Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 7

Những Điều Cần Biết Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Ngữ Văn Lớp 7

Những Điều Cần Biết Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Ngữ Văn Lớp 7 giúp các em nắm vững nội dung sách giáo khoa trên cơ sở xác định chuẩn kiến thức của từng đơn vị bài học, đồng thời giúp các em học tốt, học giỏi môn Ngữ văn.

Tài liệu gồm hai phần với những nội dung:

- Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về bồi dưỡng học sinh giỏi Văn lớp 7

- Phần thứ hai: Kiến thức cơ bản, Hướng dẫn làm bài, Lập dàn bài và Bài làm tham khảo.

Bộ đề thi học sinh giỏi Văn 7 có đáp án kèm theo giúp các bạn đạt được kết quả thi học sinh giỏi môn Ngữ văn tốt nhất.

TOP 55 Đề thi HSG Văn lớp 7 chính là bộ đề bồi dưỡng học sinh giỏi qua các kì thi chuyên đề lí luận văn học. Đây là tài liệu tham khảo văn học để đáp ứng nhu cầu của các em cũng như giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh khá, giỏi môn ngữ văn 7 và các bạn có nhu cầu được tiếp xúc, rèn luyện với những dạng đề thi cơ bản và nâng cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp quận, huyện, thành phố. Vậy sau đây là TOP 55 Đề thi học sinh giỏi Văn 7 mời các bạn cùng đón đọc nhé.

Đề thi học sinh giỏi Văn 7 - Đề 1

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

[1]Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. [2]Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.[3] Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. [4] Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, "Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn". [5] Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. [6] Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. [7] Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. [8] Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2: Xác định chủ đề chính của đoạn trích?

Câu 3: Tại sao tác giả lại nói: … “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”…

Câu 4: Em hiểu như thế nào về lời khuyên: “Hãy thất bại một cách tích cực”

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN [14.0 điểm]

Câu 1. [4,0 điểm]

Hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 200 từ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội.

Câu 2: [10.0 điểm]

Khi đánh giá về thơ Xuân Quỳnh, có người đã nhận định:

“Xuân Quỳnh khai thác cảm xúc từ những điều gần gũi, bình dị, những kỷ niệm của chính mình để từ đó góp phần vào tình cản chung của thời đại.”

Bằng cảm nhận qua bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh [ Ngữ văn 7, tập I], em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

I

ĐỌC HIỂU

6.0

1

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

1.0

2

Xác định chủ đề chính của đoạn trích?

Chủ đề chính của đoạn trích là nói về sự tất yếu của thành công và thất bại trong cuộc sống của con người.

1.0

3

Tại sao tác giả lại nói: … “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”

+“Lẽ tự nhiên” hay “phần tất yếu” tức là điều khách quan, ngoài ý muốn con người và con người không thể thay đổi.

+ Bởi vì trong cuộc sống không ai là không gặp thất bại. Có người thấy bại nhiều, thấy bại lớn. Có người thất bại ít, thất bại nhỏ.

Vì đó là điều tất yếu nên ta đừng thất vọng và chán nản. Hãy dũng cảm đối mặt và vượt qua.

2.0

4

Em hiểu như thế nào về lời khuyên: “Hãy thất bại một cách tích cực”

Thất bại một cách tích cực được hiểu theo những ý nghĩa sau:

+ nghĩa là thất bại nhưng không bi quan, chán nản

+ nghĩa là thất bại nhưng hiểu được nguyên nhân vì sao mình thất bại

+ thất bại nhưng biết tự mình đứng lên, rút ra bài học và tiếp tục hành động.

2.0

II

TẠO LẬP VĂN BẢN

14.0

1

* Yêu cầu về kĩ năng

- Biết làm một bài văn nghị luận xã hội: Hệ thống luận điểm rõ ràng,chặt chẽ, hành văn trong sáng giàu cảm xúc hình ảnh.

- Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

1

* Yêu cầu về kiến thức.

1. Giải thích:

Người thành công là người đạt được mục đích mà mình đặt ra sau một quá trình nỗ lực, cố gắng.

Kẻ thất bại là người không thực hiện được những mong muốn, dự định đã đặt ra.

Cơ hội: hoàn cảnh thuận tiện gặp được để làm việc gì mình mong ước.

Về thực chất, câu nói khẳng định sự thành bại của mỗi người phụ thuộc vào cách người ấy đón nhận và xử thế trước những vấn đề của đời sống.

2. Bình luận

- Thành và bại luôn song hành như một thực thể khách quan. Không ai không từng gặp thất bại, ngay cả những người thành công. [dẫn chứng]

- Sự thành bại của mỗi người không chỉ phụ thuộc vào tài năng hay cơ hội mà còn ở thái độ của người đó trước những khó khăn trong cuộc sống:

+ Với những người giàu nghị lực, mỗi khó khăn là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, kiểm chứng năng lực của bản thân. Và như thế, họ sẽ luôn tìm thấy cơ hội trong mỗi khó khăn để thành công.

+ Với những người bi quan, lười biếng khi gặp khó khăn thử thách vội chán nản, tự tìm thấy lí do để thoái thác công việc, từ bỏ ước mơ. Không vượt qua khó khăn càng khiến họ mất hết niềm tin để rồi chỉ thấy khó khăn trong mọi cơ hội. Và chắc chắn họ sẽ luôn thất bại.

Cuộc sống rất khắc nghiệt nhưng luôn ẩn giấu nhiều cơ hội mà mọi người cần nắm bắt.

Sự thành bại ở một giai đoạn không có ý nghĩa trong suốt cả cuộc đời. Mọi người cần có cách ứng xử trước mọi thành bại để đạt được những điều mình mong ước. Thành công chỉ có được sau quá trình học tập, tích lũy, nỗ lực, rèn luyện lâu dài

Phê phán thái độ sống hèn nhát, lười biếng, dễ gục ngã, mất niềm tin sau những lần thất bại.

3. Dẫn chứng

- Lấy dẫn chứng một số nhà khoa học như acximet hàng trăm lần thất bại, Nhiều nhà kinh tế thành công cũng trải qua không biết bao lần thất bại.

- Để đi được bằng hai chân, để đạp được xe…ai cũng đã từng thất bại…

4. Bài học nhận thức và hành động

- Cần phải có niềm tin, nghị lực lớn để vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống, để luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn.

- Không ngại đối mặt với khó khăn. Coi khó khăn, thử thách như một phần tất yếu của cuộc sống.

- Luôn hành động mạnh mẽ, quyết đoán để khắc phục khó khăn…

5. Mở rộng

- Cuộc sống vẫn sẽ còn thất bài và thành công, tuy nhiên đừng gục ngã trước thất bài, đừng tự mãn trước thành công. Tuy nhiên xung quanh ta vẫn còn biết bao nhiêu người đã gục ngã dù thật bại chỉ mới bắt đầu và thành công chỉ mới chớm nở. Đó là biểu hiện của sự kiện về ý chí, đầu hàng, gục ngã.

3

2

1. Yêu cầu về kỹ năng trình bày: Đảm bảo một bài văn có bố cục rõ ràng, sắp xếp ý hợp lý, hành văn trôi chảy, mạch lạc, văn viết giầu cảm xúc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.

1

2.Yêu cầu về nội dung:

a.Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần suy nghĩ.

  1. Thân bài: Giải thích, bàn luận, chứng minh vấn đề gồm các ý sau:

- Giải thích:

+ Những điều gần gũi, bình dị của chính mình đó chính là những kỉ niệm riêng của bản thân nhà thơ về tuổi thơ sống bên bà thấm đượm tình bà cháu.

+ Tình cảm chung của thời đại: tình cảm gia đình, quê hương, tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc trong những năm kháng chiến chống Mĩ.

- Bàn luận, chứng minh vấn đề:

+ Những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà của tác giả biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ, tình cảm trân trọng, yêu quý và biết ơn đối với bà của đứa cháu.[dẫn chứng về kỉ niệm, niềm vui và mong ước tuổi thơ sống bên bà]

+Trong dòng kỉ niệm tuổi thơ in đậm nét hình ảnh người bà và tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết. Bà tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo. [ phân tích những từ ngữ, hình ảnh “tay bà khum soi trứng, dành từng quả chắt chiu”,“Bà lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối”]. Dành trọn tình yêu thương chăm lo cho cháu [dành dụm chi chút để cuối năm bán gà, may cho cháu quần áo mới]. Bảo ban nhắc nhở cháu ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu.

+Từ những kỉ niệm tuổi thơ thấm đẫm tình bà cháu, cảm hứng thơ mở rộng hướng tới tình yêu đất nước, nhắc nhở, giục giã những người chiến sĩ trong đó có nhà thơ Xuân Quỳnh – chắc tay súng chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ gia đình, làng xóm quê hương. “Tiếng gà trưa” trở thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước ta lúc bấy giờ, mang hơi thở những tình cảm chung của thời đại.

  1. Kết bài: Đánh giá khái quát: Qua việc sử dụng hai nghệ thật trên, tác giả thể hiện sự đồng cảm sâu sắc trước nỗi khổ cực, lầm than của nhân dân; vạch trần, lên án tố cáo sự thờ ơ, vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời, đặc biệt là tên quan phủ lòng lang dạ thú. Đó là biểu hiện sâu sắc của tinh thần nhân đạo trong tác phẩm này.

Chủ Đề