Bô xít ở tây nguyên có trữ lượng khoảng bao nhiêu

Theo nghiên cứu, nước ta đã cơ bản hoàn thành công tác điều tra, đánh giá quặng bô-xít vùng Tây Nguyên. Việt Nam hiện đứng thứ 3 thế giới với trữ lượng và tài nguyên dự báo khoảng 9,2 tỷ tấn nguyên khai. Trong đó, trữ lượng quặng được thăm dò tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai và Bình Phước là khoảng 4 tỷ tấn nguyên khai. Điều này cho thấy, nước ta có tiềm năng khai thác bô-xít và chế biến alumin, luyện nhôm với quy mô lớn.

Mới đây hàng loạt tin tức về các dự án chế biến Alumin, luyện nhôm quy mô lớn đã được các phương tiện truyền thông đại chúng thông tin, điều này là minh chứng tỏ sự thu hút về đầu tư vào công nghiệp nhôm của Việt Nam.

Cụ thể, trong tháng 4/2022 Tập đoàn Hòa Phát đã đề xuất với tỉnh Đắk Nông đầu tư các dự án gồm: Dự án chế biến alumin công suất 2 triệu tấn/năm; Dự án Nhà máy tuyển quặng công suất 5 triệu tấn/năm. Dự án nhà máy Điện phân nhôm, công suất 0,5 triệu tấn/ năm và Dự án Nhà máy điện gió Hòa Phát công suất 1.500MW xây dựng tại huyện Đắk Song và Tuy Đức. Tổng kinh phí đầu tư của tổ hợp các dự án trên là khoảng hơn 4 tỷ USD.

Khai thác quặng bô xít phục vụ quá trình chế biến alumin tại xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: TTXVN.

Cũng trong tháng 4/2022, Tập đoàn Việt Phương đã báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông về dự án tổ hợp bô-xít - alumin - nhôm Đắk Glong, diện tích 600 ha nằm trên địa bàn H.Đắk Glong, quy mô sản xuất 2 triệu tấn alumin/năm; nhà máy điện phân công suất 600.000 tấn nhôm/năm.

Cùng thời gian này, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN [TKV] đã có báo cáo đề nghị Chính phủ xem xét đề xuất về nâng công suất 2 dự án bô-xít Tây nguyên cũng như mở rộng triển khai các dự án khai thác, chế biến quặng bô-xít, sản xuất alumin ở khu vực này do 2 dự án đã đầu tư của TKV là tổ hợp dự án bô-xít - nhôm Lâm Đồng [Tân Rai] và dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ [Đắk Nông] với công suất mỗi dự án 650.000 tấn alumin/năm, đến nay cả 2 dự án đạt hiệu quả kinh tế cao.

Như vậy, khu vực Tây Nguyên đặc biệt là Đắk Nông có tiềm năng khoáng sản bô-xít rất lớn, đã được nhà nước đầu tư thăm dò các khu mỏ hoàn chỉnh trong nhiều năm nên đã sẵn sàng cho việc đầu tư khai thác, chế biến và đã có các dự án đã triển khai có những kết quả tốt.

Với chính sách thu hút đầu tư của khu vực Tây Nguyên, với hành lang pháp lý cho ngành khai thác và chế biến khoáng sản ngày càng đầy đủ từ Luật khoáng sản, các thông tư, nghị định hướng dẫn, các quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản tới các quy định về Đánh giá tác động môi trường..., tới đây sẽ có nhiều dự án khai thác và chế biến bô-xít, sản xuất alumin lớn sẽ tiếp tục được đề xuất thu hút các nhà đầu tư không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, để nhanh chóng đưa ngành công nghiệp bô-xít, nhôm, alumin Việt Nam lên tầm cao mới.


Chụp lại hình ảnh,

Quặng bauxite VN ước tính có trữ lượng trong khoảng 5,6- 8,3 tỷ tấn.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói không có chủ trương cho Trung Quốc vào khai thác bauxite và đặc biệt chú ý về vấn đề quốc phòng và an ninh.

Ông Sang được báo Pháp luật Tp HCM trích dẫn nói với cử tri tại Tp HCM rằng “Chúng ta không có chủ trương cho Trung Quốc vào khai thác bauxite.

“Lao động của họ có mặt là do phía Trung Quốc trúng thầu cung cấp thiết bị lắp đặt nhà máy nên khi xong việc thì họ phải về nước.

“Việc khai thác bauxite sẽ do Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đảm trách,” ông Sang được trích dẫn.

Một công ty con thuộc Tập đoàn Alumin Nhà nước Trung Quốc hiện là nhà thầu xây dựng, mua sắm, cung cấp trang thiết bị kỹ thuật cho hai dự án bauxite ở Tây Nguyên theo một thỏa thuận ký với Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam [TKV] từ năm 2006.

Ngoài tờ Pháp luật Tp HCM, một số báo khác tại Việt Nam cũng trích dẫn nhận xét của tân chủ tịch nước nhưng dường như làm giảm nhẹ “yếu tố Trung Quốc” khi chạy hàng tít ‘Không có chủ trương để nước ngoài khai thác bô xít’.

VNxpress đưa tin tân chủ tịch nước nói "Dự án phải đảm bảo được 3 yếu tố công nghệ hiện đại, môi trường môi sinh và hiệu quả kinh tế".

"Bên cạnh đó, vấn đề quốc phòng an ninh sẽ được đặc biệt chú ý khi đưa vào khai thác", ông Sang nói.

Quặng bauxite tại Việt Nam được ước tính có trữ lượng trong khoảng 5,6- 8,3 tỷ tấn, đứng hàng lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Guinea và Australia.

Bình luận của tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được đưa ra trong bối cảnh đã và đang có quan ngại của cử tri về thực trạng lao động lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Tuần qua tỉnh Cà Mau nói sẽ xử lý hơn 1.000 công nhân Trung Quốc đang làm việc không phép tại công trường nhà máy đạm Cà Mau.

Tuy nhiên ông Nguyễn Tiến Hải, phó Chủ tịch tỉnh Cà Mau nói với BBC biết hiện nay "chưa nhất thiết phải trục xuất số lao động chui này”.

Khai thác bauxite, sự hiện diện của nhà thầu Trung Quốc và công nhân nước này là chủ đề gây nhiều tranh cãi.

Một số cựu tướng lĩnh quân đội, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, từng viết thư ngỏ yêu cầu ngừng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Họ lo ngại vùng Tây Nguyên sẽ mất an ninh khi có quá nhiều công nhân nước ngoài. Cạnh đó là chuyện xử lý bùn đỏ, và bản sắc văn hóa của người thiểu số.

Nhưng chính phủ không có phản hồi chính thức nào cho các cá nhân và tổ chức và khẳng định điều họ gọi là “khai thác bauxite là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước”.

Một nhóm trí thức trong nước đã tự lập website đăng ý kiến phản biện, kêu gọi ngưng dự án bauxite và trang này là kênh thông tin thu hút được sự quan tâm lớn của độc giả trong và ngoài nước.

Khai thác bauxite tại Tây Nguyên cũng là chủ đề được một số người được dư luận chú ý nhiều lên tiếng như Giáo sư Ngô Bảo Châu và Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, người khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định khai thác bauxite.

Tiến sỹ Hà Vũ trong phiên phúc thẩm ngày 02/08 khẳng định điều ông gọi là Thủ tướng Việt Nam chỉ đạo Bộ Công an bắt ông vì những vụ kiện làm mất mặt thủ tướng.

Cập nhật: 11/05/2009 | 15:12

Ngày 24-4-2009, Bộ Chính trị đã có Thông báo Kết luận 245-TB/TW về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng bô xít giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025...

Ngày 24-4-2009, Bộ Chính trị đã có Thông báo Kết luận 245-TB/TW về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng bô xít giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025. Theo đó, Bộ Chính trị đã khẳng định: “Nước ta có nguồn tài nguyên bô xít [bauxite] dồi dào, việc phát triển thành ngành công nghiệp khai thác, chế biến alumin, nhôm để sử dụng trong nước và xuất khẩu là chủ trương đúng, đã được nêu ra trong hai kỳ Đại hội IX và X của Đảng”. 

Quả thật, theo một số tài liệu khảo sát thì nước ta có trữ lượng quặng bô xít nguyên khai khoảng hơn 5,4 tỷ tấn [quặng tinh ước khoảng 2,3 tỷ tấn], xếp vào hàng thứ 3 thế giới, sau Guinea và Australia. Phần lớn trữ lượng bô xít tập trung ở tỉnh Đắk Nông với trữ lượng quặng nguyên khai khoảng 3,4 tỷ tấn và Lâm Đồng với trữ lượng gần 1 tỷ tấn. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, Chính phủ đã đặt ra vấn đề khảo sát, thăm dò để hoạch định chương trình qui hoạch, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này và đã xác định bô xít là nguồn tài nguyên lớn của nước ta, là cơ sơ  hình thành ngành công nghiệp luyện nhôm, là nguồn lực quan trọng của Tây Nguyên nói riêng và đất nước nói chung trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại Đại hội đại biểu toàn cuốc lần thứ IX [tháng 4 năm 2001], Đảng ta đã đề ra “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010”, trong đó xác định một số định hướng phát triển cho vùng Tây Nguyên là “ Khai thác và chế biến quặng bô xít” [Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội-2001, trang 187]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X [tháng 4 năm 2006], Đảng ta tiếp tục xác định: “ Căn cứ vào nguồn lực và hiệu quả, Nhà nước tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư phát triển những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế như: lọc hóa dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hóa chất, xi măng, khai thác và sản xuất alumin, bột giấy gắn với trồng rừng, một số sản phẩm cơ khí chế tạo” [Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội-2006, trang 197-198]. Cũng trong thời gian qua, Bộ Chính trị, Chính phủ đã nhiều lần bàn và ra các nghị quyết, kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành việc xây dựng ngành công nghiệp này. Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30-10-2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng dài hạn kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên đều định hướng phát triển công nghiệp khai khoáng và hóa chất của Tây Nguyên: “Trên cơ sở cân nhắc hiệu quả kinh tế và khả năng nguồn vốn, sẽ xây dựng các nhà máy khai thác quặng bô xít và luyện nhôm ở Lâm Đồng và Đắk Lắk”. 

Xác định khai thác bô xít, luyện alumin, chế biến nhôm là ngành công nghiệp mới mẻ đối với Việt Nam; bên cạnh đó, Tây Nguyên là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề tạo việc làm, đời sống cho đồng bào dân tộc tại chỗ, vấn đề giữ gìn an ninh, quốc phòng cho cả trước mắt và lâu dài, hạn chế những tác động xấu đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa… nên Chính phủ đã rất thận trọng trong việc chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai chủ trương này. Từ nhận thức đó, với trách nhiệm cao trước Đảng, trước dân, ngày 1-11-2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô xít giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025” với  quan điểm cụ thể là: Một là phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản bô xít phải phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương và quy hoạch phát triển mạng hạ tầng cơ sở liên quan [giao thông vận tải, cảng biển, điện]. Đảm bảo thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên bô xít tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với việc bảo vệ an ninh, quốc phòng tại các địa bàn có khoáng sản bôxít, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên. Hai là xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng bô xít với công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Hình thức chủ đạo là doanh nghiệp Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng, kêu gọi các đối tác trong nước và ngoài nước tham gia góp vốn cổ phần trên nguyên tắc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam [đối với các khu vực bô xít tại Tây Nguyên] nắm giữ cổ phần chi phối [trên 50%] để đảm bảo sự chủ động và phát triển bền vững, tham gia vào thị trường alumin và nhôm thế giới. Ba là phát triển ngành công nghiệp sản xuất alumin và luyện nhôm phải đảm bảo phát triển hài hòa kinh tế – xã hội khu vực Tây Nguyên và các địa phương liên quan.

Như vậy, việc khai thác bô xít là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta đã được hình thành từ nhiều năm nay. Việc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam phối hợp với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương tiến hành các bước để triển khai Dự án khai thác bô xít, chế biến alumin tại khu vực Nhân Cơ [huyện Đắk R’lấp] chính là thực hiện chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”.

Thương Hà

Video liên quan

Chủ Đề