Bile salt là gì

Thông tin chi tiết liên quan đến công dụng, tác dụng phụ, đánh gíá, câu hỏi, tương tác, và lưu ý của Bile Salts / Deoxycholic Acid như sau:

Thông tin chi tiết liên quan đến công dụng, tác dụng phụ, đánh gíá, câu hỏi, tương tác, và lưu ý của Bile Salts như sau:

Các tế bào gan tiết liên tục 800 – 1000 ml mật / 1 ngày. Muối mật là muối Natri và muối Kali của các acid mật [ chủ yếu là acid cholic và acid chenodeoxycholic ] có vai trò trong [1] nhũ tương hóa [ emulsification ] phân hủy các giọt mỡ lớn thành các giọt mỡ nhỏ khoảng 1um và [2] hấp thu [ absorption ] lipid đã tiêu hóa.

Giữa các bữa ăn, mật chảy vào túi mật để dự trữ vì cơ vòng của bóng gan tụy hoặc cơ vòng Oddi đóng lại lối vào tá tràng, Cơ vòng bao quanh bóng gan tụy. Sau bữa ăn, một số kích thích thần kinh và hormone thúc đẩy quá trình sản xuất và giải phóng mật. Các xung động TK đối giao cảm dọc theo các sợi TK lang thang [ X ] có thể kích thích gan tăng sản xuất mật lên gấp đôi tỷ lệ ban đầu. Các acid béo và acid amin trong nhũ trấp [ chyme ] đổ vào tá tràng kích thích một số tế vào nội tiết ruột của tá tràng tiết ra hormone cholecystokinin [ CCK ] vào máu. CCK gây co bóp thành của túi mật, ép mật dự trữ ra khỏi túi mật vào ống túi mật và ống mật chủ. CCK cũng làm giãn cơ vòng của bóng gan tụy cho phép mật chảy vào tá tràng.

Ngoại tiết mật, gan thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác như :

  • Chuyển hóa Carbohydrate [ Carbohydrate metabolism ]. Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng đường máu ở mức bình thường. Khi lượng đường máu giảm, gan sẽ phân hủy glycogen thành glucose và giải phóng glucose vào dòng máu. Gan có thể chuyển đổi một số acid amin và acid lactic thành glucose, và nó có thể chuyển đổi các loại đường khác chẳng hạn như fructose, galactose thành glucose. Sau khi ăn, lượng đường máu tăng cao, gan chuyển đổi glucose thành glycogen và triglyceride để dự trữ.
  • Chuyển hóa Lipid [ Lipid metabolism ]. Các tế bào gan dự trữ một số triglyceride, phân hủy các acid béo để tạo ra ATP, tổng hợp lipoprotein [ HDLs, LDLs, VLDLs ], vận chuyển acid béo, triglyceride, cholesterol đến và đi từ các thể bào của cơ thể, tổng hợp cholesterol và sử dụng cholesterol để tạo muối mật.
  • Chuyển hóa Protein [ Protein metabolism ]. Vì cơ thể không có cơ chế dự trữ acid amin dư thừa, nên lượng acid amin này sẽ được gan phân hủy, quá trình này sẽ tạo ra sản phẩm thải là amoniac [ NH3 ] độc hại. Sau đó NH3 sẽ chuyển hóa thành một chất ít độc hơn là ure được thải ra ngoài qua nước tiểu. Các tế bào gan cũng tổng hợp hầu hết các protein huyết tương chẳng hạn như α , β globulin , albumin, prothrombin và fibrinogen.
  • Sự bài tiết bilirubin [ Excretion of bilirubin ]. Bilirubin có nguồn gốc từ heme của các tế bào hồng cầu già được gan hấp thu từ máu và tiết vào mật. Hầu hết bilirubin trong mật được vi khuẩn chuyển hóa trong ruột non và đào thải qua đường phân.
  • Tổng hợp muối mật [ Synthesis of bile salts ]. Muối mật được sử dụng trong ruột non để tạo nhũ tương và hấp thu lipid, cholesterol, phospholipid và lipoprotein.
  • Dự trữ [ Storage ]. Ngoài glycogen, gan còn là nơi dự trữ của một số vitamin [ A, B12, D, E, và K ] và một số chất khoáng [ sắt và đồng ]. Các chất này sẽ được giải phóng khỏi gan khi cơ thể cần.
  • Hoạt hóa vitamin D [ Activation of vitamin D ]. Da, gan và thận tham gia vào tổng hợp dạng hoạt tính của vitamin D
  • Thực bào [ Phagocytosis ]. Các tế bào lưới nội mô hình sao [ Kupffer ] của gan thực bào các tế bào hồng cầu già, bạch cầu và một số vi khuẩn.

Chức năng túi mật là gì?

Chức năng của túi mật là lưu trữ và cô đặc dịch mật được sản xuất từ gan. Đồng thời, khi cơ thể tiêu hóa chất béo, túi mật sẽ đảm nhiệm vai trò tống đẩy và điều tiết lượng dịch mật vào ống mật chủ qua tá tràng để xuống ruột non.

Trong cơ thể, gan hoạt động sản xuất dịch mật liên tục. Dịch mật là một chất sền sệt màu vàng hơi xanh lục, có vị đắng và góp phần quan trọng vào quá trình tiêu hoá thức ăn.

Muối mật là thành phần chính của dịch mật, gồm natri glycocholate và natri taurocholate. Vai trò của muối mật là phân huỷ các chất béo, thúc đẩy cho hoạt động của các men lipase [phân huỷ lipid]. Chúng còn giúp cho các chất béo đã được tiêu hoá có thể đi qua được thành ruột và vận chuyển các vitamin tan trong dầu [vitamin A, D, E, K].

Muối mật không bị mất đi mà được tái hấp thu sau khi sử dụng. Khoảng 80-90% muối mật sẽ theo máu chuyển lại về gan và kích thích gan sản sinh thêm mật. Mỗi ngày cứ 12 tiếng, gan tiết ra một lượng dịch mật khoảng 450ml – 1 lít. Tuy nhiên thể tích tối đa của túi mật chỉ ở mức 30-60ml [95% là nước]. Ngoài muối mật, trong dịch mật còn có cholesterol, sắc tố mật, chất điện giải…

Khi không diễn ra sự tiêu hóa, dịch mật sẽ quay ngược trở về túi mật qua ống túi mật. Khi được dự trữ trong túi mật, mật sẽ bị mất bớt nước và trở nên cô đặc hơn. Khi chất béo đi vào tá tràng, túi mật bị kích thích, co bóp và tống mật xuống tá tràng.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

bile acids

bear bile

bile production

bile secretion

black bile

epsom salts

Bạn bị chướng bụng, đầy hơi, đau bụng và bị vàng da. Bạn có thể đã gặp vấn đề gì đó với mật hoặc thiếu hụt muối mật. Rối loạn chức năng mật có thể gây ảnh hưởng đến độ khỏe mạnh của gan, túi mật, đại trạng và da dẫn tới viêm và tăng lắng đọng chất béo cũng như chất độc. Nhưng chính xác mật là gì, và tại sao muối mật lại quan trọng đến thế?. Chà vấn đề này khá là phức tạp và là một câu hỏi rất đa chiều. Nhưng trong bài viết này sẽ chỉ rõ cho bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Mật là một chất lỏng có chức năng để tiêu hóa được sản xuất bởi gan và có chứa muối mật cũng như nhiều hợp chất khác giúp tiêu hóa chất béo từ chế độ ăn của bạn. Mỗi ngày, gan lại sản xuất ra khoảng 500-600ml mật có chứa nước và điện giải nhưng đồng thời chúng cũng chứa các hợp hất vô cơ khác như muối mật, cholesterol, phospholipid, bilirubin và hợp chất tiêu hóa như các protein.

Mật có màu xanh vàng hỗ trợ chuyển hóa chất béo ở tá tràng và phần đầu ruột non. Những chất thải cũng được loại bỏ khỏi cơ thể khi mật được tiết ra.

Mật cũng liên tục được tiết ra từ tế bào gan và đi qua túi mật. Mật được lưu trữ tại túi mật và được hút hết nước và những điện giải nhỏ. Cơ thể sẽ trữ mật và các chất tiết khác cho đến khi chúng cần mật để tiêu hóa. Sau khi chúng ta ăn, ống mật mở ra cho phép mật, các enzyme và các chất tiết khác để chúng làm việc.

Muối mật là thành phần hữu cơ nhiều nhất có mặt trong muối mật. Chúng cho phép cơ thể bài tiết cholesterol và các hợp chất độc hại tiềm ẩn như bilirubin và chất chất chuyển hóa. Muối mật được tổng hợp trong tế bào gan được lưu trữ ở túi mật vào đoạn đầu của ruột non. Sau đó chúng được tái hấp thu và quay trở lại gan nơi chúng được tái chế thành mật mới để cơ thể sử dụng trong những lần tiếp theo.

9 công dụng của muối mật

  • Loại bỏ cholesterol và chất độc
  • Chống lại các mầm bệnh gây nhiễm trùng
  • Kích thích chức năng của túi mật và gan
  • Giúp đánh tan sỏi mật
  • Giúp tiêu hóa hấp thu chất béo cũng như dưỡng chất
  • Ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột
  • Giúp kiểm soát đường máu
  • Giúp giải phong glutathione
  • Loại bỏ bilirubin

Cơ chế làm việc của muối mật

Để hiểu rõ cơ chế của muối mật, chúng ta hãy làm quen với vai trò của mật trong cơ thể trước đã. Mật giúp các enzyme phá vỡ chất béo phức thành acid béo - cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể.

Muối mật là thành phần chủ yếu của mật được nhào trộn với chất béo với nước, điện giải và ngăn ngừa sự hình thành sự lắng đọng các tinh thể. Những loại muối này được tạo ra trong cơ thể một cách tự nhiên nhưng có một vài người lại thích sử dụng thực phẩm chức năng để cải thiện sức khỏe.

Thiếu hụt muối mật

Thiếu hụt muối mật có thể gây ra những triệu chứng sau:

  • Thiếu hụt vitamin: nếu bạn thiếu muối mật cũng gây thiếu hụt các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E và K
  • Ợ nóng: thiếu muối mật dẫn đến không thể trung hòa các loại thực phẩm có tính acid, dẫn đến hình thành triệu chứng ợ nóng
  • Đầy bụng và đau bụng: không có mật và muối mật trong đường tiêu hóa, bạn khó có thể tiêu hóa được chất béo do đó gây ra chướng bụng và đau bụng.
  • Các vấn đề tiêu hóa: những chất béo đi qua ruột mà chưa bị muối mật phá vỡ có thể gây ra nhiều vấn dề tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng.
  • Sỏi mật: không có muối mật sẽ dẫn đến hình thành sỏi mật được tạo ra do sự lắng đọng với canxi và cholesterol cùng với nhiều khoáng chất khác. Khi bị sỏi mật bạn sẽ bị đau cứng bụng và buồn nôn.
  • Vàng da: không có muối mật sẽ không thể loại bỏ bilirubin khỏi cơ thể do đó cũng gây ra vàng da.
  • Mất cân bằng hormone: những chất béo không được tiêu hóa cũng gây rối loạn sự cân bằng hormone trong cơ thể.
  • Nồng độ cholesterol thấp: nồng độ cholesterol thấp hơn 170 là dấu hiệu chỉ điểm của việc thiếu hụt muối mật.
  • Phá hủy gan: Khi muối mật không được tạo ra và giải phóng có thể dẫn đến hinh thành những chất độc hại gây phá hủy gan.

Bệnh lý liên quan đến thiếu hụt muối mật?

Rối loạn tổng hợp acid mật là một rối loạn chuyển hóa hiếm gặp liên quan đến việc tạo ra acid mật. Khi cơ thể không thể sản xuất ra các acid mật có chức năng sinh học, các chất độc sẽ tích lũy lại và ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Rối loạn tổng hợp acid mật gây ra bởi đột biến gen đặc biệt, và có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như xơ gan và suy gan. Những rối loạn này thường được điều trị bằng các loại thuốc thay thế muối mật.

Nguyên nhân gây ra thiếu hụt muối mật

Bất thường trong muối mật hoặc tổng hợp acid mật là hậu quả của những bất thường trong tổng hợp mật, thường gây ra bởi đột biến gen đặc biệt. Bất thường này có thể xảy ra ở gan, nơi chính thức diễn ra quá trình tổng hợp mật. Hoặc cũng có thể fo những bất thường của tụy hoặc túi mật.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những ai dễ mắc sỏi túi mật?

Video liên quan

Chủ Đề