Cá voi nặng bao nhiêu

TTO - 500 năm trước, Trạng Lường Lương Thế Vinh giải câu đố cân voi của sứ nhà Minh bằng việc dắt voi xuống thuyền rồi đo vạch nước. Bây giờ, để giải câu đố cân một con cá voi còn sống ở biển, bạn sẽ làm thế nào?

  • Thêm đàn cá voi mắc cạn, chết bí ẩn ở Iceland chỉ trong nửa tháng
  • Kinh ngạc cá heo nhận nuôi cá voi
  • Dựng lều trên mặt biển giải cứu cá voi mắc cạn

Ai có thể đặt một con cá voi khổng lồ còn sống lên cân? Ảnh: Fredrik Christiansen

Giai thoại kể về Lương Thế Vinh [1441-1496] như sau: khoa thi Đình năm Quang Thuận thứ tư, đời vua Lê Thánh Tông [1463] Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên, sau đó được cử tiếp sứ nhà Minh, Chu Hy.

Chu Hy ra bài toán tính cân nặng một con voi. Lương Thế Vinh cho dắt voi xuống thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền khi bị sức nặng đè xuống. Sau đó, ông ra lệnh dắt voi lên rồi đổ đá xuống thuyền cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu vạch nước đã đánh dấu. Cuối cùng là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả để ra cân nặng con voi.

Câu chuyện này không chỉ cho thấy trí thông minh của Lương Thế Vinh mà còn cho ta thấy cách thức đơn giản đo đếm một đối tượng có kích thước lớn.

Thế nhưng đó là một con voi trên cạn, dù to lớn thì người ta vẫn có thể dắt nó xuống thuyền. Còn loài động vật kích thước khổng lồ như cá voi thì phải làm sao để cân?

Chắc chắn không phải là xẻ từng khúc thịt ra để cân rồi cộng từng mảng. Cho đến bây giờ người ta cũng mới chỉ có thể ước tính được khối lượng cá voi khi chúng đã chết và dạt vào bãi biển.

Trả lời câu hỏi "làm sao để cân một con cá voi còn sống", giáo sư, nhà nghiên cứu Fredrik Christiansen từ Viện nghiên cứu nâng cao Aarhus [Đan Mạch] cho biết cần phải sử dụng máy bay không người lái để chụp ảnh.

Nhóm nghiên cứu của Fredrik Christiansen phối hợp cùng Chương trình theo dõi sức khỏe cá voi phía nam ở Argentina và Viện Hải dương học Woods Hole ở Mỹ phát triển một mô hình tính toán chính xác khối lượng và thể tích cơ thể của cá voi hoang dã.

Khối lượng cơ thể là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự tồn tại của cá voi như một nhóm. Nó xác định việc sử dụng năng lượng, nhu cầu thức ăn và tốc độ tăng trưởng của chúng.

Tuy nhiên, hầu hết những gì chúng ta biết về kích thước cơ thể của cá voi thường đến từ các tài liệu khoa học cũ hoặc từ các ghi chép về cá voi bị mắc kẹt trên bãi biển.

Bằng việc sử dụng máy bay không người lái, các nhà khoa học đã chụp những bức ảnh khi cá voi trồi lên mặt nước để thở. Khi đó cá voi sẽ lộ cả lưng và hai bên sườn. Từ đó có được các phép đo chiều dài, chiều rộng và chiều cao của con vật. Cuối cùng là tính toán chuyển đổi kích thước các chiều để ra khối lượng và thể tích cơ thể.

Theo giáo sư Fredrik Christiansen, việc tính toán khối lượng cơ thể của những con cá voi sống hoang dã sẽ giúp ích cho các nghiên cứu khoa học, nắm bắt được sự phát triển của loài này.

Phương pháp này cũng áp dụng trên nhiều loài động vật biển khác để đánh giá sức khỏe, khả năng sống sốt và xây dựng phương pháp bảo tồn.

Cá voi là tên gọi chung của nhóm động vật biển trong bộ cá voi. Trong đó cá voi tấm sừng hàm [gồm cá voi xanh, cá voi đầu bò, cá voi lưng gù] là loài động vật lớn nhất Trái đất. Một con cá voi xanh trưởng thành có thể nặng tới 190.000 kg.

Cá sấu làm gì để sống sót khi rét kỷ lục?

TTO - Trời lạnh đến mức mặt nước cũng đóng băng, cá sấu - loài duy nhất hầu như không biến đổi từ khi có mặt trên Trái đất, đã sống sót ra sao?

Đại dương bao la, là nơi sinh sống của rất nhiều loài sinh vật bí ẩn và thú vị. Mỗi loài đều ẩn chứa những đặc điểm riêng, tạo nên một thế giới tự nhiên dưới lòng đại dương cực sinh động và kỳ thú. Trong đó, có những loài sinh vật có kích thước khổng lồ, lớn nhất hành tinh...

1. Cá voi xanh

Cá voi xanh

Cá voi xanh [cá ông] sinh sống trong tất cả đại dương trên trái đất, tiến hoá từ động vật có vú sống trên đất liền, họ hàng gần nhất là hà mã.

Chiều dài thân trung bình của chúng là 25 m [con đực] và 26,2 m [con cái]. Con cá voi xanh dài nhất từng được phát hiện vào năm 1909, ở phía nam Đại Tây Dương. Chiều dài của nó là 33,58 m.

Cá voi xanh nặng khoảng 150 tấn, thậm chí lên tới trên 400 tấn và có tuổi thọ trung bình từ 30 - 40 năm [cũng có thể lên tới 80 - 90 năm]. Cá voi xanh không chỉ là loài động vật có vú lớn nhất, mà còn là động vật lớn nhất từng được biết đến.

Mặc dù cá voi xanh có kích thước khổng lồ, nhưng các nhà khoa học vẫn gặp khá nhiều khó khăn trong việc định vị và nghiên cứu những cá thể này trong đại dương bao la. 

Thức ăn của cá voi xanh là sinh vật phù du [nhuyễn thể], tôm, tép tí hon, cá nhỏ và phân hải cẩu. Nhưng chủ yếu ăn krill - loài động vật phù du nhỏ thuộc nhóm giáp xác.

Mỗi con cá voi xanh ăn khoảng 5,5 tấn krill mỗi ngày. Do mỗi con krill chỉ nặng khoảng 1 gam nên mỗi ngày cá voi xanh phải nuốt 5,5 triệu con krill.

2. Cá nhà táng 

Cá nhà táng 

Cá nhà táng là loài động vật có não lớn nhất hành tinh [nặng tới 8 kg, gấp 5 lần não người bình thường], đồng thời cũng vượt mọi loài khác về khả năng tạo ra tiếng ồn.

Chúng thuộc bộ cá voi, phân bộ cá voi có răng. Những con cá nhà táng đực trưởng thành, có chiều dài cơ thể lên tới 20,5 m. Thông thường, những con đực dài 18 m sẽ nặng 54 tấn, con cái dài 12 m sẽ nặng 17 tấn. Vì thế, cá nhà táng là loài động vật có răng lớn nhất hành tinh. 

Cá nhà táng là động vật có vú lặn sâu nhất thế giới, tới 3 km, nín thở dưới nước trong thời gian khoảng 90 phút; là loài động vật ăn thịt to lớn nhất hành tinh. Tuy nhiên, loài vật này kém thông minh hơn cá heo và nhiều loài cá voi khác.

Con mồi chủ yếu của loài động vật này là mực, bao gồm cả mực khổng lồ và mực sống ở Nam Cực. Để bắt được con mồi ưa thích, cá nhà táng khổng lồ cần lặn xuống độ sâu 3 km để tìm và bắt mồi trước khi bơi lên mặt nước.

3. Cá mập voi 

Cá mập voi

Cá mập voi [còn được gọi là cá nhám voi], đây là loài cá mập lớn nhất trên trên thế giới. Chiều dài của cá mập voi có thể lên tới 18,8 m, nặng tới 21,5 tấn.

Miệng của một con cá nhám voi rộng khoảng 1,5 m. Hàm của chúng có hơn 300 cái răng, nhưng có tác dụng như một máy lọc thức ăn, chúng không sử dụng những chiếc răng này để ăn.

Thức ăn của cá mập voi rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên chúng chỉ ưa thích các sinh vật phù du. Chúng thường đập vây vào các rặng san hô, sau đó há chiếc miệng khổng lồ ra và húp trọn các loài sinh vật phù du này.

4. Mực ống khổng lồ

Mực ống khổng lồ

Chúng ta biết rất ít về mực ống khổng lồ, bởi chúng sống dưới tầng nước sâu ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Mực ống khổng lồ là loài thân mềm, có kích thước lớn và sở hữu đôi mắt "quá khổ" trong thế giới động vật [kích cỡ to bằng quả bóng rổ].

Mực ống khổng lồ có 8 tay và 2 xúc tu, dùng để bắt mồi. Đầu của nó lớn, hàm rất khỏe có hình dạng giống như mỏ của con vẹt.

Mực ống khổng lồ có thể đạt đến chiều dài 18 m và trọng lượng đến khoảng 1 tấn.

Kẻ thù "không đội trời chung" của mực ống khổng lồ đó là cá nhà táng.

5. Cá Mặt Trời

Cá Mặt Trời

Cá Mặt Trời trưởng thành có thể dài từ 3,5 - 5,5m, trọng lượng cơ thể khoảng 1,4 - 1,7 tấn. Đây là loài cá có khối lượng nặng nhất trong số những loài cá nhiều xương.

Cá mặt trời ở đại dương [tên khoa học là Mola mola] có nhiều đặc điểm kỳ lạ: Thân hình ngắn, trông gần giống với hình trái xoan hay hình tròn, nhìn từ xa trông giống cái đầu to, có những cái vây dài ngắn phía trên và phía dưới.

Cá mặt trời không có một cái đầu thực sự. Tuy to lớn, nhưng miệng chúng lại rất nhỏ, mỗi hàm có 2 răng dính nhau làm thành một cái mỏ. Với cái miệng đặc biệt như vậy nên chúng không thể nuốt mồi to, mà chỉ chuyên ăn giáp xác nhỏ và các phiêu sinh vật khác.

Cá Mặt Trời được coi là nhà vô địch về đẻ trứng trong thế giới đại dương, một con mái có thể đẻ khoảng 300 triệu trứng 1 lần...

Chủ Đề