Buôn chư lênh ở đâu

Vì hạnh phúc con người – Tuần 15

Tiếng Việt lớp 5: Tập đọc lớp 5. Buôn Chư Lênh đón cô giáo

Buôn chư lênh ở đâu

Câu 1 (trang 145 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?

Lời giải

Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để mở trường, dạy cho mọi người trong buôn học chữ.

Câu 2 (trang 145 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?

Lời giải

Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình: Cả buôn làng đến chật ních căn nhà sàn, quần áo như đi hội. Các cô gái trải những tấm lông thú từ đầu cầu thang đến cửa bếp giữa nhà sàn cho cô giáo đi. Già làng đứng ở giữa nhà sàn đón cô giáo, trao cho cô một con dao để chém một nhát vào cây cột nóc, đó là lời thề để trở thành là người của buôn theo tục lệ

Câu 3 (trang 145 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý "cái chữ"?

Lời giải

Đó là những chi tiết:

Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo Y Hoa cho xem "cái chữ".

Mọi người im phăng phắc theo dõi cô giáo Y Hoa viết chữ.

Khi cô giáo viết xong, mọi người đều đồng thanh reo hò.

Câu 4 (trang 145 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?

Lời giải

Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên: nguyện vọng thiết tha muốn học chữ để thoát khỏi cái dốt, cái lạc hậu. Có được cái chữ sẽ thêm hiểu biết, mở mang trí tuệ, tiếp nhận được khoa học kĩ thuật, qua đó mà thoát được nghèo, lạc hậu, người dân được ấm no, hạnh phúc.

Tham khảo toàn bộ: Tiếng Việt lớp 5

Buôn chư lênh ở đâu

Buôn chư lênh ở đâu

Buôn chư lênh ở đâu

Câu 1 (trang 145 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?

Lời giải

Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để mở trường, dạy cho mọi người trong buôn học chữ.

Bạn đang xem: đọc hiểu bài buôn chư lênh đón cô giáo

– Kể lại câu chuyện Buôn Chư Lênh đón cô giáo theo lời của Y Hoa. Hôm ấy, căn nhà sàn chật ních người. Ai nấy mặc quần áo đẹp như đi hội. Mấy cô gái trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, già làng mới ra hiệu dẫn tôi bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung – nghi thức đặc biệt dành cho khách quý.

Hôm ấy, căn nhà sàn chật ních người. Ai nấy mặc quần áo đẹp như đi hội. Mấy cô gái trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, già làng mới ra hiệu dẫn tôi bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung – nghi thức đặc biệt dành cho khách quý.

Tôi là y Hoa, được cấp trên cử về dạy học ở buôn Chư Lênh. Buổi đón tiếp tôi đến mở trường diễn ra với nghi thức rất trang trọng.

Hôm ấy, căn nhà sàn chật ních người. Ai nấy mặc quần áo đẹp như đi hội. Mấy cô gái trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, già làng mới ra hiệu dẫn tôi bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung – nghi thức đặc biệt dành cho khách quý.

Tôi đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già giao cho, nhằm vào cây cột nóc. Tôi chém một nhát thật sâu vào cột. Theo tục lệ, đó là lời thề của người lạ đến buôn. Lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Sau khi chém nhát dao, tôi sẽ được coi là người trong buôn.

Già Rok sờ tay lên vết chém, gật gù khen:

–  Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ!

Rồi giọng già vui hẳn lên:

–  Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!

Quảng cáo

Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo:

–  Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!

Tôi lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Tôi nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, tôi viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Tôi viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng hò reo cùng bật lên:

–  Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kia!

–  A, chữ, chữ cô giáo! Đẹp quả!

Lúc ấy, tôi rất xúc động, thầm hứa sẽ đem hết sức mình để dạy cái chữ cho con em đồng bào trong buôn làng, không phụ lòng tin yêu của mọi người.

Người đến ngồi chật ních ngôi nhà sàn. Ai cũng ăn mặc quần áo đẹp như đi hội.   Y Hoa đến buôn làng mở trường. Buôn Chư Lênh đón tiếp cô giáo bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý. Từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn được mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp. Bây giờ, già làng mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Cuộc đón tiếp trọng thể ấy không chỉ thể hiện lòng hiếu khách của bà con buôn làng, phản ánh một nét đẹp văn hóa truyền thống Tây Nguyên mà còn biểu thị tinh thần tôn sư trọng đạo của đồng bào miền núi, của nhân dân Việt Nam chúng ta.   Lễ tiết thứ hai diễn ra theo đúng tục lệ truyền thống.   Y Hoa đến chào già Rok, trưởng buôn, vị chủ lễ đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Theo tục lệ, vị khách quý phải thề với bà con buôn Chư Lênh. Già Rok đưa con dao to và sắc vào tay cô giáo. Y Hoa nghiêm trang và trang trọng “chém một nhát thật sâu” vào cây cột nóc của nhà sàn. Nhát dao chém vô cùng thiêng liêng vì đó là lời thề, mà theo tục lệ và niềm tin của hà con buôn Chư Lênh thì “Lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột”. Từ giây phút đó, Y Hoa được coi là người trong buôn, một thành viên thân thiết của buôn Chư Lênh.   Cử chỉ già Rok “xoa tay lên vết chém”, và cất lời khen: “Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ” đã cho thấy Y Hoa thật sự chiếm được tình quý mến, tin cậy của bà con buôn Chư Lênh.   Câu nói của già Rok: “Bây giờ cho người già xem cái chữ đi” đã mở đầu cho lễ tiết thứ ba. Tất cả bà con vui mừng, lên tiếng cùng ùa theo: “Phải đấy ! Cô giáo cho lũ trẻ xem cái chữ nào !”. Khách và chủ cùng hòa nhập vào một niềm vui mới. Hình ảnh cô giáo Y Hoa thật trang trọng, trịnh trọng. Cô lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Cô xúc động lắm “nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình”. Khi mọi người im phăng phắc, mắt đổ dồn về Y Hoa, thì cô “quỳ hai gối lên sàn, cô viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”.   Nhìn thấy chữ cô giáo như nhìn thấy ánh sáng của cách mạng, tất cả bà con “cùng hò reo”. Niềm vui hạnh phúc cất lên từ đáy lòng, dâng lên dào dạt khi ánh sáng văn hóa đã chiếu rọi buôn làng: “Ôi, chữ cô giáo này ! Nhìn kìa ! A, chữ. chữ cô giáo !”.   Đó là tiếng reo vui trong ngày hội đón cô giáo về buôn.   Bài văn “Buôn Chư Lênh đón cô giáo” đã phản ánh một tục lễ trang trọng đón khách quý và chém cột để khắc sâu lời thề của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Bài văn còn thể hiện một cách chân thật cảm động tấm lòng tôn sư trọng đạo, niềm khao khát được học hành, được tiếp nhận ánh sáng cách mạng, ánh sáng văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi.

Xem thêm  A school of fish là gì

Hà Đình Cẩn đã có một cách kể chuyện hóm hỉnh, nhẹ nhàng vui tươi khi nói lên những phẩm chất tốt đẹp của bà con các dân tộc: chất phác, cởi mở, hiếu khách, hiếu học,… thật đáng yêu.

Sau đây mời thầy cô và các em tham khảo tài liệu cực hay dưới đây: Thi học kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2017 – 2018. Xem chi tiết dưới đây

TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆN HƯNG B

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5

A. Phần đọc hiểu

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

      Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.

Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già trao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ. Lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Y Hoa được coi là người trong buôn sau khi chém nhát dao.

Già Rok xoa tay lên vết chém, khen:

– Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ!

Rồi giọng già vui hẳn lên:

– Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!

Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo:

– Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!

Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo:

– Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kìa!

– A, chữ, chữ cô giáo!

Theo HÀ ĐÌNH CẨN

Xem thêm  Hai điện tích q1+q2 đặt cách nhau

I. ĐỀ BÀI:

Đọc thầm bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo.”, dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học, hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau (Từ câu 1 đến câu 6):

Câu 1: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì? (M1)

A. Để thăm người dân tộc.

B. Để mở trường dạy học.

C. Để thăm học sinh người dân tộc.

Câu 2: Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào? (M2)

A. Mọi người đến rất đông, họ mặc quần áo như đi hội; họ trải đường đi cho cô giáo bằng những tấm lông thú mịn như nhung…

B. Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ; mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết; Y Hoa viết xong, họ cùng reo hò.

C. Mọi người đến rất đông, họ mặc quần áo như đi hội; họ người im phăng phắc.

Câu 3: Người dân buôn Chư Lênh thể hiện lời thề bằng cách nào? (M1)

A. Đưa tay lên thề.

B. Chém một nhát dao vào cây cột nóc.

C. Viết hai chữ thật to, thật đậm vào cột nóc.

Câu 4: Chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ? (M2)

A. Mọi người đến rất đông, họ mặc quần áo như đi hội.

B. Họ trải đường đi cho cô giáo bằng những tấm lông thú mịn như nhung…

C. Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ; mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết; Y Hoa viết xong, họ cùng reo hò.

Câu 5: Câu “Ôi, chữ cô giáo này !” là kiểu câu gì? (M1)

a) Câu kể. b) Câu cảm.                                       c) Câu khiến.

Câu 6: Dòng nào sau đây khác những dòng còn lại? (M3)

A. Buôn Chư Lênh, Y Hoa, nhà sàn, cô giáo.

B. Buôn Chư Lênh, Y Hoa, chật ních, hò reo.

C. Buôn Chư Lênh, Y Hoa, ùa theo, thẳng tắp.

Câu 7: Bài văn cho em biết điều gì về người dân Tây Nguyên? (M3)

(Viết câu trả lời vào chỗ chấm)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 8: Trong câu “Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào !”, từ nào là đại từ xưng hô? (M1)   (Viết câu trả lời vào chỗ chấm)

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 9: Từ “Bấy giờ” trong câu “Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung.” thuộc thành phần nào ? (M2)

(Viết câu trả lời vào chỗ chấm)

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 10: Vị ngữ trong câu “Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà.” Là gì? (M4)

(Viết câu trả lời vào chỗ chấm)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN, CÁCH CHẤM ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT – K5.

(Phần đọc hiểu và kiến thức TV)

Thang điểm: 7 điểm.

HS khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất của mỗi câu được số điểm tương ứng như đáp án dưới đây. (Nếu HS khoanh vào 2; 3 ý trong 1 câu thì không tính điểm câu đó.)

Đáp án:

Câu 1 2 3 4 5 6
Ý đúng b a b c b a
Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm

Câu 7: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (1 điểm)

Câu 8: Đại từ xưng hô là: cô giáo; lũ làng. (0.5 điểm)

Câu 9: Từ “Bấy giờ” thuộc thành phần trạng ngữ. (1 điểm)

Câu 10: Vị ngữ trong câu đó là:

“lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà” (1 điểm)

B. PHẦN VIẾT

I. Đề bài:

1. Chính tả: (2 điểm) – 20 phút.

Nghe-viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.  (Trang 144)

(Từ “ Y Hoa lấy trong gùi ra…” đến hết ).

2. Tập làm văn (8 điểm) – 35 phút.

Tả một người mà em gần gũi, quý mến nhất.

…………………………………………..

II. Hướng dẫn chấm điểm chi tiết:

1. Chính tả: (2 điểm)

– Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định; viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2. Tập làm văn: (8 điểm)

* Đạt được các nội dung sau thì được 6 điểm:

Mở bài: Giới thiệu người định tả. (1 điểm)

Thân bài:

Tả hình dáng ( đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,…). (2 điểm)

Tả tính tình, hoạt động ( lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, …). (2 điểm)

Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả. (1 điểm)

Bài làm

  Trong gia đình của em, ai cũng là người em yêu quý, nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ của em.

Mẹ em năm nay đã 37 tuổi. Mẹ có dáng người cân đối, thon thả. Mái tóc của mẹ em là tóc xoăn, có màu nâu mượt. Khuôn mặt trái xoan với đôi mắt hai mí, chiếc mũi cao cao và đôi môi đỏ hồng luôn nở nụ cười rạng rỡ là nững nét nổi bật. Mẹ em sở hữu làn da trắng hồng tự nhiên. Hằng ngày, mẹ em thường hay mặc những chiếc váy đẹp được cách điệu nhưng không quá diêm dúa.
Mẹ em không những xinh đẹp mà còn rất đảm đang nữa. Hôm nào trong nhà có ai sinh nhật, mẹ thường về sớm để chuẩn bị mọi thứ. Một lần, khi đi học về em đã thấy mùi thơm phức cảu các món ăn phát ra từ nhà mình rồi. Vào trong nhà, trên bàn ăn thấy bày bao nhiêu là món ăn ngon: Đỏ của cà chua, xanh cảu rau, nâu của thịt bò,… Tối hôm đó, nhà em ăn sinh nhật rất vui vẻ. Có lần, trời đổi gió, em bị ốm, sốt cao tới 39 độ, mẹ em rất lo lắng. Mẹ đưa em vào bệnh viện để khám, bác sĩ bảo em bị viêm phổi. Bác sĩ kê đơn thuốc rồi bảo mẹ cho em uống cho đến khi hết sốt. mẹ chăm sóc em rất ân cần, chu đáo. Sau ngày em bị ốm, mẹ em gầy hẳn đi vì những đêm thức trắng để chăm sóc em.

Em rất yêu mẹ của em. Dù có đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ về mẹ của mình. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi để không phụ sự chăm sóc,yêu thương của mẹ.

…………………………………Hết…………………………………

Thuộc website harveymomstudy.com

Buôn chư lênh ở đâu

Buôn chư lênh ở đâu

Buôn chư lênh ở đâu

4 cung hoàng đạo liên tục đón vận may khi tháng 6 đến Bài Tập béo? Hỏi & Đáp Cryto Công Nghệ Game Giới Tính Good Tip ho hoai anh học sinh cần ghi nhớ phương pháp giải Học Tốt Hỏi Đáp Khoa Học Khu đô thị mới An Phú Thịnh Khỏe Đẹp Khỏe Đẹp Là gì lò vi sóng hoặc tủ hấp bằng video hướng dẫn nhé. Marketing Mua Sắm Món Ngon Mẹo Hay Mẹo tốt Ngôn ngữ Phim phường Nhơn Bình & Đống Đa Q&A Review So Sánh Sức khỏe và sắc đẹp sự nghiệp viên mãn Thức ăn ngon tiền vào túi không ngừng. Token Top List Toplist TP. Quy Nhơn tình duyên nở rộ Xây Đựng Đó là gì để có được số điểm như mong muốn