Binh chủng hóa học tiếng anh là gì năm 2024

Trong số các quân binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có một binh chủng đặc biệt mà rất ít người để ý hay biết về nó. Đó chính là binh chủng hóa học – một lực lượng cực kỳ đặc biệt với chức năng chính là bảo đảm hóa học cho tác chiến và làm nòng cốt trong phòng chống vũ khí hủy diệt lớn. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân

Binh chủng Hóa học - trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có chức năng bảo đảm hóa học cho tác chiến, làm nòng cốt trong việc phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, ngụy trang bảo vệ các mục tiêu quan trọng của Quân đội, nghi binh đánh lừa địch bằng màn khói. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân

Theo bài viết “Binh chủng đặc biệt: Bộ đội hóa họ c” của tác giả My Lăng – báo Tuổi Trẻ, những người lính hóa học thường xuất hiện với trang phục rất lạ trong mọi thời tiết. Đó như là bộ trang phục của “nhà du hành vũ trụ” kín mít từ đầu xuống chân không một chỗ hở. Thực ra, đó là trang bị đặc chủng của bộ đội hóa học. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân

Cách rèn luyện thể lực của bộ đội hóa học cũng vô cùng độc đáo. Giữa trưa nắng, mặc trang phục đặc chủng chất liệu như cao su, cách ly cơ thể hoàn toàn với môi trường bên ngoài [độ kín khít gần như tuyệt đối, không khí không lọt vào được, khí oxy được cung cấp qua mặt nạ] rồi… miệt mài chạy bộ. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân

Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân

“Trong thực tế có lúc chúng tôi phải xử lý liên tục 2-3 tiếng với hàng đống máy móc bị nhiễm chất độc hóa học, phải tiêu tẩy cả một trận địa pháo. Cho nên nếu bình thường mà lười không rèn luyện sẽ bị ngất khi làm nhiệm vụ. Trang bị này cả khí tài và mặt nạ khoảng 5kg. Mặc bộ đồ này khó thở lắm, phải thở qua bộ lọc. Người chưa bao giờ rèn luyện nếu mặc đảm bảo sẽ không chịu nổi, ngất ngay. Anh em cứ đùa nhau là không có cơ hội để béo vì tuần nào cũng rèn thế này”, một chiến sĩ hóa học cho biết. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân

Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân

Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân

Có một điều cũng ít ai biết là dù ở giữa thời bình, nhưng các cán bộ, chiến sĩ Binh chủng Hóa học vẫn ngày ngày phải xử lý hàng tấn chất độc còn xót lại sau chiến tranh. Ví dụ như với Lữ đoàn Hóa học 87 đã tham gia nhiều dự án như xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay Biên Hòa [nhiều giai đoạn] và sân bay Đà Nẵng; xử lý khí clo rò rỉ ở nhà máy A-42 [quân chủng phòng không không quân]; thu gom xử lý 91,5 tấn chất độc CS tồn lưu sau chiến tranh ở kho khí tài K62 [Nhơn Trạch, Đồng Nai]... Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân

Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân

Lữ đoàn Hóa học 87 xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay Biên Hòa

Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân

Ngoài ra, những người lính hóa học còn phải đảm nhận nhiệm vụ đối phó, xử lý các tình huống cháy nổ, rò rỉ hóa chất từ các nhà máy khu công nghiệp, các đợt dịch bệnh, thảm họa hóa chất và đặc biệt là chiến tranh hóa học công nghệ cao. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân

Trong các đơn vị “chiến đấu” thuộc Binh chủng Hóa học thì Lữ đoàn phòng hóa 87 thành lập tháng 8/2008 với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm tác chiến ở chiến trường miền Nam, khắc phục sự cố hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, xử lý chất độc tồn lưu sau chiến tranh, tham gia phòng chống khủng bố, chống bạo loạn. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân

Trường Đại học Sĩ quan Phòng hóa [HGH]Bộ Quốc phòng

Quân kỳ

Quân hiệu

Quốc gia

Việt NamThành lập21 tháng 9 năm 1976; 47 năm trướcQuân chủng
Lục quânBinh chủng
Hóa họcBộ phận củaBộ Quốc phòngĐịa chỉxã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.Chỉ huyHiệu trưởng

TS,Vũ Văn Năm

Chính ủy

[Ths,Bùi Quốc Quyền

  • x
  • t
  • s

Trường Đại học Sĩ quan Phòng hóa [HGH] trực thuộc Binh chủng Hóa học của Bộ Quốc phòng đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật hóa học trình độ đại học quân sự, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

  • Thành lập vào: 21/9/1976.
  • Trụ sở: xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, thủ đô Hà Nội.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội trong tình hình mới, ngày 21 tháng 9 năm 1976, Thượng tướng Hoàng Văn Thái - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, ký Quyết định số 213/QĐ - TM thành lập Trường Sĩ quan Hoá học [nay là Trường Đại học Sĩ quan Phòng hoá]. Nhà trường có nhiệm vụ: Đào tạo cán bộ sơ cấp hoá học; đào tạo hạ sĩ quan và nhân viên CMKT Hoá học; tập huấn bổ túc cán bộ trung, sơ cấp hoá học; đào tạo cán bộ hoá học cho Quân đội Nhân dân Lào và Quân đội Hoàng gia Campuchia...

Ngày 14 tháng 10 năm 1994 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định 2954/GD- ĐT công nhận Trường Đại học Sĩ quan Phòng hoá chuyển lên đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Phòng hoá bậc cao đẳng.

Ngày 21 tháng 9 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 180/QĐ - TT giao Trường Đại học Sĩ quan Phòng hoá nhiệm vụ đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Phòng hoá bậc đại học.

Về cơ cấu tổ chức Đảng, để kiện toàn cơ quan lãnh đạo của Nhà trường, ngày 08 tháng 01 năm 1977, Đảng ủy Binh chủng Hóa học ra Quyết nghị số 23/QN, chuyển Đảng bộ Đoàn huấn luyện 902, thành Đảng bộ TSQ Hoá học trực thuộc Đảng ủy Binh chủng, chuyển cấp ủy cũ của Đoàn huấn luyện 902 thành Đảng ủy TSQ Hoá học cho đến khi tổ chức đại hội; Đảng ủy gồm 5 đồng chí; Đồng chí Bùi Vinh, Phó Chính ủy, giữ chức Bí thư Đảng ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ I, tiến hành từ ngày 03 đến ngày 04 tháng 8 năm 1977, dự Đại hội có 41 đại biểu. Đại hội đã bầu Đảng ủy gồm 5 đồng chí; Đồng chí Bùi Vinh, Phó Chính ủy, được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ II, tiến hành từ ngày 25 đến ngày 26 tháng 10 năm 1979, dự đại hội có 65 đại biểu thay mặt cho 290 đảng viên. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ mới gồm 9 đồng chí, Đồng chí Ngô Văn Quyền, Chính ủy, được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ III, tiến hành từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 6 năm 1981, dự Đại hội có 78 đại biểu, thay mặt cho 309 đảng viên. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ mới gồm 9 đồng chí, Đồng chí Lý Mộng Hồng, Phó Chính ủy, được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ IV, tiến hành vào ngày 07, 08 tháng 9 năm 1986, dự Đại hội có 89 đại biểu, thay mặt cho 307 đảng viên. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ mới gồm 9 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết, Đồng chí Hoàng Thạch, Phó Hiệu trưởng về Chính trị, được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ V, tiến hành vào ngày 20, 21 tháng 4 năm 1989, dự Đại hội có 113 đại biểu, thay mặt cho 358 đảng viên. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ mới, gồm 8 ủy viên chính thức và 01 ủy viên dự khuyết, Đồng chí Hoàng Thạch, Phó Hiệu trưởng về Chính trị, được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VI, tiến hành từ ngày 20 đến ngày 21 tháng 10 năm 1991; dự Đại hội có 88 đại biểu, thay mặt cho 232 đảng viên. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ mới gồm 9 đồng chí; Đồng chí Nguyễn Tất Thể, Phó Hiệu trưởng về Chính trị, được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VII, tiến hành từ ngày 07 đến ngày 09 tháng 02 năm 1996; dự Đại hội có 87 đại biểu, thay mặt cho 223 đảng viên. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ mới gồm 9 đồng chí; Đồng chí Nguyễn Tất Thể, Phó Hiệu trưởng về Chính trị, được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII được tiến hành từ ngày 24 đến ngày 25 tháng 10 năm 2000; dự Đại hội có 99 đại biểu thay mặt cho 284 đảng viên. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ mới gồm 9 đồng chí; Đồng chí Nguyễn Đức Vỹ, Hiệu trưởng, được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ IX, tiến hành từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 9 năm 2005, dự Đại hội có 78 đại biểu thay mặt cho hơn 300 đảng viên. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ mới gồm 9 đồng chí; Đồng chí Hoàng Trung Thành, Phó Hiệu trưởng về Chính trị, được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ X, tiến hành từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 7 năm 2010, dự Đại hội có 96 đại biểu, đại diện cho 304 đảng viên. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ mới gồm 13 đồng chí; Đồng chí Phùng Quốc Dụng, Chính ủy, đ­ược bầu giữ chức Bí thư­ Đảng ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Sĩ quan Phòng hóa lần thứ XI, tiến hành từ ngày 21 đến 23 tháng 7 năm 2015, dự Đại hội có 119 đại biểu đại diện cho 325 đảng viên. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Nhà trường nhiệm kỳ mới gồm 13 đồng chí; Đồng chí Nguyễn Đức Thành, Chính ủy, được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

Trong những năm xây dựng, phát triển, trưởng thành với truyền thống “Trung thành, kiên định, chủ động, sáng tạo, đoàn kết, quyết thắng” Nhà trường đã tổ chức được 272 khoá huấn luyện, với 9.921 học viên đã tốt nghiệp với các chức danh chuyên ngành khác nhau; Nhà trường đã mở nhiều lớp tập huấn cán bộ, nhân viên kỹ thuật hóa học, cùng 24 khoá đào tạo cán bộ hoá học cho Quân đội Nhân dân Lào, 13 khoá đào tạo cán bộ hoá học cho Quân đội Hoàng gia Campuchia.

Tính đến thời điểm hiện tại, Nhà trường đã có 100% giảng viên đạt trình độ đại học và sau đại học [ trong đó trình độ tiến sỹ 6,10%, trình độ thạc sỹ 43,9%], 02 Nhà giáo Ưu tú, 147 lượt đồng chí giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp, trong đó có 133 lượt đồng chí đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, 14 lượt đồng chí đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp toàn quân, 47 học viên đạt "Học viên giỏi"; 01 đồng chí đạt danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Với những thành tích đã đạt được trong suốt thời gian qua, Nhà trường đã được Chủ tịch nước tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công, 1 Huân chương Quân công hạng nhì, 3 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc [hạng Nhất, Nhì, Ba] và nhiều bằng khen, cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục - đào tạo, UBND thành phố Hà Nội, UBND Tỉnh Hà Tây, Trung ương Đoàn TNCS Cộng sản Hồ Chí Minh; 58 lượt đơn vị được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị quyết thắng; 3375 lượt cán bộ, học viên, chiến sĩ, công nhân viên được tặng Bằng khen, Giấy khen, danh hiệu Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ tiên tiến, Lao động tiên tiến…

Ban giám hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hiệu trưởng: Đại tá, TS Vũ Văn Năm
  • Chính ủy: Đại tá, ThS Bùi Quốc Quyền
  • Phó Hiệu trưởng đào tạo: Đại tá, ThS Hoàng Văn Hoán
  • Phó Hiệu trưởng: Đại tá CN Trần Văn Hạnh
  • Phó Chính ủy: Đại tá, CN Nguyễn Văn Lư

Đội ngũ giảng viên[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hiện nay, 100% giảng viên có trình độ cử nhân, kỹ sư và trên đại học; hầu hết đã có thời gian rèn luyện thực tế tại các đơn vị; có hai đồng chí đạt danh hiệu "Nhà giáo ưu tú", nhiều đồng chí đạt danh hiệu Nhà giáo Bộ Quốc phòng.

Mục tiêu[sửa | sửa mã nguồn]

Mục tiêu phát triển của Trường Đại học Sĩ quan Phòng hóa là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực hóa học quân sự, không ngừng nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và tham gia có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Chủ Đề