Caâu bị động trong các văn ban đã học năm 2024

Chắc hẳn bạn đã từng hiểu về câu bị động - Passive Voice trong quá trình học ngôn ngữ của mình, nhưng liệu bạn đã hiểu hết về nó? Câu bị động là một khái niệm quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh, được sử dụng khi người viết hay người nói muốn tập trung vào đối tượng của hành động hơn là người thực hiện hành động. Tuy nhiên, việc sử dụng câu bị động trong tiếng Anh cần được áp dụng đúng cách để tránh gây nhầm lẫn hoặc không hiểu nhầm ý đồ của người viết. Trong bài viết sau đây, STUDY4 sẽ chia sẻ cho bạn các tất cả các thông tin về cấu trúc ngữ pháp này để giúp bạn có một cái nhìn toàn diện hơn về kiểu câu này.

I. Câu bị động trong tiếng Anh là gì?

Câu bị động (Passive Voice) là kiểu câu mang ý nghĩa nhấn mạnh vào đối tượng (người hoặc vật) mà hành động hướng tới, thay vì chủ thể thực hiện hành động như trong câu chủ động.

Lưu ý: Thì trong câu bị động cũng sẽ được chia theo thì của câu chủ động.

II. Khi nào nên sử dụng câu bị động?

Trong sử dụng ngôn ngữ, cách dùng câu bị động - hay nói cách khác - khi nào ta nên sử dụng câu bị động?

1. Khi muốn tập trung vào hành động chính trong câu thay vì người hay vật

Bạn có thể thấy trong giảng dạy trên trường lớp hay trong các tài liệu khoa học, sách báo, người ta thường sử dụng cấu trúc ngữ pháp câu bị động khi muốn nhấn mạnh vào hành động chứ không muốn nhắc đến người/ vật tác động vào chúng.

Ví dụ:

  • The cake was baked yesterday.

→ Bánh được nướng vào hôm qua.

  • The new bridge will be opened next week.

→ Cây cầu mới sẽ được mở vào tuần sau.

  • The concert has been postponed due to bad weather.

→ Buổi hòa nhạc đã bị hoãn do thời tiết xấu.

2. Khi muốn đa dạng hóa các cấu trúc ngữ pháp sử dụng trong bài

Trong IELTS Writing, có đôi lúc bạn sẽ gặp khó khăn trong việc paraphrase - viết lại câu, hoặc sử dụng lặp đi lặp lại quá nhiều lần một dạng câu nhất định, dẫn đến việc bài viết trở nên khô khan, lặp cấu trúc gây ra sự nhàm chán đối với người đọc.

Để xử lý vấn đề đó, bạn có thể sử dụng kiểu câu bị động để khiến cho bài viết của bản thân trở nên phong phú và đa dạng hơn.

Ví dụ: Một số mẫu câu bị động

Câu chủ động

Câu bị động

The teacher graded the exams.

(Giáo viên chấm điểm bài kiểm tra.)

The exams were graded by the teacher. (Bài kiểm tra đã được chấm điểm bởi giáo viên.)

The storm destroyed the entire town.

(Cơn bão tàn phá toàn bộ thành phố.)

The entire town was destroyed by the storm.

(Toàn bộ thành phố đã bị tàn phá bởi cơn bão.)

The chef is preparing the meal.

(Đầu bếp đang chuẩn bị bữa ăn.)

The meal is being prepared by the chef. (Bữa ăn đang được chuẩn bị bởi đầu bếp.)

The company hired a new CEO last week. (Công ty thuê một CEO mới vào tuần trước.)

A new CEO was hired by the company last week.

(Một CEO mới đã được thuê bởi công ty vào tuần trước.)

III. Công thức câu bị động trong tiếng Anh

Caâu bị động trong các văn ban đã học năm 2024

Công thức Passive Voice trong tiếng Anh

Cấu trúc câu bị động trong tiếng Anh:

S + to be + V3/ed + (by + O) + (...)

Trong đó:

  • S: đối tượng chịu sự tác động bởi hành động trong câu
  • to be: động từ ‘to be’ trong câu sẽ thay đổi dựa trên thì của câu chủ động
  • V3/ed: luôn luôn giữ nguyên dạng
  • (by + O): dùng để nhắc đến chủ thể thực hiện hành động (‘by’: bởi..)

Lưu ý: (by + O) được đặt trong ngoặc vì trong một số trường hợp ta có thể lược bỏ phần này.

  • (...): thời gian, địa điểm trong câu.

Lưu ý: đây cũng là phần không bắt buộc, sẽ thay đổi tùy theo từng trường hợp khác nhau.

Caâu bị động trong các văn ban đã học năm 2024

Câu chủ động và câu bị động

Câu chủ động

Subject (1)

Verb

Object

Câu bị động

Subject (2)

Verb

(be + V3/ed)

By Object

Ví dụ:

He is cutting down an apple tree in the playground.

S(1) V O

(Anh ấy đang chặt cây táo tại sân chơi)

\=> An apple tree is being cut down in the playground (by him).

S(2) V (be + V3/ed) (by + O)

(Cây táo đang bị chặt tại sân chơi (bởi anh ấy)).

Lưu ý: (by him) có thể được lược bỏ trong câu.

Các ví dụ khác:

  • I bought a carton of milk at the supermarket. (Tôi mua một hộp sữa tại siêu thị)

→ A carton of milk was bought (at the supermarket) (by me). (Một hộp sữa được mua bởi tôi tại siêu thị)

  • Her parents will buy a car for her birthday. (Bố mẹ cô ấy sẽ mua cho cô ấy một chiếc xe nhân dịp sinh nhật)

→ A car will be bought for her birthday (by her parents). (Một chiếc xe sẽ được mua nhân dịp sinh nhật bởi bố mẹ cô ấy)

IV. Cách chuyển câu chủ động sang câu bị động

Hãy cùng STUDY4 tìm hiểu cách chuyển câu bị động nhé!

Caâu bị động trong các văn ban đã học năm 2024

Cách chuyển câu chủ động sang câu bị động

Dưới đây là bảng tổng hợp các thì bị động

Thì (Tense)

Câu chủ động (Active)

Câu bị động (Passive)

Hiện tại đơn

S + V(s/es) + O

S + am/is/are + V3/ed

Hiện tại tiếp diễn

S + am/is/are + V-ing + O

S + am/is/are + being V3/ed

Hiện tại hoàn thành

S + have/has + P2 + O

S + have/has + been + V3/ed

Hiện tại hoàn thành tiếp diễn

S + have/has + been + V-ing + O

S + have/ has been being + V3/ed

Quá khứ đơn

S + V(ed/Ps) + O

S + was/were + V3/ed

Quá khứ tiếp diễn

S + was/were + V-ing + O

S + was/were + being + V3/ed

Quá khứ hoàn thành

S + had + P2 + O

S + had + been + V3/ed

Quá khứ hoàn thành tiếp diễn

S + hadn’t + been + V-ing + O

S + had been being + V3/ed

Tương lai đơn

S + will + V-infi + O

S + will + be + V3/ed

Tương lai tiếp diễn

S + will + have + P2 + O

S + will + have + been + V3/ed

Tương lai hoàn thành

S + am/is/are going to + V-infi + O

S + am/is/are going to + be + V3/ed

Tương lai hoàn thành tiếp diễn

S + will + have + been + V-ing + O

S + will have been being + V3/ed

Động từ khuyết thiếu

S + ĐTKT + V-infi + O

S + ĐTKT + be + V3/ed

Để hiểu rõ hơn về cấu trúc trong từng câu, STUDY4 sẽ lấy ví dụ về một động từ cụ thể để bạn có thể có cái nhìn trực quan hơn về cấu trúc này nhé!

Ví dụ: động từ “send”

Thì (Tense)

Dạng chủ động (Active)

Dạng bị động (Passive)

Dạng nguyên mẫu

send (gửi)

sent

Dạng To + Verb

to send

to be sent

Dạng V-ing

sending

being sent

Dạng V3/ Ved

sent have been sent

Hiện tại đơn

send

am/is/are sent

Hiện tại tiếp diễn

am/is/are sending

am/is/are being sent

Hiện tại hoàn thành

have/ has sent

have/ has been sent

Hiện tại hoàn thành tiếp diễn

have/ has been sending

have/ has been being sent

Quá khứ đơn

sent

was/were sent

Quá khứ tiếp diễn

was/were sending

was/were being sent

Quá khứ hoàn thành

had sent

had been sent

Quá khứ hoàn thành tiếp diễn

had been sending

had been being sent

Tương lai đơn

will send

will be sent

Tương lai tiếp diễn

will be sending

will be being sent

Tương lai hoàn thành

will have sent

will have been sent

Tương lai hoàn thành tiếp diễn

will have been sending

will have been being sent

Các bước chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động

Câu chủ động: Lily bought a lot of gifts for her brother.

→ Lily đã mua rất nhiều quà cho em trai cô ấy.

Phân tích:

  • Đối tượng nhận tác động: a lot of gifts - rất nhiều quà
  • Thì: quá khứ đơn
  • Động từ tác động: bought
  • Chủ thể tác động: Lily

Bước

Câu bị động hình thành qua từng bước

Bước 1: Đưa đối tượng nhận tác động lên đầu câu (Object)

A lot of gifts

Bước 2: Đưa động từ tác động vào sau đối tượng nhận tác động. Chú ý đưa động từ về dạng V3/ Ved (Nếu đã ở dạng V3/Ved rồi thì giữ nguyên)

A lot of gifts bought

Bước 3: Đưa động từ ‘to be’ vào câu. Chú ý chia động từ ‘to be’ theo thì của câu (Ở đây là thì Quá khứ đơn).

Chú ý: để ý đến những dấu hiệu nhận biết thì như động từ trong câu, trạng từ chỉ thời gian,...

A lot of gifts were bought

Bước 4: Thêm cụm ‘by + chủ thể tác động’ vào sau động từ và viết nốt các thành phần còn lại của câu

A lot of gifts were bought by Lily for her brother.

V. Cấu trúc câu bị động của các thì

Caâu bị động trong các văn ban đã học năm 2024

Các thì bị động trong tiếng Anh

1. Câu bị động: Hiện tại đơn

Cấu trúc: S + am/ is/ are (not) + V3/ed + (by + O) + (…)

Trong đó:

  • am: chủ ngữ trong câu là ngôi thứ nhất số ít (I)
  • is: chủ ngữ trong câu là ngôi thứ ba số ít (he, she, it, dog, flower,..)
  • are: các chủ ngữ còn lại (you, we, they, my friends, those trees,..)

Ví dụ:

  • I am loved by my family.

⟶ Tôi được yêu thương bởi gia đình tôi.

  • Students are taught by her.

⟶ Học sinh được dạy bởi cô ấy.

  • Orange is collected by the farmer.

⟶ Cam được thu hoạch bởi người nông dân.

2. Câu bị động: Hiện tại tiếp diễn

Cấu trúc: S + am/ is/ are (not) being + V3/ed + (by + O) + (…)

Trong đó:

  • am: chủ ngữ trong câu là ngôi thứ nhất số ít (I)
  • is: chủ ngữ trong câu là ngôi thứ ba số ít (he, she, it, dog, flower,..)
  • are: các chủ ngữ còn lại (you, we, they, my friends, those trees,..)

Ví dụ:

  • A bag is being sewed by my grandmother.

⟶ Chiếc túi đang được khâu bởi bà tôi.

  • Apples are being cut by the children.

⟶ Táo đang được cắt bởi lũ trẻ.

  • Cars are being repaired by a mechanic.

⟶ Những cái xe đang được sửa bởi người thợ cơ khí.

3. Câu bị động: Hiện tại hoàn thành

Cấu trúc: S + have/ has (not) been + V3/ed + (by + O) + (…)

Trong đó:

  • has: chủ ngữ trong câu là ngôi thứ ba số ít (he, she, it, dog, flower,..)
  • have: các chủ ngữ còn lại (I, you, we, they, my friends, those trees,..)

Ví dụ:

  • Flowers have been sold by her.

⟶ Hoa đã được bán bởi cô ấy.

  • That coin has been kept by James.

⟶ Đồng xu đó đã được giữ bởi James.

4. Câu bị động: Hiện tại hoàn thành tiếp diễn

Cấu trúc: S + have/ has (not) been being + V3/ed + (by + O) + (…)

Trong đó:

  • has: chủ ngữ trong câu là ngôi thứ ba số ít (he, she, it, dog, flower,..)
  • have: các chủ ngữ còn lại (I, you, we, they, my friends, those trees,..)

Ví dụ:

  • The earphone has been being used for almost 2 years.

⟶ Tai nghe đó đã được sử dụng gần 2 năm rồi.

  • The room has been being painted by the workers since yesterday.

→ Phòng đã được sơn bởi những người công nhân kể từ ngày hôm qua.

5. Câu bị động: Quá khứ đơn

Cấu trúc: S + was/ were (not) + V3/ed + (by + O) + (…)

Trong đó:

  • was: chủ ngữ trong câu là ngôi thứ nhất số ít (I) hoặc ngôi thứ ba số ít (he, she, it, dog, flower,..)
  • were: các chủ ngữ còn lại (you, we, they, my friends, those trees,..)

Ví dụ:

  • The book was written by him last year.

→ Cuốn sách đã được viết bởi anh ta vào năm ngoái.

  • The house was built in 1990.

→ Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1990.

  • These movies were directed by Steven Spielberg.

→ Những bộ phim này đã được đạo diễn bởi Steven Spielberg.

6. Câu bị động: Quá khứ tiếp diễn

Cấu trúc: S + was/ were (not) being + V3/ed + (by + O) + (…)

Trong đó:

  • was: chủ ngữ trong câu là ngôi thứ nhất số ít (I) hoặc ngôi thứ ba số ít (he, she, it, dog, flower,..)
  • were: các chủ ngữ còn lại (you, we, they, my friends, those trees,..)

Ví dụ:

  • The house was being painted when it started raining.

→ Ngôi nhà đang được sơn khi trời bắt đầu mưa.

  • The car was being repaired when the owner came to pick it up.

→ Chiếc xe đang được sửa chữa khi chủ xe đến lấy nó.

  • Those poems were being written by her at 10 o'clock last night.

→ Những bài thơ này đang được viết bởi cô ấy lúc 10 giờ tối qua.

7. Câu bị động: Quá khứ hoàn thành

Cấu trúc: S + had (not) been + V3/ed + (by + O) + (…)

Ví dụ:

  • The book had been read by millions of people before it was made into a movie.

→ Cuốn sách đã được đọc bởi hàng triệu người trước khi nó được chuyển thể thành phim.

  • The meal had been cooked by the chef before the guests arrived.

→ Bữa ăn đã được đầu bếp nấu xong trước khi khách đến.

  • The document had been signed by all parties involved before it was submitted to the court.

→ Tài liệu đã được tất cả các bên liên quan ký trước khi nó được nộp đến tòa án.

8. Câu bị động: Quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Cấu trúc: S + had (not) been being + V3/ed + (by + O) + (…)

Ví dụ:

  • The room had been being decorated for two weeks before the party.

→ Phòng đã được trang trí trong suốt hai tuần trước khi tiệc bắt đầu.

  • The report had been being written for three days before it was submitted.

→ Báo cáo đã được viết trong vòng ba ngày trước khi nó được nộp.

  • The movie had been being filmed for six months before it was released.

→ Bộ phim đã được quay trong sáu tháng trước khi được phát hành.

9. Câu bị động: Tương lai đơn

Cấu trúc: S + will (not) be + V3/ed + (by + O) + (…)

Ví dụ:

  • The new building will be completed by the end of next year.

→ Tòa nhà mới sẽ được hoàn thành vào cuối năm tới.

  • The car will be repaired tomorrow.

→ Xe sẽ được sửa chữa vào ngày mai.

  • The concert will be held at the new stadium.

→ Buổi hòa nhạc sẽ được tổ chức tại sân vận động mới.

10. Câu bị động: Tương lai tiếp diễn

Cấu trúc: S + will (not) be being + V3/ed + (by + O) + (…)

Ví dụ:

  • By this time tomorrow, the car will be being repaired by the mechanic.

→ Vào thời điểm này ngày mai, chiếc xe sẽ đang được thợ sửa chữa.

  • The new building will be being constructed when the mayor comes to visit.

→ Tòa nhà mới sẽ đang được xây dựng khi thị trưởng đến thăm.

  • By the end of next year, the new airport will be being built by the government.

→ Vào cuối năm tới, sân bay mới sẽ đang được chính phủ xây dựng.

11. Câu bị động: Tương lai hoàn thành

Cấu trúc: S + will (not) have been + V3/ed + (by + O) + (…)

Ví dụ:

  • By the time she arrives, the cake will have been baked.

→ Trước khi cô ấy đến, bánh sẽ đã được nướng xong.

  • The project will have been completed by the end of next month.

→ Dự án sẽ đã được hoàn thành vào cuối tháng tới.

  • By the time he retires, the company will have been sold to a larger corporation.

→ Trước khi ông ấy nghỉ hưu, công ty sẽ đã được bán cho một tập đoàn lớn hơn.

12. Câu bị động: Tương lai hoàn thành tiếp diễn

Cấu trúc: S + will (not) have been being + V3/ed + (by + O) + (…)

Ví dụ:

  • By the time he comes back from vacation, the new office will have been being constructed for three months.

→ Trước khi anh ấy trở lại từ kỳ nghỉ, văn phòng mới sẽ đã đang được xây dựng trong ba tháng.

  • By the end of the year, the product will have been being developed for two years.

→ Vào cuối năm, sản phẩm sẽ đã được phát triển trong hai năm.

  • The film will have been being shot for six months by the time it is released.

→ Phim sẽ đã được quay trong sáu tháng trước khi được phát hành.

VI. Các trường hợp câu bị động đặc biệt

Caâu bị động trong các văn ban đã học năm 2024

Các trường hợp đặc biệt của câu bị động

Bên cạnh những trường hợp dễ làm, dễ “áp dụng quy tắc là ra” thì vẫn sẽ có đôi lần bạn gặp những trường hợp đặc biệt mà không thể chỉ áp dụng công thức một cách khuôn mẫu. Dưới đây là một số trường hợp đặc biệt mà STUDY4 đã tổng hợp lại.

1. Bị động của câu có hai tân ngữ

Trong một số trường hợp, một số động từ có tận hai tân ngữ (O) đi theo sau. Một số động từ thường gặp có thể kể đến là give (đưa), send (gửi), lend (cho mượn), buy (mua), make (làm), get (lấy), show (cho thấy),...

  • give:

He gave me a book.

→ Anh ấy đưa tôi quyển sách.

hoặc

He gave a book to me.

→ Anh ấy đưa quyển sách cho tôi.

Trong cả hai câu này, hai tân ngữ (O) bao gồm người được nhận đồ vật đó và đồ vật đó được đưa cho người nhận.

  • send:

Billy sends me letters every week.

→ Billy gửi tôi thư hàng tuần.

hoặc

Billy sends letters to me every week.

→ Billy gửi thư cho tôi hàng tuần.

Trong cả hai câu này, hai tân ngữ (O) bao gồm người được nhận đồ vật đó và đồ vật đó được đưa cho người nhận.

  • buy:

She bought cupcakes for my brother yesterday.

→ Cô ấy mua bánh cupcake cho em trai tôi vào hôm qua.

hoặc

She bought my brother cupcakes yesterday.

→ Cô ấy mua cho em trai tôi bánh cupcake vào hôm qua.

Trong cả hai câu này, hai tân ngữ (O) bao gồm người được nhận đồ vật đó và đồ vật đó được đưa cho người nhận.

Trong trường hợp này, mỗi cấu trúc chủ động sẽ đi kèm với từng câu trúc bị động khác nhau.

1.1. Người nhận đứng trước vật

Chủ động

Bị động

S + V + người nhận + vật

Ví dụ:

He gives me flowers on my birthday.

→ Anh ấy tặng tôi hoa vào sinh nhật.

Người nhận + be + V3/ed + vật + (by + O)

Ví dụ:

I am given flowers (by him) on my birthday.

→ Tôi được nhận hoa (bởi anh ấy) vào sinh nhật.

1.2. Người nhận sau trước vật

Chủ động

Bị động

S + V + vật + to/for… + người nhận

Ví dụ:

He gives flowers to me on my birthday.

→ Anh ấy tặng hoa cho tôi vào sinh nhật.

Vật + be + V3/ed + to/for … + người nhận + (by + O)

Ví dụ:

Flowers are given to me (by him) on my birthday.

→ Hoa được tặng cho tôi (bởi anh ấy) vào sinh nhật.

2. Bị động của các động từ tường thuật

Đối với các câu chủ động có sử dụng các động từ tường thuật: assume (cho rằng), believe (tin rằng), claim (khẳng định), consider (xem xét), expect (hy vọng), feel (cảm thấy), find (tìm thấy), know (biết), report (báo cáo), say (nói rằng),...

Ví dụ:

(1): People say that the Browns are very funny.

→ Mọi người nói rằng gia đình Brown rất hài hước.

(2): They believed that the Hikkins had moved out many years ago.

→ Họ tin rằng gia đình nhà Hikkin đã chuyển đi nhiều năm về trước.

⇒ Bạn có thể nhận thấy rằng trong hai ví dụ trên, ví dụ (1) sẽ có hai động từ (trước ‘that’ và sau ‘that’) đều sử dụng cùng một thì (hiện tại đơn).

Trong khi đó, hai động từ (trước ‘that’ và sau ‘that’) trong ví dụ (2) lại sử dụng hai thì khác nhau (quá khứ đơn và quá khứ hoàn thành).

⇒ Điều này sẽ dẫn đến hai trường hợp khác nhau khi chuyển các câu trên từ chủ động sang bị động

2.1. Cách 1:

2.1.1. Trường hợp 1: Hai động từ chia cùng thì

Trong trường hợp này, động từ trước ‘that’ và động từ sau ‘that’ sử dụng cùng thì:

  • Hiện tại đơn - Hiện tại đơn
  • Quá khứ đơn - Quá khứ đơn

Chủ động

S1 + V1 + that + S2 + V2 +....

Bị động

S2 + be (theo V1 trong câu chủ động) + V1 (dạng V3/ed) + to + V (nguyên mẫu) + …

Ví dụ:

Chủ động: They think that Jane is beautiful.

→ Họ nghĩ rằng Jane rất xinh đẹp.

Bị động: Jane is said to be beautiful.

→ Jane được tả rằng rất xinh đẹp.

2.1.2. Trường hợp 2: Hai động từ chia khác thì

  • Hiện tại đơn - Quá khứ đơn
  • Quá khứ đơn - Quá khứ hoàn thành

Chủ động

S1 + V1 + that + S2 + V2 +....

Bị động

S2 + be (theo V1 trong câu chủ động) + V1 (dạng V3/ed) + to + have + V3/ed +...

Ví dụ:

Chủ động: They said that local authorities had took control over the land.

→ Họ nói rằng các chính quyền địa phương đã nắm quyền kiểm soát toàn vùng đất.

Bị động: Local authorities were believed to have taken control over the land.

→ Các chính quyền địa phương được tin rằng đã nắm quyền kiểm soát toàn vùng đất.

2.2. Cách 2: Sử dụng chung trong cả hai trường hợp

Chủ động

S1 + V1 + that + S2 + V2 +....

Bị động

It + be (theo V1 trong câu chủ động) + that + lặp lại phần câu chủ động.

Ví dụ:

Chủ động: They assumed that the King had escaped in the night.

→ Họ cho rằng nhà vua đã trốn thoát trong đêm.

Bị động: It was believed that the King escaped in the night.

→ Có ý kiến cho rằng nhà vua đã trốn thoát trong đêm.

3. Bị động của câu nhờ vả

Đối với các kiểu câu nhờ vả (kiểu câu xuất hiện động từ have, get, make), khi đổi sang câu bị động sẽ có các cấu trúc như sau:

  • have someone + V nguyên thể something → have something + V3/ed + (by someone)

Ví dụ: I have a mechanic repair my car.

→ I have a car repaired by a mechanic.

(Tôi nhờ một người thợ sửa ô tô cho tôi.)

  • make someone + V nguyên thể something → (something) + be made + to V + (by someone)

Ví dụ: I make Suzy take a cup of coffee.

→ A cup of coffee is made to take by Suzy.

(Tôi nhờ Suzy lấy hộ một tách cà phê.)

  • get someone + to V + something → get + something + V3/ed + (by someone)

Ví dụ: My mother gets Lily to clean the house for her.

→ My mother gets the house cleaned by Lily.

(Mẹ tôi nhờ Lily dọn nhà.)

4. Bị động của câu hỏi Yes/ No

  • Do/Does + S + V nguyên thể + O …? → Am/ is/ are + S + V3/ed + (by O)?

Ví dụ: Do you take off your shoes?

→ Are your shoes taken off (by you)?

(Bạn đã cởi giày ra chưa?)

  • Did + S + V nguyên thể + O …? → Was/ were + S + V3/ed + (by O)?

Ví dụ: Did Sally do the laundry?

→ Was the laundry done by Sally?

(Sally đã giặt đồ đúng không?)

  • Modal verbs + S + V nguyên thể + O …? → Modal verbs + S + be + V3/ed + (by O)?

Ví dụ: Can you close the window?

→ Can the window be closed (by you)?

(Bạn đóng cửa sổ được không?)

  • Have/has/had + S + V3/ed + O …? → Have/has/had + S + been + V3/ed + (by O)?

Ví dụ: Had you bought that machine?

→ Had the machine been bought (by you)?

(Bạn mua cái máy đó đúng không?)

5. Bị động của các động từ chỉ giác quan

Đôi lúc, bạn sẽ phải chuyển câu chủ động bao gồm các động từ chỉ giác quan bao gồm: hear (nghe), see (nhìn), watch (xem), look (nhìn), notice (nhận thấy), …. sang câu bị động.

Tuy nhiên, có hai trường hợp sẽ xảy ra lúc này.

5.1. Trường hợp ai đó chỉ được chứng kiến hay nghe,… được một phần hành động của người khác

Chủ động

Bị động

S + V + O + V-ing +...

Ví dụ:

He noticed John dancing.

→ Anh ấy thấy John đang nhảy. (chỉ thấy được một phần)

S (O trong câu chủ động) + be + V3/ed + V-ing + (by + O (S câu chủ động))

Ví dụ:

John was noticed dancing by him.

→ John đang nhảy thì bị anh ấy nhận thấy.

5.2. Trường hợp ai đó chỉ được chứng kiến hay nghe,… được toàn bộ hành động của người khác

Chủ động

Bị động

S + V1 + O + V2 (nguyên thể) +...

Ví dụ:

He noticed John dance.

→ Anh ấy thấy John đang nhảy. (nhận thấy từ đầu tới cuối)

S (O trong câu chủ động) + be + V3/ed + to V + (by + O (S câu chủ động))

Ví dụ:

John was noticed to dance by him.

→ John đang nhảy thì bị anh ấy nhận thấy. (từ đầu tới cuối)

6. Bị động của câu mệnh lệnh

Câu mệnh lệnh (Imperative Clauses) là kiểu câu dùng để đưa ra mệnh lệnh, sai khiến hoặc yêu cầu ai làm hoặc không làm điều gì đó.

Lưu ý: thông thường, câu mệnh lệnh không có chủ ngữ.

6.1. Bị động của thể khẳng định

Chủ động

V + O + ….

Bị động

Let + O + be + V3/ed

Ví dụ: Comb your hair.

→ Let your hair be combed.

(Chải tóc của bạn đi.)

6.2. Bị động của thể phủ định

Chủ động

Do not + V + O + …

Bị động

Let + O + not + be + V3/ed

Ví dụ: Do not water that tree.

→ Let that tree not be watered.

(Đừng tưới cái cây đó.)

7. Câu có tính chất bị động: Need + V-ing

Nếu bạn muốn diễn tả một đối tượng nào đó (người hoặc vật) cần được tác động bởi một hành động cụ thể nào đó, ta có thể sử dụng cấu trúc sau:

S + need (chia thì) + V-ing

Ví dụ:

  • These cars need washing.

→ Những chiếc xe này cần được rửa sạch.

  • Last year, this backyard’s fence needed replacing .

→ Vào năm ngoái, hàng rào của sân sau này cần được thay thế.

VII. Các lưu ý đối với câu bị động

1. Lưu ý về đại từ (tân ngữ chuyển sang chủ ngữ)

Khi chủ thể tác động là một trong các đại từ: they, everyone, someone, somebody,.. - chỉ các đối tượng không cụ thể, chung chung

→ Ta không thêm tổ hợp “by + chủ thể tác động” vào sau động từ.

Trường hợp chủ thể thực hiện hành động nằm trong các đại từ chủ ngữ sau đây: I, you, we, they, he, she, it

→ Khi chuyển sang dạng “by + chủ thể tác động”, cần biến đổi chúng sang dạng đại từ chủ ngữ: me, you, us, them, him, her, it

Ví dụ: I walked a dog to the park. (Tôi dắt chó đi dạo)

→ A dog was walked by I to the park ⇒ SAI

→ A dog was walked by me to the park ⇒ ĐÚNG

2. Một số lưu ý khi chuyển câu chủ động sang câu bị động

  • Nếu động từ trong câu là nội động từ (Động từ không cần kèm theo tân ngữ) → Không chuyển sang thể bị động.

Ví dụ: The baby cries. (Em bé khóc)

  • Nếu chủ ngữ trong câu chịu trách nhiệm chính cho hành động trong câu thì câu đó cũng không thể chuyển sang dạng bị động.

Ví dụ: She speaks English well. (Cô ấy nói tiếng Anh tốt.)

⇒ Không thể chuyển thành: English is spoken well by her.

He wrote the novel. (Anh ta đã viết tiểu thuyết.)

⇒ Không thể chuyển thành: The novel was written by him.

  • Nếu người gây ra hành động trực tiếp thì ta dùng “by”, còn nếu vật gây ra hành động thì ta dùng “with”

Ví dụ: The cake is baked with the oven. (Bánh được nướng trong lò.)

The cake is baked by the baker. (Bánh được nướng bởi người thợ làm bánh.)

  • Trường hợp: to be/ to get + P2 không mang nghĩa bị động mà mang các nghĩa sau:
    • Chỉ trạng thái, tình huống mà chủ ngữ đang gặp phải: I got lost in the forest. (Tôi đi lạc trong rừng.)
    • Chỉ việc chủ ngữ tự hoàn thành: I get dressed after finishing breakfast. (Tôi thay đồ sau khi ăn xong bữa sáng.)
  • Phân từ hai sẽ giữ nguyên trong mọi trường hợp, khi chuyển đổi sang câu bị động sẽ chỉ tập trung vào động từ “to be”
    • to be made of: được làm bằng gì đó (chất liệu làm nên vật)

Ví dụ: The can is made of metal. (Cái hộp này được làm từ kim loại)

  • to be made from: được làm ra từ vật gì đó (nguyên liệu vật làm ra vật bị biến đổi khỏi trạng thái ban đầu → tạo ra hình thái mới)

Ví dụ: The bread is made from flour. (Bánh mì được làm từ bột bánh mì)

3. Thứ tự của các thành phần phụ trong câu: “by + O”, thời gian, địa điểm

Trong câu bị động, ngoài các thành phần chính trong câu như chủ ngữ (S), động từ (V) hay tân ngữ (O), các thành phần phụ khác sẽ nằm ở phần cuối của câu, được sắp xếp với thứ tự như sau:

Địa điểm → “by + O” → thời gian

Lưu ý: thứ tự trên sẽ không thay đổi nếu thiếu một trong các thành phần đó.

Ví dụ:

  • Newspaper is delivered in front of our house (địa điểm) by a mailman (by + O) every morning (thời gian).

→ Báo được giao trước cửa nhà chúng tôi bởi một người đưa thư mỗi sáng.

  • Newspaper is delivered in front of our house (địa điểm) by a mailman (by + O).

→ Báo được giao trước cửa nhà chúng tôi bởi một người đưa thư.

  • Newspaper is delivered in front of our house (địa điểm) every morning (thời gian).

→ Báo được giao trước cửa nhà chúng tôi mỗi sáng.

4. Khi nào sử dụng “with…” và “by...” trong câu bị động?

Đối với nhiều người bắt đầu học tiếng Anh hay thậm chí đã bắt đầu học từ rất lâu rồi, việc thường xuyên có xu hướng dịch “word-by-word” từ tiếng Việt sang tiếng Anh là điều không thể tránh khỏi.

“By…” có nghĩa là bằng, tuy nhiên nó sẽ chỉ được sử dụng nếu đi kèm với nó là người thực hiện hành động.

Còn đối với trường hợp đối tượng nhận tác động từ một vật dụng nào đó, ta sẽ sử dụng giới từ “with”.

Ví dụ:

The glass is covered by a scarf. → SAI

The glass is covered with a scarf. → ĐÚNG

(Tấm kính được che phủ bởi chiếc khăn)

Nếu bạn mới làm quen với tiếng Anh, tham khảo ngay Khóa Học [Practical English] Ngữ pháp tiếng Anh từ A-Z đảm bảo giúp bạn

  • Nằm lòng gần 100 chủ điểm ngữ pháp sắp xếp từ cơ bản đến nâng cao!
  • Hơn 10.000 câu hỏi luyện tập dưới dạng các trò chơi lý thú đảm bảo việc học hiệu quả và không nhàm chán!

Bạn sẽ đạt được gì sau khoá học?

1️⃣ Nắm chắc toàn bộ các chủ điểm ngữ pháp cơ bản tiếng Anh!

2️⃣ Đọc hiểu đúng các tài liệu, thông tin, sách, truyện bằng tiếng Anh!

3️⃣ Nói đúng ngữ pháp giúp giao tiếp tự tin hơn, hiệu quả hơn!

4️⃣ Vượt qua các kì thi tiếng Anh với điểm số cao hơn!

5️⃣ Có nhiều cơ hội hơn trong công việc và cuộc sống!

Caâu bị động trong các văn ban đã học năm 2024

Lời kết

Trên đây là bài viết tổng hợp về tất cả kiến thức xoay quanh câu bị động như công thức câu bị động, cách chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động, câu bị động của các thì và cả những trường hợp câu bị động đặc biệt.

Sau khi đọc xong bài viết trên, STUDY4 hy vọng rằng bạn sẽ có một cái nhìn tổng quát nhất, nắm rõ các cấu trúc của câu bị động trong từng thì để tự tin sử dụng dạng cấu trúc ngữ pháp này khi áp dụng ngôn ngữ vào học tập, đời sống hoặc trong giao tiếp. Sử dụng câu bị động trong phần thi IELTS Writing cũng là một cách paraphrase dễ dàng và phổ biến, nhanh chóng giúp bạn đạt được điểm cao trong phần thi này đó.

Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi gì về bài viết, hãy bình luận xuống bên dưới để STUDY4 giải đáp cho bạn nhé!