Biện pháp khẩn cấp tạm thời ngưng thanh toán năm 2024

Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động thì cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Vậy áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản được quy định thế nào?

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản thế nào? [Ảnh minh họa]

1. Ai được quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản?

Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, những người sau đây có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời:

- Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn theo quy định tại Điều 5 của Luật Phá sản;

- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản

Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản thuộc về Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản.

3. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản

- Cho bán hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng hóa sắp hết thời hạn sử dụng, hàng hóa không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ; cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác;

- Kê biên, niêm phong tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ;

- Niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

- Cấm thay đổi hiện trạng đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

- Cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định;

- Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của pháp luật.

4. Cách thức yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản

Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có văn bản yêu cầu gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chủ yếu sau:

- Ngày, tháng, năm;

- Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án nhân dân chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

5. Trường hợp hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản

Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;

- Tòa án ra quyết định không mở thủ tục phá sản;

- Tòa án ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;

- Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 95 của Luật phá sản;

- Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;

- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của pháp luật.

6. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản không đúng

- Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự;

- Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 113 Bộ luật Tố tụng dân sự;

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì bị xử lý trách nhiệm theo quy định tại Điều 129 Luật phá sản.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời [BPKCTT] được Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự khi có yêu cầu của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc Tòa án tự mình áp dụng nhằm giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được pháp luật tố tụng dân sự quy định ở những thủ tục riêng. Mặc dù, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 [BLTTDS năm 2015] có nhiều quy định mới và Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020 của Hội đồng thẩm phán TANDTC được ban hành hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của BLTTDS [Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020] nhưng việc áp dụng vẫn chưa thống nhất và còn một số hạn chế nhất định. Thông qua bài viết sẽ nêu lên những quy định của pháp luật và đưa ra những hạn chế để đề xuất hướng hoàn thiện.

1. Quy định về áp dụng BPKCTT

Việc áp dụng BPKCTT được thực hiện trong các trường hợp như sau:

Thứ nhất, cùng với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Như việc việc yêu cầu áp dụng BPKCTT có thể được thực cùng một lúc với việc nộp đơn khởi kiện.

Thứ hai, trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án [gọi chung là đương sự] có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Tức là, pháp luật cho phép đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT trong suốt quá trình giải quyết vụ án kể từ khi vụ án được thụ lý đến trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án.

Thứ ba, Tòa án có thể tự mình áp dụng một số BPKCTT nhất định trong quá trình giải quyết vụ án trong trường hợp đương sự không yêu cầu như sau:

1. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.

Như vậy, việc áp dụng BPKCTT chỉ được thực hiện trong những trường hợp cần thiết và ở những giai đoạn tiến hành tố tụng nhất định mà pháp luật quy định. Điều đó cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của BPKCTT trong giải quyết vụ án dân sự.

2. Hạn chế và hướng hoàn thiện

2.1 Hạn chế

Thứ nhất, về thẩm quyền áp dụng

Theo quy định tại Điều 112 BLTTDS năm 2015 về thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì:

1. Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.

2. Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Như vậy, thẩm quyền áp dụng BPKCTT được xác định thông qua thời điểm trước khi mở phiên tòa hay tại phiên tòa. Tuy nhiên, còn có một số quan điểm khác nhau trong việc áp dụng BPKCTT khi tạm ngừng phiên tòa thì thẩm quyền áp dụng BPKCTT thuộc về Thẩm phán hay Hội đồng xét xử.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, trước khi mở phiên tòa có thể hiểu là phiên tòa chưa diễn ra, chưa có thủ tục khai mạc phiên tòa. Còn đối với trường hợp tại phiên tòa thì được thể hiện qua việc chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử quy định tại khoản 1 Điều 239 BLTTDS năm 2015.

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 259 BLTTDS năm 2015 đã nêu trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa, tức là trong quá trình xét xử, nhưng xuất hiện những căn cứ mà pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này nên phải tạm ngừng phiên tòa. Hơn nữa, theo khoản 2 Điều 259 BLTTDS năm 2015 quy định “Thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 01 tháng, kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa; nếu lý do để ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.” Với quy định này, trong thời hạn tạm ngừng 30 ngày, thì mọi quyết định liên quan đến việc giải quyết vụ án phải được Hội đồng xét xử quyết định. Do đó, trong thời hạn tạm ngừng phiên tòa mà đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự có yêu cầu áp dụng BPKCTT thì Hội đồng xét xử mới có thẩm quyền xem xét quyết định áp dụng.

Quan điểm thứ hai cho rằng, pháp luật quy định thời hạn tạm ngừng phiên tòa không được quá 30 ngày, nếu lý do tạm ngừng không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa. Quy định không bắt buộc phiên tòa phải diễn ra thời gian nào cụ thể, chỉ quy định là không quá 30 ngày. Điều này dẫn đến bất cập do trong thời hạn tạm ngừng phiên tòa đương sự phát hiện có trường hợp khẩn cấp nên yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT, yêu cầu này phù hợp với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, lý do tạm ngừng vẫn còn nên Hội đồng xét xử không thể mở lại phiên tòa để xem xét yêu cầu áp dụng BPKCTT cho đương sự. Hoặc nếu mở lại phiên tòa để xem xét cho yêu cầu của đương sự thì cũng cần có thời gian để thông báo cho các Hội thẩm nhân dân, Viện kiểm sát, các đương sự khác tham gia phiên tòa. Trong khi bản chất của việc áp dụng BPKCTT là mang tính cấp bách, nhanh chóng, khẩn cấp. Do đó, để giải quyết trường hợp này thì một số nơi Thẩm phán tự xem xét và áp dụng BPKCTT như đối với trường hợp trước khi mở phiên tòa quy định tại khoản 1 Điều 111, điểm a khoản 2 Điều 133 BLTTDS năm 2015. Tương tự, nếu xác định là thẩm quyền của thẩm phán khi đối chiếu với các quy định tại khoản 1 Điều 239, khoản 1, khoản 2 Điều 259 BLTTDS năm 2015 thì quan điểm trên cũng không phù hợp.

Như vậy, nếu xác định là thẩm quyền của Hội đồng xét xử, thì việc mở lại phiên tòa sẽ gây mất thời gian và không thể giải quyết được vấn đề khẩn cấp nên Thẩm phẩn đã tự quyết định nhưng với tư cách là Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa để xem xét áp dụng BPKCTT. Tuy nhiên, theo điểm b khoản 2 Điều 133 BLTTDS năm 2015 quy định “Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án. Nếu chấp nhận thì Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 của Bộ luật này. Việc thực hiện biện pháp bảo đảm được bắt đầu từ thời điểm Hội đồng xét xử ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, nhưng người yêu cầu phải xuất trình chứng cứ về việc đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án; nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải thông báo ngay tại phòng xử án và ghi vào biên bản phiên tòa.”. Như vậy, việc áp dụng hay không áp dụng BPKCTT tại phiên tòa thì bắt buộc phải ghi vào biên bản phiên tòa nhưng do không mở lại phiên tòa mà Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa đã tự quyết định áp dụng BPKCTT nên không thể ghi nhận nội dung này vào biên bản phiên tòa. Do đó, việc áp dụng này cũng không được chính xác. Vì lẽ đó, mà hiện nay còn có nhiều cách áp dụng khác nhau trong trường hợp này.

Thứ hai, về hủy bỏ áp dụng BPKCTT

Theo quy định tại điểm g, điểm h khoản 1 Điều 138 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi:

…“g] Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

  1. Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật này.”

Tuy nhiên, theo điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 quy định “Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;” thì sẽ trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.

Như vậy, tại điểm g khoản 1 Điều 138 BLTTDS năm 2015 có quy định việc hủy bỏ BPKCTT khi vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật là không phù hợp. Bởi sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện. Cho nên quy định thêm tại điểm h khoản 1 Điều 138 BLTTDS là không cần thiết.

Thứ ba, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo Điều 113 BLTTDS năm 2015 quy định:

“1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.

2. Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Tòa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  1. Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu;
  1. Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  1. Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng.

3. Việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.”

Như vậy, trường hợp người yêu cầu có yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường. Tuy nhiên, Điều luật không quy định việc hủy bỏ BPKCTT mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Mặt khác, theo khoản 2 Điều 138 BLTTDS năm 2015 cũng chỉ nêu trường hợp hủy bỏ BPKCTT, Tòa án phải xem xét, quyết định để người yêu cầu áp dụng BPKCTT nhận lại chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá. Quy định này cũng không đề cập đến trách nhiệm bồi thường khi hủy bỏ BPKCTT không đúng quy định của pháp luật gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

2.2 Kiến nghị

Thứ nhất, Việc xác định thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT của Thẩm phán hay Hội đồng xét xử hiện nay còn nhiều quan điểm chưa thống nhất. Do đó, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể là nếu tại phiên tòa thì thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Còn các trước hợp còn lại không phân biệt trước khi mở phiên tòa hay giai đoạn tạm ngừng phiên tòa và hoãn phiên tòa thì vẫn thuộc thẩm quyền của Thẩm phán được phân công xem xét, quyết định áp dụng BPKCTT.

Thứ hai, quy định sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015. Do đó, quy định tại điểm g khoản 1 Điều 138 BLTTDS năm 2015 là có sự trùng lặp với quy định tại điểm h khoản 1 Điều 138 BLTTDS năm 2015. Cho nên kiến nghị bãi bỏ quy định tại điểm g khoản 1 Điều 138 BLTTDS năm 2015.

Thứ ba, nhằm tránh sự tùy tiện trong hủy bỏ áp dụng BPKCTT, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, pháp luật cần có những sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hủy bỏ áp dụng BPKCTT không đúng quy định của pháp luật mà gây ra thiệt hại. Theo đó, cần bổ sung thêm một điểm tại khoản 2 Điều 113 BLTTDS năm 2015 như sau: “Trường hợp khi hủy bỏ áp dụng BPKCTT không đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường“.

Tóm lại, BPKCTT là thủ tục tố tụng đặc thù trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Nó góp phần quan trọng trong tiến trình giải quyết vụ án, là cơ sở để giải quyết triệt để vụ án. Với vai trò quan trong đó, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền, sớm khắc phục những hạn chế nêu trên để pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn.

Chủ Đề