Blood sweat and tears vs dna bài nào hay hơn năm 2024

Một vấn đề tranh luận mà chỉ có netizen Hàn mới có thể đưa ra lựa chọn hợp lý nhất: Chính xác là bài hát nào đã giúp BTS nâng tầm và được xếp vào hàng ngũ top đầu của Kpop?

Hiện nay BTS đã trở thành nhóm nhạc nổi tiếng hàng đầu Kpop, thậm chí là thuộc top đầu của thế giới. Tuy nhiên sự nổi tiếng của họ không phải ngày một ngày hai, cũng không phải nhờ có sự trợ giúp từ các công ty giải trí đình đám. Các thành viên chỉ tiếp cận fan của họ bằng chính âm nhạc, kỹ năng và nhân cách của mỗi người. Và mặc dù họ đã trải qua rất nhiều vất vả trong giai đoạn mới debut 2013-2015, nhưng sau đó nhóm đã dần dần từng bước chạm đến thành công và trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho tất cả mọi người.

Blood sweat and tears vs dna bài nào hay hơn năm 2024

Trước khi vươn ra thị trường thế giới như hôm nay thì BTS trước tiên đã phải mất một quãng thời gian để chinh phục công chúng trong nước. Những bài hát phát hành lúc mới debut của BTS đều không gặt hái thành tích tốt, vậy thì chính xác là bài hát nào đã giúp nhóm được netizen Hàn công nhận và xếp họ vào hàng ngũ những nhóm nhạc top đầu của Kpop?

Mới đây Knet đã cùng nhau thảo luận về chủ đề này trong một bài viết lọt top chủ đề hot trên Theqoo. Theo đó, chủ bài đăng đặt ra một câu hỏi: 'Điều vẫn còn gây tranh luận - liệu bài hát ở giai đoạn nào đã giúp BTS nổi tiếng và vươn lên thành nhóm nhạc top đầu tại Hàn?' Có 3 lựa chọn được đưa ra như bên dưới.

Nửa cuối năm 2016 - 'Blood, Sweat & Tears'

Đầu năm 2017 - 'Spring Day'

Nửa cuối năm 2017 - 'DNA'

Hãy cùng xem thử netizen Hàn đã bình luận trả lời ra sao nhé:

- Tôi nghĩ đó là 'Blood, Sweat & Tears' . Tôi đã nghe bài hát đó ở mọi trung tâm mua sắm và nghĩ rằng nó rất hay ㅋㅋ Tôi đã xem MV của BTS lần đầu tiên vào thời điểm đó.

- Hồi đó mình không biết gì về nhóm đâu nhưng mình bắt đầu biết đến BTS vì 'DNA'.

- 'Blood, Sweat & Tears' .. Khi ấy là lần đầu tiên tôi nghe BTS bởi nó là bài hát nổi tiếng nhất vào thời điểm đó.

- 'Blood, Sweat & Tears' chắc kèo luôn, kể từ đó họ trở thành nhóm nam hàng đầu Kpop luôn ấy!

- Tôi là một non-fan cho đến năm 2017. Trước đó tôi đã nghe 'Blood, Sweat & Tears' rất nhiều dù còn không biết nhóm nhạc nào đã hát nó.

- 'Spring Day' là bài hát đầu tiên của BTS mà tôi nghe khi tôi còn chưa biết đến nhóm.

- Tôi nghĩ người qua đường chắc sẽ nhớ đến 'DNA'?!

- 'Blood, Sweat & Tears' .. Tôi còn biết bài hát này là một hit lớn mặc dù tôi không quan tâm đến idol Kpop vào thời điểm đó.

- Mình lúc đó không biết nhóm BTS là nhóm nào nhưng nói đến bài 'Blood, Sweat & Tears' thì mình biết luôn haha.

- Tôi biết đến BTS nhờ 'Spring Day', nhưng mà hình như họ đã nổi tiếng từ trước đó rồi.

- Hồi còn chưa biết BTS là ai thì mình đã biết 'Blood, Sweat & Tears' rồi. Tại vì mình đã nghe nó ở khắp mọi nơi trên đường phố.

- Đa phần sẽ chọn 'Blood, Sweat & Tears', bài đó nổi tiếng lắm. Nghe nói ở trong quân ngũ mà bài hát đó vẫn rất nổi cơ mà!

- Chắc chắn là cuối 2016 với 'Blood, Sweat & Tears'. Họ đã có được Daesang đầu tiên vào thời điểm đó.

- Hàn Quốc là 'Blood, Sweat & Tears', Mỹ là 'DNA'.

- Nhìn mọi người lựa chọn khác nhau như vậy tôi thật sự nghĩ rằng bài nào của BTS cũng là hit nên mới có nhiều ý kiến đến thế.

Blood sweat and tears vs dna bài nào hay hơn năm 2024

Bạn có đoán được bài hát như số đông Knet đã lựa chọn không? Còn bài hát đầu tiên khiến bạn biết đến BTS là bài hát nào? Hãy chia sẻ ý kiến của mình nhé.

Chỉ trong vòng 24 giờ đầu xuất hiện trên Youtube, MV bài hát “DNA” của BTS đã oanh tạc hết các kỉ lục của K-pop. Lập nên một kỉ lục mới khi là nhóm nhạc K-pop đạt 10 và 20 triệu view nhanh nhất, “DNA” đã chứng thực được sức nóng của mình khi được đón chờ không chỉ bởi các fan kỳ cựu mà còn là cả một biệt đội hùng hậu các ARMY mới nữa. Và BTS quả thực đã không khiến các vị khán giả phải thất vọng. Nhóm đã mang tới một MV ngập tràn hiệu ứng khiến người xem như chìm trong ảo giác, với những màu sắc sặc sỡ và thông điệp về nhân loại và thực tế ảo, để rồi kể câu chuyện về một tình yêu định mệnh trên nền nhạc nhảy điện tử future bass.

Trong một cuộc phỏng vấn với Billboard, RM đã giải thích concept ẩn giấu sau bài hát “DNA” này:

“Khi chúng tôi nói về các bài hát chủ đề của nhóm thì “DNA” diễn tả những xúc cảm của một tình yêu thời trẻ đầy nhiệt huyết. Phần lời hát sẽ là, “Đôi ta vốn được gắn kết bởi định mệnh từ phút giây đầu tiên, DNA của hai ta chỉ là một trong số đó mà thôi.” Nhưng đồng thời “DNA” cũng đưa BTS tới những tầm cao mới. Chúng tôi đã thử đưa vào bài những cấu trúc và điểm nhìn mới lạ – nếu bạn lắng nghe bài hát, bạn sẽ hiểu được điều tôi muốn nói – bài hát lần này rất khác biệt so với những bài trước đó của chúng tôi, cả về mặt kĩ thuật lẫn nhạc lý. Tôi tin rằng đây sẽ là khởi đầu cho một chương mới trong con đường sự nghiệp của nhóm; là phần mở màn cho Chương Hai của chúng tôi”

Nếu đã nghe bài hát thì hẳn người nghe sẽ có thể hiểu được hàm ý mà vị trưởng nhóm RM đang bàn tới. Lời hát xoay quanh đôi tình nhân trẻ, cả hai đã được định sẵn gắn bó không tách rời bởi sợi chỉ đỏ định mệnh do vũ trụ thần bí dệt nên:

“DNA trong dòng máu này đang mách bảo tôi

Rằng em chính là người tôi vẫn luôn kiếm tìm

Lần gặp gỡ của chúng ta là một công thức toán học

Là điều răn của tôn giáo, là hữu ý thiên mệnh”

Và tiếp sau đó phần điệp khúc đã quả quyết khẳng định những lần gặp gỡ của đôi tình nhân “là không hề ngẫu nhiên”. Mà ngược lại là họ đã “tìm thấy nửa kia của đời mình”. Bài hát lần nữa khẳng định cả hai đã được định trước để đến với nhau dù bằng cách này hay cách khác, tình yêu của họ được trời đất vạn vật trên thế gian ủng hộ, và những tín hiệu chảy trong DNA của hai người chỉ là một trong vô vàn những dấu hiệu nói lên điều ấy mà thôi. Đây căn bản là một lời tuyên bố đầy xúc động về một tình yêu định mệnh, là một lời tán tỉnh đặc biệt tinh tế và tỉ mỉ.

MV này, bằng một cách hết sức thú vị, vừa nhấn mạnh lại vừa đối lập tương phản với thông điệp gửi gắm trong bài hát. Có những phân cảnh khắc họa rõ nét sự kết nối giữa hai cá thể khiến người xem dễ dàng liên tưởng tới sợi chỉ đỏ định mệnh buộc đôi tình nhân trẻ lại với nhau trong lời bài hát. Ví dụ như cảnh các thành viên luân phiên xuất hiện trước máy quay với khung nền đầy hình khối hình học đằng sau, hay những cảnh quay cả nhóm đứng đối diện khoảng trời tối tăm của vũ trụ, hay cảnh cuối cùng với tấm màn mặt trăng, tất cả dường như đều đang truyền tải thông điệp rằng khi lột bỏ tất cả những lớp vỏ bên ngoài thì tới tận cùng, con người chúng ta cơ bản đều giống như nhau.

Điều ấy như khẳng định rằng chúng ta đều là những sinh vật nhỏ bé, đều ở dưới tán ô rộng lớn của vũ trụ, phải tuân theo mọi mệnh lệnh và nhìn sắc mặt của nó mà hành xử – chúng ta chỉ là những nông nô dưới ách thống trị của nó mà thôi. Điều này đưa ra một cách hiểu khác về vũ trụ được mô tả trong lời bài hát, khi nó có vẻ như đã sắp đặt cho cuộc gặp mặt của đôi trẻ và không cho họ có quyền định đoạt.

Ở cảnh đầu tiên khi máy quay tập trung vào Jungkook và một phân cảnh khác ở gần cuối khi máy quay cận mặt Jimin đều có sự xuất hiện của các phương trình toán học cùng công thức hóa học hữu cơ; điểm này đã gợi nhắc lại “công thức toán học” được đem so sánh với lần gặp gỡ của đôi tình nhân trong lời bài hát trước đó. Ngoài ra, phân cảnh lúc mà các thành viên nhảy và chạm vào hình chiếu của họ là ẩn ý cho cấu trúc xoắn kép đối xứng của DNA.

Trong những cảnh khác ta lại thấy các chuỗi DNA hiện lên trong căn phòng pha hai sắc xanh và tím, và có một cảnh tập trung nhấn vào màu sắc của khoảng không vũ trụ, chúng dung hòa với nhau tạo nên khung cảnh nằm gọn trong đôi mắt của Jungkook. Tất cả những yếu tố này đều rõ ràng dẫn ta tới motif quen thuộc của DNA và cái cách con người chúng ta về bản chất đều kết nối với nhau qua cùng một bộ DNA nền tảng, dù cho cấu trúc của những bộ gene đó có vô vàn biến thể.

Tuy nhiên MV cũng có vẻ như đang diễn tả ý tưởng về thực tế ảo. Ở ngay phần mở đầu, những cảnh quay di chuyển góc xoay như robot quanh Jungkook khiến tôi nghĩ đến chuyển động của máy quay mà tôi thường thấy trong những phân cảnh toàn CGI của các bộ anime.

Thêm nữa thì những gam màu được sử dụng xuyên suốt MV, với những tông màu gốc* là chủ đạo, đôi lúc là màu tím và lục lam, hình ảnh vũ trụ chồng chéo lên nhau, các dạng hình học cơ bản, rồi gồm cả những mẫu hình kẻ ca rô đen trắng, những cảnh quay hết sức tối giản, và những vòng xoắn các màu sắc tươi sáng, tất cả đều gợi người xem liên tưởng đến đồ họa máy tính của những năm 90. Điều này cho thấy rằng MV, hay ít nhất là một phần của nó, lấy bối cảnh ở một thế giới thực tế ảo.

(T/N: Màu gốc (primary color) gồm đỏ, xanh dương, xanh lục).

Thoạt nhìn, thực tế ảo có lẽ sẽ rất đối nghịch với mối liên kết giữa người với người. Tuy nhiên một số người cho rằng thực tế ảo mang chúng ta lại gần nhau hơn bao giờ hết bằng cách giúp ta chia sẻ trải nghiệm của những người khác, điều mà gần như bất khả thi ở ngoài đời thực.

Bằng việc chỉ cho ta một lối đi trong việc học cách cảm thông với người khác, thực tế ảo có thể giúp con người tìm thấy điểm chung thông qua nhận thức tinh thần và cả các trải nghiệm. Ý tưởng này đã hậu thuẫn cho bài hát và chủ đề về sự kết nối con người của MV.

Hơn thế nữa, con người thường cho rằng thế giới ảo trao cho họ quyền được thỏa mãn khát vọng tự do của mình. Họ có thể trở thành bất cứ ai mà họ muốn trong thế giới ảo, và làm bất cứ điều gì họ thích mà không bị cấm cản bởi xiềng xích từ các quy chuẩn của xã hội ngoài kia hay cả các giới hạn của cơ thể con người; có lẽ nó đã phần nào đưa chúng ta đến gần hơn với trạng thái tự nhiên của con người.

Ý niệm này đưa ra hai góc nhìn đối lập nhau về tình yêu trời định trong phần lời bài hát. Phải chăng đằng sau những định mệnh, ý trời là sự thật về bản chất của tình yêu; thực ra con người chúng ta đều có quyền chọn lựa những điều ta làm và người mà ta yêu, nhưng chúng ta lại thích gán lên mỗi sự việc một cái danh đẹp đẽ đầy mê hoặc là số phận.

Ở một mặt khác, giai điệu huýt sáo ở phần intro đã khéo léo hòa vào tiếng đàn guitar và giọng ca của các thành viên xuyên suốt cả bài hát. Tất cả biến chuyển thành đoạn drop future bass gồm những âm điện tử được ngắt nhỏ mỗi nhịp, đặc trưng đang thịnh hành của dòng nhạc này. Vậy nhưng BTS đã khiến câu chuyện trở nên kịch tính hơn khi thêm vào đó những âm điệu của old-school dubstep để phối hợp thêm với âm điện tử thay vì thêm những yếu tố hay được dùng trong âm nhạc điện tử thời nay.

Không chỉ có vậy, họ còn tránh dùng những tiếng sawtooth* cơ bản vốn hay được dùng trong nhạc future bass hiện nay, mà thay vào đó chọn sử dụng tiếng sawtooth trầm ấm hơn. Tất cả những yếu tố này đều đánh dấu một hướng đi khác hẳn so với những bài hát gần đây của nhóm như “DOPE”, “FIRE, “Blood Sweat & Tears”, và “Not Today”, những ca khúc đều phát triển theo kiểu nhạc điện tử mang âm hưởng trap thường thấy.

(T/N: Nghe thử tiếng sawtooth tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=CG1kzTXHLno)

Vũ đạo của nhóm vẫn vô cùng sôi động, làm nổi bật âm điện tử nhanh, mạnh, dứt khoát trong phần điệp khúc và tiếng trống dồn dập trong phần build-up với những bước nhảy đầy nội lực của các thành viên. Khi cần thiết thì các thành viên cũng có thể thay đổi linh hoạt trong màn biểu diễn. Có những động tác nhỏ tinh tế ám chỉ sự kết nối giữa người với người, như khi các thành viên nối vòng tay tạo nên những đợt lượn sóng – gợi người xem liên tưởng đến dạng xoắn ốc thường gặp của các chuỗi DNA.

Như RM đã nói, “DNA” là một khởi đầu âm nhạc mới so với con đường trước đó của họ. Mặc dù vậy, với một MV thú vị và phần hook hết sức gây nghiện, BTS hẳn sẽ giữ được vị thế của mình trong suốt quá trình thay đổi và thử nghiệm với tư cách nhạc sĩ. Mặc dù MV lần này không khiến công chúng phải kinh ngạc nhưng nó vẫn nói lên được một góc nhìn thú vị về sự kết nối giữa con người với nhau và cách mà thực tế ảo giúp ta đạt tới bản nguyên của con người thông qua những hình ảnh và hình khối đồ họa đầy màu sắc của những năm 90. Tôi không rõ bạn thế nào, nhưng tôi chắc chắn là đang mong đợi được chứng kiến chương hai trong sự nghiệp của họ rồi đây.


/Oshanii

Ừ thì việc bạn có thể nhìn thấy được nhiều thứ như vậy từ MV này cũng khá giỏi đó.

Nhưng mà tớ vẫn nghĩ nhận xét vậy là nâng lên tận trời. Nếu so với những MV trước đây (Spring Day, BS&T) với những hình tượng, hàm ý sâu sắc rõ ràng thì DNA trông chỉ kiểu mấy cái MV K-pop theo xu hướng hiện thời thôi hà. Và cái lời nhạc sến súa bóng bẩy cũng không làm cho tớ thấy được gì “sâu xa hơn” hết.


/(Bình luận đã bị xóa bỏ)

\>/jihaluyeg

Nghệ thuật là vầy nè, nó có thể được hiểu theo nhiều cách. Với mình thì MV này như một cơn say, cũng có bạn sẽ thấy được những ý nghĩa sâu xa trong nó, rồi cũng sẽ có bạn chỉ thích nhạc và chất lượng hình ảnh của nó thôi. Và tất cả mình tụi đều không sai.

\>>/(Bình luận đã bị xóa bỏ)

\>>>/jihaluyeg

Mình mong là fan cũng sẽ có cái nhìn dễ chịu như vậy với các nhóm khác luôn (thật sự đấy, ước gì mình có thể bày tỏ được hết mức độ mong mỏi của mình), nhưng mà sự thật đắng lòng là có quá trời bạn lại chọn cách đi theo lối suy nghĩ bầy đàn để hòa hợp với mấy fan khác vì họ muốn thuộc về đám đông. Fandom vẫn luôn là vậy, khi họ ngày một lớn mạnh thì họ lại càng kiêu hãnh, và thường thì cái sự kiêu hãnh đó biến thành kiêu ngạo, và rồi họ tự cho rằng mình đã ở đẳng cấp cao hơn người khác. (Cũng có vài cộng đồng fan nhỏ làm vậy để ATSM)

Mình đã thích BTS từ hồi họ mới debut, và mình đã chứng kiến fandom dần phát triển thành một thứ xa lạ mình chẳng còn có thể nhận ra. Với mỗi đợt MV hay teaser mới, BTS khiến fan có thói quen nghiên cứu từng chi tiết, và theo mình ấy, chính vì vậy mà mỗi khi những biểu tượng và cốt truyện này biến mất, fan sẽ cảm thấy “thiếu thiếu” và càng cố đào sâu hơn nữa. Rồi cũng tại vậy mà họ gắn các loại ý nghĩa suy diễn cho mọi thứ luôn. Đã biết bao nhiêu giáo viên văn giao cả sách và thơ ca cho học sinh rồi bảo chúng hãy phân tích tác phẩm? Rồi tới cả những tác giả của các tác phẩm này cũng đã phải vô cùng ngạc nhiên với những dòng “phân tích” này, bởi vì họ đã chẳng hề cố lồng ghép thông điệp gì vào chúng.

Mình cũng nghĩ giống bạn, rằng bài phân tích MV ở trên là có hơi quá đà. Nhưng mà mọi bài viết về BTS trên mọi trang web đều sẽ hút về vô số fan, những bạn mà lúc nào cũng muốn những suy nghĩ và cảm nhận của mình về nhóm được biểu dương, được tán thành. Rồi thì một vài tác giả lợi dụng chuyện đó để câu view và follow. Cũng có vài bạn chỉ là đơn thuần thật sự thấy được gì đó từ MV và muốn chia sẻ cho mọi người. Mình cũng không rõ bạn tác giả bài này là loại nào, nhưng bài phân tích của bạn này cũng không làm thay đổi được cái nhìn của mình dành cho MV này. Có nhiều bạn fan cũng nghĩ như mình vậy, nhưng tiếng nói của họ bị nuốt chửng bởi sự phát triển đông đúc của fandom mất rồi

Tuy là mình cũng đã chẳng còn mơ mộng viển vông gì về văn hóa fandom nữa, nhưng mình vẫn nghĩ mọi người hoàn toàn có quyền có cái nhìn khác nhau về một tác phẩm nghệ thuật nào đó, dù cho là cái nhìn đó có bị ai dẫn dắt hay do chính họ tìm ra đi chăng nữa. Ai cũng có những thứ tác động đến họ mà không phải người nào cũng có thể thấu hiểu. Vì một khi đã là nghệ thuật, thì dù nó xuất hiện dưới hình thức gì đi chăng nữa, cũng là để cho đám đông thưởng thức. Và rồi nó sẽ biến thành thứ mà độc giả/thính giả ấy cảm nhận.

\>>>>/(Bình luận đã bị xóa bỏ)

\>>>>>/jihaluyeg

Mình cũng không hoàn toàn thấy thỏa mãn với bình luận của mình dành cho bạn bởi thật ra nhìn chung thì mình hoàn toàn đồng ý với bạn. Trước mình cũng thích phân tích những MV lắm, nhưng rồi thì mình mất đi cảm giác yêu thích đó vào khoảng tháng trước vì những bình luận mình nhận được cho bài phân tích MV “Whisper” của Vixx LR. Mình cũng cố không đọc tất cả các theory hay là phân tích về MV nữa, vì mình sẽ bị rất bực nếu có ai đó cứ cố khăng khăng đóng đinh một cái nhìn dành cho nó. Mình cũng không thể nói họ sai được cho dù mình có bất đồng ý kiến với họ cỡ nào. Rồi sau đó có một MV của BAP, rồi bây giờ thì là DNA. Mình tắt lửa rồi, nếu bạn nào còn muốn tìm kiếm ý nghĩa phía sau chúng thì bạn cứ kiếm đi thôi, chẳng sao hết.

(Và cũng đồng ý 110% với bạn về vụ bài này đang cố áp đặt chuyện các MV lúc nào cũng phải có ý nghĩa sâu xa nào đó.)


/Tchati Kamite

LOL nếu mà bài này được phát hành bởi một nhóm nào đó ít nổi hơn thì tui cá là bồ còn chẳng thèm ngó tới nó đâu. Blèh.


/scuttlepants

DNAkhông phải là bài hát BTS mình thích, và tuy là một ARMY, nhưng mình cũng chẳng thích nó lắm, nhưng mà có vẻ cả bài viết và bình luận đều không đi tới đâu rồi. Tất cả các bạn comment cũng không hẳn là sai, đúng là nhạc của nhiều nhóm khác sẽ không được tự-động-sâu-sắc-hóa như BTS, nhưng mà cái này ít nhiều cũng là nhờ công sức trước giờ họ bỏ ra. Việc họ có bỏ thêm những ẩn ý phía sau âm nhạc đã được chứng minh rất nhiều lần, nên là bây giờ nếu cái sự nghi ngờ này có xảy ra thì nó cũng có lợi cho họ mà thôi.

Khi mà người ta bày tỏ sự không thích trông phần review, ấy là vì những người review này quá lười, còn chẳng thèm tìm hiểu ẩn ý sâu xa gì nữa cơ. Người hâm mộ nhảy dựng lên là vì sự không công bằng này đó. Nhưng mà nếu người review phản ứng tích cực và cũng thêm thắt thêm một tí sự “deep deep” ấy, thì lại có người (rất rảnh rỗi) nhảy vào bảo là “tiêu chuẩn kép” giữa Bangtan với các nhóm khác. Rồi thì bây giờ muốn sao?