Ca sĩ nhí hát về mẹ là ai?

Mẹ - tiếng gọi thiêng liêng nhất, cũng là nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào cho các nhạc sĩ, mỗi tiếng ca, khúc hát đều được gửi gắm bao tình cảm chân thành cho mẹ. Cùng chúng tôi thưởng thức những ca khúc hay nhất về mẹ trong bài viết dưới đây nhé.

Bài hát về mẹ sâu lắng nhất

Những bài hát về mẹ thường mang những giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, như tình cảm của mẹ dành cho con vậy. Cùng chúng tôi thưởng thức những bài hát về mẹ cảm động nhất dưới đây nhé.

Khi con là mẹ

“Khi con là mẹ” là bài hát được sáng tác bởi nhạc sĩ Khắc Hưng, và do ca sĩ Đông Nhi thể hiện. Bài hát là cả một hành trình từ khi con sinh ra, được mẹ nuôi dạy, bảo ban, che chở cho đến khi con trưởng thành, và con cũng “làm mẹ”. Có lẽ khi thơ bé, ta chưa hiểu và cảm nhận được hết tình yêu của mẹ dành cho mình, nhưng khi ta trở thành mẹ, ta mới có thể hiểu được những hy sinh lặng lẽ, những yêu thương vô bờ bến ấy. Lời bài hát và MV “Khi con là mẹ” là cả một quá trình mà có lẽ ai cũng thấy bản thân mình trong đó, cùng với giọng ca ngọt ngào đầy cảm xúc của Đông Nhi, đã đem đến một món quà đầy ý nghĩa cho khán giả.

Nhật ký của mẹ

Nhật ký của mẹ - bài hát khiến hàng triệu người rơi nước mắt, là một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung dành tặng cho mẹ nhân dịp sinh nhật. Lời bài hát là những trang nhật ký của mẹ, ghi lại quá trình con trưởng thành và khôn lớn. Từ những ngày đầu mẹ biết có con, rồi những cảm xúc mong đợi đứa con chào đời, cho đến ngày con lớn khôn, rời xa vòng tay của mẹ.

Đặc biệt, bài hát được thể hiện bởi giọng ca của Hiền Thục - và bản thu âm hoàn toàn là giọng thật của nữ ca sĩ, chính vì vậy mà những cảm xúc đều rất chân thật, chiếm được cảm tình của bao khán giả.

Mẹ yêu

Nhắc về những ca khúc về mẹ, chắc hẳn trong đầu mỗi người đều vang lên giai điệu quen thuộc “Ánh sao đêm trong con sáng soi là mẹ yêu, khúc hát ru con trong giấc mơ là mẹ yêu,...”. Đây là một sáng tác của nhạc sĩ Phương Uyên, để bày tỏ lòng biết ơn của những đứa con đối với công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ. Những lời ca mộc mạc, chân thành đã khắc sâu trong lòng của người nghe, như nói thay tiếng lòng của hàng triệu người con, bởi có lẽ trong chúng ta, ít người có đủ can đảm để nói ra câu “con yêu mẹ”. Chính vì thế trong bài hát “Mẹ yêu”, Phương Uyên có viết “Mẹ có biết con yêu mẹ nhiều, dù câm nín nhưng con thật lòng muốn nói”,...

Chưa bao giờ mẹ kể

“Chưa bao giờ mẹ kể” là một sáng tác của nhạc sĩ Châu Đăng Khoa, ca khúc mang đến cho người nghe thông điệp ý nghĩa, rằng mẹ là người luôn hy sinh cho gia đình một cách âm thầm, lặng lẽ, là người tần tảo sớm hôm, lo lắng cho con cái mà không nghĩ đến bản thân mình, vậy nên mẹ hãy tự dành cho bản thân một ngày thứ 8 cho riêng mình, nghỉ ngơi, cạnh bên các con. Chỉ có mẹ, là người sẵn sàng cất đi ước mơ của bản thân để chăm lo cho các con, với mẹ, chỉ cần nhìn thấy các con vui vẻ, hạnh phúc là điều quý giá nhất. “Mẹ đã quá vất vả rồi, mẹ chỉ được hạnh phúc thôi” - lời ca giản dị nhưng thật ấm áp đã chạm đến trái tim người nghe, đây chính là sự thành công của bài hát.

Mẹ tôi

Mẹ tôi - ca khúc về mẹ nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Tiến, gợi về cho chúng ta những cảm xúc của người con khi về già, để ta thấy rằng, dù có lớn đến đâu, thì con vẫn là con của mẹ, dù đi đến đâu thì mẹ vẫn là người duy nhất không thể thay thế được. Lời ca của Trần Tiến bao giờ cũng rất chân thực, gần gũi, không vinh quang nào bằng có mẹ, thế giới có bao la đến đâu cũng không bằng lòng mẹ. Ca khúc được thể hiện bởi rất nhiều ca sĩ, mỗi phần trình diễn lại mang đến những cảm xúc khác nhau, nhưng đều lưu lại trong trái tim của khán giả những hình ảnh đẹp một cách tự nhiên nhất.

Con nợ mẹ

Một ca khúc về mẹ được sáng tác bởi ca nhạc sĩ Trịnh Đình Quang - Con nợ mẹ - cũng để lại ấn tượng lớn trong lòng khán giả không chỉ bởi ca từ, giai điệu, mà còn bởi những câu chuyện đằng sau tác phẩm. Có lẽ ít ai biết rằng, nguồn cảm hứng để Trịnh Đình Quang sáng tác bài hát này lại chính là từ câu chuyện của “sát thủ” Lê Văn Luyện. Chính vì vậy mà từng câu hát trong bài đều diễn tả sự day dứt, ân hận của đứa con trót đi vào con đường lầm lỗi. Bài hát cũng muốn nhắc nhở đến mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, rằng ta còn mẹ, đừng làm cho mẹ buồn, đừng để đến khi hối hận cũng đã muộn màng.

Xuân của mẹ

“Xuân của mẹ” là ca khúc được thể hiện bởi giọng ca ngọt ngào của ca sĩ Thùy Chi, kể về nỗi niềm của cô con gái lớn, khi về làm dâu xa nhà thì luôn muốn được trở về bên mẹ, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Người mẹ cũng vậy, luôn mong ngóng đứa con của mình trở về, quây quần bên gia đình. Có lẽ, gia đình và vòng tay của mẹ chính là nơi bình yên nhất mà mỗi đứa con khi đi xa vẫn mong mỏi được quay trở về.

Gánh mẹ

“Gánh mẹ” là một sáng tác mới của Quách Beem, đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng khán giả bởi giai điệu nhẹ nhàng, da diết cùng ngôn từ gần gũi, mộc mạc. “Cho con gánh mẹ một lần, Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con” là câu hát mở đầu, cũng là tình cảm và sự biết ơn của đứa con dành cho mẹ. Thấu hiểu được những hy sinh, tảo tần mà mẹ đã gánh vác cả đời cho con, hôm nay con đã lớn khôn, chỉ mong được đền đáp công lao to lớn ấy, được chăm lo cho mẹ, gánh vác nốt quãng đời còn lại.

Bài hát về mẹ thể loại bolero

Theo dòng cảm xúc, chúng ta cùng đến với giai điệu da diết của những ca khúc bolero hát về mẹ.

Về thăm mẹ

“Về thăm mẹ” là một sáng tác của nhạc sĩ Trần Chung, kể về niềm vui, niềm hạnh phúc của người lính trẻ khi được về thăm mẹ, đồng thời cũng khắc họa nỗi nhớ thương mẹ, nhớ quê hương sâu sắc của người con đi lính. Bởi một khi đã rời xa làng quê, xa vòng tay mẹ ra chiến trường, là không hẹn ngày trở về. Nhạc sĩ Trần Chung đã nói lên tiếng lòng của những người lính cụ Hồ qua những câu ca mộc mạc, giản dị, qua những hình ảnh thân thuộc nơi làng quê như lũy tre, làn khói bếp,... Chính vì thế, “Về thăm mẹ” đã trở thành bài ca đi cùng năm tháng và lưu lại mãi trong tim mỗi người.

Lòng mẹ

“Lòng mẹ” của nhạc sĩ Y Vân luôn là ca khúc tiêu biểu viết về người mẹ. Trong bài hát, nhạc sĩ đã sử dụng những hình ảnh thân thuộc như đồng lúa, tiếng sáo diều,... đặc biệt là ca từ giản dị, không hề phô trương, hoa mỹ, khắc họa rõ nét tình cảm thiêng liêng, chân thành của mẹ. Tất cả đều nhẹ nhàng, êm ả như tình yêu và sự hy sinh của mẹ, luôn thầm lặng và không đòi hỏi được đáp trả. Chính vì vậy bài hát đã chạm đến được trái tim của người nghe và còn sống mãi với thời gian.

Mùa xuân của mẹ

Mùa xuân của mẹ là ca khúc nói về người mẹ trong thời chiến, và sự hy sinh thầm lặng, cao cả con con, cho đất nước. Mùa xuân, mùa của sự đoàn tụ và sum vầy, ấy vậy mà người mẹ già lại ngồi mong mỏi tin con nơi chiến trường. Những hình ảnh rất đỗi bình dị, tác giả đã khắc họa nỗi cô đơn, nhớ nhung da diết của người con xa nhà, nhớ mẹ, người lính bỗng trở nên bé nhỏ như đứa trẻ. Vì bình yên đất nước mà gác bỏ nỗi niềm riêng, đó là sự hy sinh mà chẳng có gì đo đếm được.

Xuân này con về mẹ ở đâu

Trong thời chiến, có rất nhiều ca khúc nói về nỗi niềm của người lính với mẹ già, và tiêu biểu là bài hát “Xuân này con về mẹ ở đâu”. Tiếp nối câu chuyện của ca khúc “Xuân này con không về”, vì đất nước chưa được bình yên nên con không thể về bên mẹ, để mẹ cứ hoài ngóng tin con. Để đến khi con được trở về, mọi thứ vẫn nguyên vẹn, vẫn còn đó, nhưng mẹ đã mãi ra đi,... Bài hát tuy buồn nhưng cũng có kết thúc bằng những ký ức ngọt ngào, bởi có lẽ, chỉ cần con trở về bình yên, là mẹ cũng sẽ mỉm cười nơi chín suối.

Huyền thoại mẹ

“Huyền thoại mẹ” – Một ca khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khắc họa hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng. Hình ảnh người mẹ Suốt kiên cường chèo đò đưa bộ đội qua sông dưới trời mưa bom bão đạn, đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhạc sĩ, để rồi ông khái quát hóa hình ảnh những người mẹ Việt Nam, hy sinh vì những “đứa con” của Tổ quốc. Bài ca là một đóa hoa thơm mà nhạc sĩ đã dâng tặng cho những người mẹ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Bài hát về mẹ cho thiếu nhi

Cùng lắng nghe những khúc ca về mẹ được thể hiện bởi những giọng ca nhí, với tình cảm hồn nhiên và chân thực nhất nhé.

Bàn tay mẹ

“Bàn tay mẹ, bế chúng con; Bàn tay mẹ chăm chúng con” là những câu hát rất hồn nhiên trong ca khúc “Bàn tay mẹ”. Từ khi tấm bé, chúng ta đã cảm nhận được tình yêu thương của mẹ qua những cử chỉ chăm chút từ bữa ăn, giấc ngủ hàng ngày. Bài hát vừa mang sự hồn nhiên, trong sáng, vừa giúp cho các bé hiểu được mẹ yêu con đến nhường nào, mẹ chăm lo cho chúng ta như thế nào, từ đó các bé sẽ yêu thương mẹ của mình hơn nữa.

Mẹ ơi có biết

“Mẹ ơi có biết, con thương mẹ nhiều”  là lời thì thầm dễ thương, có chút ngây ngô của đứa con bé bỏng dành cho mẹ, nhưng lại rất chân thật và hồn nhiên. Càng lớn, ta càng “ngại” bày tỏ, đôi khi muốn nói lời yêu mẹ nhưng lại rất khó khăn. Với giai điệu tươi vui, ca từ dễ thuộc, bạn có thể dạy cho bé, chắc hẳn người mẹ nào khi nghe bé nhà mình hát bài này cũng sẽ vô cùng cảm động.

Mẹ yêu ơi

Không giống những bài hát có giai điệu tươi vui dành cho thiếu nhi, Mẹ yêu ơi lại là ca khúc có ca từ nhẹ nhàng, da diết. Bài hát đã lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả với tình cảm trong sáng, ấm áp của đứa con dành cho mẹ của mình. Không chỉ dành tình cảm cho mẹ, mà người con còn hiểu được mình phải làm những gì để báo hiếu với mẹ, với sự thể hiện xuất sắc của Gia Khiêm, người nghe lại càng thấu hiểu hơn ý nghĩa của bài hát.

Gặp mẹ trong mơ

Gặp mẹ trong mơ là câu chuyện về tình mẫu từ đầy cảm động của chú bé mồ côi Udam. Có thể nói đây là ca khúc về mẹ bất hủ mà bất cứ ai nghe xong cũng sẽ bật khóc. Cậu bé mồ côi từ nhỏ, thiếu đi tình thương, sự chăm sóc của mẹ, nên chỉ có trong giấc mơ, cậu mới có thể được gặp mẹ, mới được mẹ che chở, âu yếm. Tuy không phải bản gốc, nhưng bản tiếng Việt cũng khắc họa được rõ nét và đầy đủ nội dung của ca khúc, gây ấn tượng mạnh trong lòng khán giả.

Trên đây là những bài hát hay và sâu lắng nhất viết về mẹ, mỗi ca từ, mỗi giai điệu lại thể hiện một nỗi niềm riêng, nhưng đều là tình cảm chân thành dành cho mẹ. Hãy yêu thương và gửi đến mẹ những điều ngọt ngào nhất bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề