người quan tâm và gây ra nhiều bàn cãi. Đa số ý kiến cho rằng khi bị cảm do virus không nên tắm. Quan niệm xa xưa của dân gian, người bệnh cảm cúm, cảm lạnh phải kiêng nước, kiêng gió khi bệnh để hạn chế biến chứng. 

Bị sốt rét có nên tắm không

Câu hỏi người bị cảm cúm có nên tắm không gây ra nhiều bàn cãi

Dựa trên kiến thức khoa học, bác sĩ Phương Đông xin giải đáp vấn đề cảm cúm có nên tắm không như sau:

Nếu kiêng tắm, cơ thể người bệnh sẽ khó chịu, ngứa ngáy vì mồ hôi toát ra do sốt cao. Do đó, người bệnh cảm cúm vẫn có thể tắm được như bình thường. Tuy nhiên, phải dùng nước ấm có nhiệt độ từ 27 - 32 độ C. Đây được coi là phương pháp hạ sốt lâu đời nhất. Hơi nóng sẽ giúp chất độc trong cơ thể người bệnh được đào thải ra ngoài thông qua da. Hơn nữa hơi ấm cũng giúp người bệnh giảm đờm, loại bỏ cảm giác khó chịu ở mũi và tinh thần được thư giãn.

Người bị cảm cúm đau đầu, chóng mặt nên tắm dưới vòi sen và để chế độ phun sương. Trong khi tắm, nếu người bệnh cảm thấy chóng mặt hoặc rét run nên tăng nhiệt độ nước. Không nên tắm lâu và lau thật khô người sau khi tắm. Đặc biệt, phải đảm bảo phòng tắm khép kín, tránh gió lùa.

Bị sốt rét có nên tắm không
Bệnh nhân bị cảm cúm nên tắm nước nóng dưới vòi hoa sen

Nếu người đang mắc cảm cúm tắm nước lạnh sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và kéo dài. Bởi tính hàn của nước lạnh khiến các triệu chứng lâu giảm sốt, ho, sổ mũi, cơ thể thêm mệt mỏi và giảm năng lượng. Vì vậy, bị cảm cúm nên kiêng tắm bằng nước lạnh.

Các trường hợp không nên tắm khi bị cảm cúm

Qua phần giải đáp bị cảm cúm có nên tắm không. Bạn đọc đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc tắm nước ấm khi mắc bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý cách tắm và thời gian để tránh tình trạng bệnh nặng thêm hoặc kéo dài. Nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây. Người bị cảm cúm không nên tắm:

  • Xuất hiện các triệu chứng nặng như sốt cao, ho dữ dội, chóng mặt, nhiệt độ cơ thể tăng cao. Người bệnh trong trường hợp này bị giảm năng lượng đáng kể, sức đề kháng yếu. Do đó, việc đi tắm khi có các triệu chứng trong gây ra nguy hiểm đến sức khoẻ của người bệnh. Khi các triệu chứng thuyên giảm, người bệnh có thể tắm bằng nước ấm. 

Bị sốt rét có nên tắm không
Có triệu chứng sốt cao, ho dữ dội không nên tắm 

  • Sau khi ăn tắm luôn: Cảm cúm khiến cơ thể người bệnh yếu hơn. Nếu tắm ngay sau khi ăn khiến huyết quản nở ra, các cơ quan cần nhiều máu hơn. Dẫn đến dạ dày bị thiếu máu, gây tổn thương đến đường tiêu hoá.
  • Tắm muộn: Bệnh nhân cảm cúm tắm khuya sẽ gây ra tình trạng sốc nhiệt. Do sức đề kháng yếu nên dễ gây ra các triệu chứng mạch máu não bị co lại đột ngột, gây đột quỵ não. Vì vậy, người bị cảm cúm tuyệt đối không nên tắm khuya.

Lời khuyên của bác sĩ cho người bị cảm cúm

Ngoài vấn đề cảm cúm có nên tắm không. Nhiều người cũng quan tâm những biện pháp giúp giảm triệu chứng và giúp bệnh nhanh khỏi. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ cho người cảm cúm:

Không dùng nước lạnh để hạ sốt

Có thông tin cho rằng, dùng nước lạnh để chườm hoặc tắm để hạ sốt nhanh. Nhưng điều này là không đúng. Nước lạnh khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Thay vào đó, người bệnh nên dùng khăn ấm để chườm hạ sốt và tắm nước ấm để giảm triệu chứng.

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Người bệnh cần bổ sung các loại dưỡng chất, rau xanh và vitamin. Cụ thể vitamin C và kẽm giúp cải thiện hệ miễn dịch, chống lại virus cảm cúm. Đồng thời, người bệnh nên tránh ăn đồ làm tăng thân nhiệt như các thực phẩm chứa nhiều protein, cay, đồ ngọt, lipid. Ngoài ra, những đồ uống gây mất nước như rượu, bia, cà phê, đồ uống có ga cũng cần tránh khi điều trị bệnh cảm cúm.

*Tìm hiểu thêm: Bị cảm cúm nên ăn gì để nhanh hết bệnh

Bị sốt rét có nên tắm không
Người bị cúm cần tăng cường bổ sung nhiều vitamin C

Bổ sung nhiều nước

Nước giúp bài trừ các vi khuẩn gây hại khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Đồng thời làm thông thoáng đường hô hấp. Do đó, các bác sĩ khuyên rằng, khi bị sốt, người bệnh uống càng nhiều nước càng tốt. Bạn có thể bổ sung nước bằng uống nước sôi để nguội, nước ép hoa quả, cháo loãng.

Không lạm dụng Paracetamol để hạ sốt

Nhiều người dùng Paracetamol để hạ sốt, giảm đau và một số loại thuốc khác để chữa triệu chứng ho, nghẹt mũi, mất ngủ. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc trong số đó cũng chứa Paracetamol. Khi người bệnh uống kết hợp các loại thuốc này. Hoặc uống Paracetamol liều cao để nhanh hạ sốt rất dễ gây tổn thương gan.

Làm thông mũi

Người bệnh nên dùng dung dịch nước muối sinh lý xịt mũi để làm mềm chất nhầy, giúp mũi bớt nghẹt. Tránh xì mũi mạnh và thường xuyên khi bị cảm cúm. Bởi điều này sẽ gây kích ứng bên trong, ảnh hưởng tới niêm mạc và xoang mũi.

Tạo độ ẩm trong phòng

Bệnh nhân không nên bật máy lạnh cả ngày để tránh vi khuẩn gây cảm lạnh tấn công cơ thể. Người bệnh có thể dùng máy lạnh nhưng cần chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để dễ thở hơn và các triệu chứng ho, sốt không trở nặng.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp bệnh cảm cúm nhanh bị đẩy lùi. Không làm việc quá sức, ngủ đủ giấc, tinh thần không bị căng thẳng sẽ giúp người bệnh cải thiện sức đề kháng, sớm hồi phục hơn.

Trên đây là những thông tin nhằm giải đáp thắc mắc của nhiều người về vấn đề cảm cúm có nên tắm không. Nhìn chung, bị cảm cúm hoàn toàn không cần kiêng tắm. Tuy nhiên cần chú ý nhiệt độ của nước và đảm bảo phòng tắm kín gió. Nếu bạn đọc có câu hỏi hoặc cần tư vấn thêm về cảm cúm. Vui lòng liên hệ tổng đài 19001806.