Caác văn bản đào tạo bồi dưỡng công chức năm 2024

Ngày 16/8/2022, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký xác thực Văn bản hợp nhất số 6/VBHN-BNV ban hành Nghị định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, Nghị định này quy định về nội dung, chương trình, hình thức và quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:

- Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

- Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

Nghị định cũng yêu cầu việc đào tạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng quy hoạch nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

Điều kiện đào tạo sau đại học:

- Đối với cán bộ, công chức: a] Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên [không kể thời gian tập sự] và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ; b] Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu; c] Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo; d] Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

- Đối với viên chức: a] Đã kết thúc thời gian tập sự [nếu có]; b] Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo; c] Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

- Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định cụ thể về: Đền bù chi phí đào tạo; Chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù; Điều kiện được giảm chi phí đền bù; Hội đồng xét đền bù; Thành lập Hội đồng xét đền bù; Cuộc họp của Hội đồng xét đền bù; Quyết định đền bù và Trả và thu hồi chi phí đền bù.

Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:

- Hình thức bồi dưỡng, gồm: Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã; Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.

- Nội dung bồi dưỡng, Nghị định quy định gồm: Lý luận chính trị; Kiến thức quốc phòng và an ninh; Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.

Yêu cầu tham gia các chương trình bồi dưỡng:

- Cán bộ, công chức, viên chức tham gia học các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

- Công chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức trước khi bổ nhiệm ngạch.

- Viên chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.

- Cán bộ, công chức, viên chức tham gia học các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức và theo nhu cầu bản thân, thời gian thực hiện tối thiểu 01 tuần [40 tiết]/năm, tối đa 04 tuần [160 tiết]/năm.

Loại hình tổ chưc bồi dưỡng:

- Tập trung

- Ban tập trung

- Từ xa

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 21/10/2017. Nghị định này thay thế Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức và bãi bỏ các Điều 32, 33, 34, 35 và 36 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Ngày 30/4/2023, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 3/2023/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 101/2017/NĐ-CP và Nghị định 89/2021/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Thông tư này hướng dẫn về việc quản lý và mẫu chứng chỉ chương trình bồi dưỡng; tổ chức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài; tiêu chuẩn giảng viên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Những nội dung hướng dẫn quản lý, mẫu chứng chỉ chương trình bồi dưỡng và đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được nêu tại Thông tư này áp dụng đối với các khóa bồi dưỡng:

- Khóa bồi dưỡng kỹ năng, kiên thức quản lý Nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức.

- Khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành.

- Khóa bồi dưỡng theo vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.

- Khóa bồi dưỡng theo vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ.

- Khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã.

Hướng dẫn mới về đào tạo, bồi dưỡng công chức [Ảnh minh họa]

Đối tượng áp dụng của Thông tư là các cơ quan, tổ chức sau đây:

- Cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

- Học viện Hành chính Quốc gia.

- Trường Chính trị các tỉnh, thành phố, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.

- Học viện, viện nghiên cứu, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp.

Đồng thời, áp dụng đới với các cá nhân:

- Cán bộ trong các cơ quan Nhà nước.

- Công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và công chức xã, phường, thị trấn.

Có bao nhiêu hình thức đào tạo bồi dưỡng công chức?

Theo đó, có 4 hình thức bồi dưỡng: 1- Tập sự; 2- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; 3- Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; 4- Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm [thời gian thực ...

Ai quy hoạch đào tạo công chức?

Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kế hoạch 220-KH/TU về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2024.

Chế độ đào tạo bồi dưỡng cán bộ do ai quy định?

Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trong nước và ở nước ngoài trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chế độ đào tạo là gì?

Chế độ đào tạo là việc cung cấp một khuôn khổ quy định về việc một cá nhân trong 1 đơn vị có thể mở rộng kiến ​​thức và học các kỹ năng mới trong môi trường cạnh tranh.

Chủ Đề