Bị viêm tai ngoài phải làm sao

1. Bệnh viêm tai ngoài là gì? – Viêm tai ngoài là tình trạng viêm nhiễm lan tỏa xảy ra ở lớp da bao phủ khắp ống tai ngoài, thường gặp do bơi lội, tắm biển,… – Viêm tai ngoài thường gặp và ít nguy hiểm hơn viêm tai giữa. Tuy nhiên, bệnh có thể gây khó chịu với triệu chứng ngứa tai, đau tai, ù tai hoặc chảy mủ tai.

– Viêm tai ngoài không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thính lực.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm ống tai ngoài là gì? – Nguyên nhân chủ yếu của viêm tai ngoài là do tai tiếp xúc với nguồn nước bẩn trong hồ bơi hoặc ao hồ. Pseudomonas và các vi khuẩn khác sinh sống trong nước có thể gây nhiễm trùng tai. – Các nguyên nhân khác gây viêm tai ngoài bao gồm: + Gãi tai hoặc bên trong tai. + Có vật lạ mắc kẹt trong tai. + Làm sạch ống tai quá mạnh bằng tăm bông hoặc các vật nhỏ có thể làm tổn thương da. + Đeo tai nghe không sạch.

+ Các bệnh về da mạn tính như bệnh chàm hoặc bệnh vảy nến.


– Do dịch hay mủ ở tai giữa bị bít, đọng trong ống tai.

Lấy ráy tai quá nhiều, không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây viêm

3. Triệu chứng thường gặp khi bị viêm ống tai ngoài là gì? – Lúc đầu ngứa trong ống tai sau trở nên nóng, rát như bỏng, vài ngày sau đau dữ dội. – Nghe kém và ù tai. – Kéo vành tai, ấn nắp tai gây đau tăng rõ rệt.

– Da ống tai nề đỏ, sau đó ống tai bị chít hẹp lại do sưng nề và ứ dịch vàng, có thể bong từng đám biểu bì trắng.

4. Viêm tai ngoài có thể gây ra những biến chứng gì nếu không điều trị?
– Nếu không được điều trị sẽ thành mủ, da bị hoại tử gây sẹo chít hẹp hay sùi lấp ống tai ngoài.

5. Viêm tai ngoài được điều trị như thế nào? – Bác sỹ sẽ chẩn đoán viêm tai ngoài bằng cách soi tai, lấy mẫu thử của mủ trong tai để xét nghiệm tìm loại vi khuẩn hoặc nấm đã gây ra nhiễm trùng [nếu cần thiết]. – Viêm tai ngoài được chỉ định điều trị nội khoa gồm thuốc uống trong vòng 5 – 10 ngày và thuốc nhỏ tai trong vòng 10 -14 ngày: + Kháng sinh toàn thân. + Kháng viêm, giảm đau.

+ Thuốc kháng sinh nhỏ tai [Bệnh nhân cần lau sạch ống tai nhẹ nhàng bằng tăm bông trước khi nhỏ thuốc].

6. Cách chăm sóc trong quá trình điều trị ngoại trú viêm tai ngoài như thế nào? – Tuân thủ điều trị: Uống thuốc theo toa, nếu có những dấu hiệu bất thường như nổi mẩn ngứa, mề đay, tức ngực, khó thở, chóng mặt buồn nôn sau dùng thuốc cần tái khám ngay để được xử trí kịp thời. – Giữ vệ sinh ống tai, dùng tăm bông sạch lau khô sau khi tắm hoặc bơi. – Không sử dụng những vật sắc, chưa được sát khuẩn ngoáy ống tai ngoài khi ngứa. – Tránh nước vào tai. – Vệ sinh sạch sẽ trước khi nhỏ hoặc bôi thuốc. – Không dùng chung bộ lấy ráy tai với người khác. – Khi có dị vật trong ống tai hoặc ráy tai phải đến cơ cở y tế để lấy và vệ sinh

– Tái khám sau khi hết thuốc hoặc sớm hơn nếu các cơn dữ dội hơn và đau kéo dài mặc dù đã điều trị hoặc nếu tai có cảm giác bị tắc.

7. Dự phòng viêm tai ngoài như thế nào?
– Để phòng ngừa viêm tai ngoài, người dân cần tránh để nước vào tai bằng cách đeo nút bịt lỗ tai hoặc mũ bơi khi đi bơi. Không để bệnh viêm tai ngoài trở thành bệnh mạn tính ảnh hưởng đến sức khỏe và thính lực.

Sử dụng nút tai hoặc mũ bảo vệ khi bơi để tránh nước, đảm bảo thính lực

– Vệ sinh tai nhẹ nhàng bằng que tăm bông tránh gây tổn thương ống tai. – Khi có dị vật mắc kẹt trong tai cần tới ngay cơ sở y tế để được lấy ra. – Không đeo tai nghe quá lâu trong ngày và tai nghe phải được vệ sinh sạch thường xuyên.

– Điều trị triệt để các bệnh về da như: Chàm, vảy nến,…

Để xem và tải ấn phẩm chất lượng cao, nhấn vào nút “Tải Xuống” phía dưới:

Là một trong những chuyên khoa trọng yếu của bệnh viện Gia Đình, Khoa Ngoại thực hiện điều trị ngoại khoa cho mọi lứa tuổi, tập chung chẩn đoán, xử lý, phẫu thuật,… tất cả những tổn thương và bệnh lý ảnh hưởng tới cơ thể.

Bệnh viêm tai ngoài xảy ra với nhiều người, làtình trạng lớp da bao phủ ống tai ngoài bị viêm. Viêm tai ngoài gồm nhiều dạng, trong đó có viêm tai ngoài cấp. Bài viết dưới đây cung cấp một số kiến thức về bệnh viêm tai ngoài cấp, nhằm giúp mọi người biết phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Tìm hiểu bệnh viêm tai ngoài cấp giúp mọi người biết phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Có nhiều nguyên nhân viêm tai ngoài. Nguyên nhân chính là do ống tai ngoài chịu tác động mạnh gây tổn thương đến tai ngoài. Hoặc ống tai ngoài bị ẩm ướt khiến cho vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập, dẫn đến viêm tai. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây bệnh bao gồm:

– Người bệnh bơi lội ở vùng sông hồ nhiễm bẩn. Việc này khiến cho nước nhiễm khuẩn xâm nhập, tiếp xúc với ống tai. Khi tiếp xúc với môi trường này, nước tồn đọng trong tai không được làm sạch và lau khô dẫn đến tình trạng ẩm ướt. Lúc này, vi khuẩn và nấm sẽ dễ dàng xâm nhập vào lớp da bao phủ ống tai ngoài và gây viêm tai.

 – Do thói quen ngoáy tai: Việc thường xuyên ngoáy tai mạnh bằng tăm bông cũng dễ bị viêm ống tai ngoài. Đầu tăm bông cọ sát nhiều lần sẽ gây tổn hại lớp da ống tai, đồng thời đầy ráy tai và chất bẩn kẹt vào sâu bên trong ống tai. Sự tích tụ chất bẩn lâu ngày sẽ tạo điều kiện phát triển vi khuẩn và nấm. Ngoài ra, nhiều người ngoáy tai bằng dụng cụ không được khử khuẩn, sắc nhọn gây trầy xước da quanh ống tai.

– Viêm tai do dị ứng các hoá chất kích ứng như keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc…Ở những người có cơ địa dễ dị ứng khi các hóa chất này dính vào tai cũng có thể gây ra viêm tai ngoài.

– Những người mắc bệnh lý mạn tính như tiểu đường, vẩy nến, chàm, dị ứng, viêm da tiết bã… cũng dễ bị viêm tai ngoài.

Các triệu chứng do viêm tai ngoài cấp gồm có tai ngứa và đau, ống tai sưng nề, nóng, đỏ.

2. Xác định triệu chứng và chẩn đoán bệnh viêm tai ngoài cấp

Các triệu chứng do viêm tai ngoài cấp tính gây ra gồm có:

-Tai ngứa và đau.

-Ống tai sưng nề, nóng, đỏ [lỗ tai bị sưng].

Để chẩn đoán bệnh viêm tai ngoài, người bệnh cần đến bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng uy tín để thăm khám và điều trị. Một số xét nghiệm cần thiết sẽ được tiến hành như xét nghiệm máu, lấy mẫu bệnh phẩm để cấy vi trùng nhằm xác định loại vi khuẩn, virus gây bệnh, chụp CT nhằm chẩn đoán nhiễm trùng có xâm lấn vào cấu trúc xương thái dương, xương sọ hay không.

Chuyên khoa Tai mũi họng thuộc bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ thăm khám và điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý trong đó có viêm tai ngoài cấp.

3. Điều trị bệnh viêm tai ngoài cấp

Khi bị viêm tai ngoài cấp, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc nhỏ tai. Nếu bị nhiễm trùng cần phải điều trị bằng kháng sinh. Tuyệt đối thực hiện theo đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, tránh tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi đơn thuốc.

Chuyên khoa Tai mũi họng thuộc bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ thăm khám và điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý trong đó có bệnh viêm tai ngoài cấp. Tại đây có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại, giúp chẩn đoán chính xác mức độ tiến triển của bệnh và hỗ trợ điều trị hiệu quả, kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề