Các bước thực hiện của phương pháp “brain-storming”

‘Sáng tạo’là tính từ phổ biến nhất trong thế giới thiết kế. Mọi người đều muốn trở thành một cá nhân sáng tạo, tìm kiếm giải pháp sáng tạo, hoặc khám phá ra một cuốn sách sáng tạo. Có nhiều từ đồng nghĩa với từ ‘sáng tạo’ từ:khéo léo,thông minh,phong phú,sáng tạo,năng khiếu,cảm hứng,phát minh,độc đáo,kích thích.

Nhưng từ này thực sự có ý nghĩa gì? Và làm thế nào chúng ta có thểkích hoạt tính sáng tạo riêng của chúng ta.

Từcreatio – sáng tạotheo tiếng Latin về cơ bản chỉ gắn với những hành động của chúa. Chỉ sau đó, trong thời đại La Mã – khi con ngươi lần đầu tiên nhận ra khả năng riêng của họ là có thể sáng tạo ra một cái gì đó mới từ một cái đã tồn tại – từ đó, từ sáng tạo được sử dụng để miêu tả thành tích của conngười.

Các bước thực hiện của phương pháp “brain-storming”

Sáng tạo là một quá trình mang tính tinh thần và xã hội, nó liên quan đến việc khám phá về các ý tưởng hoặc khái niệm mới. Có khả năng tạo ra hoặc nếu không thì mang một cái gì đó mới mẻ vào những cái đã tồn tại, và có giá trị – như là một giải pháp mới để giải quyết một vấn đề, một phương pháp hay một thiết bị mới, hoặc một vật thể, một hình dáng hay một ý tưởng nghệ thuật mới.

Dù bằng cách nào, kết quả cuối cùng của tư tưởng sáng tạo đều phải độc đáo và thiếtthực.

Một số đặc điểm tính cách đã được chứng minh là có liên quan đến năng suất sáng tạo. Một mức độ cao của sự tự tin là một nhu cầu cơ bản đối với một cá nhân có mục đích tạo ra một cái gì đó mới, một suy nghĩ độc đáo và trí tò mò cũng vậy.

Để thực hành khả năng sáng tạo, người ta phải có quyền tự chủ về lĩnh vực cụ thể của họ, tự chủ để khám phá và linh hoạt để vượt ra khỏi những quy tắc thông thường.

Tuy nhiên, việc có những tính cách phù hợp và thậm chí là có những điều kiện làm việc gây cảm hứng nhất cũng không chắc sẽ mang lại một kết quả có tính sáng tạo.

Các kỹ thuật sáng tạo là một quá trình xuyên suốt hoặc là những phương pháp đã được sử dụng để tạo ra những ý nghĩ phân kỳ — một hình thức tư duy, trong đó có nhằm mục đích sản xuất ra rất nhiều các ý tưởng khác nhau trong một khoảng thời gian ngắn.

Các kỹ thuật sáng tạo đã được sử dụng để tạo ra sự sáng tạo từ bộ não và đặt nó vào trong một giải pháp thực tế. Chúng ta hãy hình dung chúng như là “các kỹ thuật có khả năng sảnxuất”.

3 kỹ thuật nổi tiếng để nhen nhóm sự sángtạo:

Brain storming

(Phương pháp vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết một vấn đề phứctạp)

Thuật ngữ này do Alex Osborn phát minh và sử dụng lần đầu tiên trong cuốn sách của ông có tên “sự tưởng tượng được ứng dụng”–Brain storm ing hoạt động tốt nhất theo một nhóm nhỏ, nhưng cũng có thể thực hiện theo cánhân.

Brain storming là một quá trình bắt đầu từ một vấn đề rõ ràng đã được công nhận bởi tất cả những người tham gia. Một người trong nhóm được chọn để viết lại tất cả các ý tưởng được đề xuất nhằm làm cho tất cả mọi người cùng nhìnthấy.

Brain storming đề xuất giải pháp cho vấn đề, bắt đầu từ những câu trả lời rất rõ ràng, và thường sẽ đi đến cựcđiểm.

Việc chỉ trích các giải pháp đã đề xuất là không được phép. Mỗi ý tưởng đều được chấp nhận và phải được ghilại.

Những người tham gia được phép xây dựng và phát triển từ các ý tưởng của ngườikhác.

Các bước thực hiện của phương pháp “brain-storming”

Jean-Michel Basquiat, một nghệ sĩ người Mỹ và một họa sĩ đầu tiên của Châu Phi trở thành một ngôi sao nghệ thuật quốc tế, đã mô tả cuôc đấu tranh gìn giữ bản sắc riêng bằng cách sử dụng các biểu tượng khác nhau từ Haitian, Puerto Rican và những nền văn hóa của người Mỹ gốc Phy theo cách brain storming.

Bắt đầu từ các yếu tố — màu sắc – hình dạng đơn giản – sau đó, bổ sung những biểu tượng phát triển hơn với các từ và các đường nét kết nối chúng lại vớinhau.

Lateral ThinkingLối suy nghĩ mộtchiều

Lối suy nghĩ một chiềulà một kỹ thuật sáng tạo khuyến khích việc lập luận không cần rõ ràng ngay lập tức và các ý tưởng không thể đạt được bằng cách chỉ sử dụng tưng bước tường bước theo kiểu truyền thống. Nó là về việctìm ra một giải pháp cho các vấn đề thông qua một quá trình tiếp cận gián tiếp.

Các bước thực hiện của phương pháp “brain-storming”

Edward de Bono, là người đặt ra thuật ngữ Lối tư duy một chiều (đã được ghi nhận trong cuốn từ điển tiếng Anh Oxford) được xem như là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư duy sáng tạo, đổi mới và trực tiếp dạy về tư duy như một kỹ năng. Edward de Bono cho rằng điều quan trọng để phá vỡ những mô hình thông thường phải được thông qua bộ não.

Trong các ghi chép, định nghĩa về Lối tư duy một chiều, De Bono nói: “Lối tư duy một chiều được sử dụng để thay đổi các quan niêm và nhận thức thay vì cố gắng một cách cứng nhắc với các khái niệm và nhận thức tương tự”.

Để chứng minh hình thức tư duy này, hãy xem một vấn đề đơn giản như mở một cánh cửa sổ. Bây giờ, hãy đưa ra một số giải pháp mới, ngoại trừ núm cửa. Điều này buộc bạn phải nghĩ về các giải pháp sáng tạo gần hoặc phía đối diện của một cái núm cửa. Nó khuyến khích bạn vượt ra ngoài những suy nghĩ thông thường.

Albert Einstein, tên của ông đồng nghĩa với thiên tài độc đáo và sáng tạo, đã từng nói: ““Vấn đề của ngày hôm nay sẽ không giải quyết bằng những tư duy tương tự đã sản sinh ra các vấn đề từ thời điểm ban đầu”.

Rõ ràng, Einstein đã sử dụng Lối tư duy một chiều để quan sát xung quanh những mô hình hiện tại. Ông đã sử dụng Lối tư duy một chiều để giải thích thế giới vật lý với chúngta.

Problem ReversalĐảo ngượcvấn đề

Trong cuốn sách của mình“Thật là một ý tưởng tuyệt vời”, Charles Thomp son cho rằng cách duy nhất để thực sự hiểu thế giới này là học hỏi từ những tích cực cũng như từ những tiêu cực. Ying-Yang, Summer-Winter, Day-Nigh thực sự là những ví dụ để minh chứng cho điềunày.

Phương pháp đảo ngược vấn đề được dựa trên việcnêu rõ các vấn đề được đảo ngược. Thay đổi một tuyên bố tích cực thành một tuyên bố tiêu cực. Tiếp theo, hãy thử xác định những điều không phù hợp là gì, thay đổi phương hướng, vị trí của quan điểm.

Điều này sẽ mang lại cho bạn một cơ hội quan sát các vấn đề từ các quan điểm hoàn toàn khác nhau, trong đó có thể có một quan điểm dẫn đến các giải pháp hoàn toàn mới và bấtngờ.

Rene Magritte, một nghệ sĩ theo chủ nghĩ siêu thực nổi tiếng người Bỉ đã vẽ bức tranh hiển thị một cái tẩu thuốc này.

Các bước thực hiện của phương pháp “brain-storming”

Bên dưới bức tranh, Magritte đã viết – “Cái này không phải là một cái tẩu”. Bằng cách giải thích rõ ràng đây không phải là một cái tẩu, Magritte đã làm cho những người quan sát đặt ra các câu hỏi: nếu không phải là cái tẩu thuốc, nó thực sự là cáigì?

Đương nhiên, câu trả lời là: đó làmột bức tranh. Magritte đã sử dụng kỹ thuật đảo ngược vấn đề để nhấn mạnh chủ thể thực trong tác phẩm của ông: một bức tranh, nói đúng hơn đó là những gì bức vẽ đã miêutả.

Kết luận

Sir Ken Robin son, một nhà tư tưởng thế kỷ 20 trong sự phát triển của sự đổi mới và nguồn nhân lực, tuyên bố rằng theo thời gian những đứa trẻ trở thành người lớn, hầu hết trong số đó đã đánh mất năng lực sáng tạo của họ; họ trở nên lo sợ rằng họ đã sai – họ đã đượcgiáo dục về sự sáng tạo.

Tại sao điều này lại xảy ra? Nhược điểm có trở thành sáng tạokhông?

Việc khuyến khích khả năng sáng tạo có nghĩa là khuyến khích vượt ra khỏi những quy tắc và các giá trị thông thường đang tồn tại của xã hội. Mục đích chủ yếu của khả năng sáng tạo là đặt ra những câu hỏi về các phương pháp cũ và tìm kiếm những phương pháp mới và tốt hơn, và chắc chắn những phương pháp không phải lúc nào cũng phù hợp với thế giới mà chúng ta đang sống.Sự tương quanvàkhả năng sáng tạoluôn đi theo những hướng riêngbiệt.

Những người đang làm việc trong ngành công nghiệp sáng tạo biết rất rõ như thế nào là một cuộc chiến đấu lớn. Tuy nhiên, đừng để nó đáng bại bạn, hãy giữ sức mạnh và giữ những đòi hỏi về sự tự do của bạn. Hãy sắp xếp môi trường của bạn để chúng khuyến khích những ý nghĩ tự do.

Hãy mở rộng tư duy của bạn và đón nhận thật nhiều các dữ liệu nhập. Áp dụng “các kỹ thuật có khả năng sản xuất” và hãy để cho tất cả những tư duy của bạn bộcphát.

Sự sáng tạo đang chờ đợi bạn đánh thức! Hãy tận hướngnó.

vnwordpress dịch từ SixreVisions

Hồi xưa khi mới nghe tới BrainStorming thì cũng hiểu ích lợi của nó là gì nhưng giờ đọc quyển Think Grow Rich thì mới thấm cái BrainStorming.

Brain Storming dịch nghĩa đen ra tiếng việt là “cơn bão của não”, đại loại là bình thường thì não hoạt động chỉ như gió thoảng, để có thể giải quyết những vấn đề phức tạp thì phải cho nó hoạt động ở mức hiệu suất cao hơn. Một số khóa đào tạo kỹ năng ở Việt Nam thì gọi là “não công”, kiểu như là một kiểu luyện công vậy.

Chúng ta ít nhất trong đời đã từng ở trạng thái Não hoạt động rất phấn chấn, sáng suốt; lúc đó chúng ta không ngại bất cứ khó khăn cản trở nào, có thể xông vào làm bất cứ việc gì. Trạng thái đó hình thành khi một ai đó khen ngợi bạn, khi bạn vừa hoàn thành xuất sắc một công việc lớn, khi vừa uống rượu, khi đang lên cơn phê của thuốc phiện, thậm chí khi bạn mới yêu….. Trạng thái bị kích thích đó chính là bạn sắp đạt tới giới hạn của vùng trí tuệ giác quan thứ sáu.

Bây giờ, hãy thử nghĩ khi một người đạt tới trạng thái phấn khích thì giải quyết được một việc cỡ “x”; thì một nhóm người cùng ở trạng thái não phấn khích thì sẽ mạnh mẽ như thế nào. Mỗi bộ não giống như một viên pin, khi nhiều viên pin cùng kết hợp lại thì sẽ cho ra một hiệu điện thế lớn hoặc một cường độ dòng điện lớn, mang lại một công suất lớn hơn.
Bản chất thì ý tưởng sáng tạo vụt qua đầu bạn chỉ bắt nguồn từ những nguồn sau đây:

1. Khi bạn tiếp xúc được vùng giác quan thứ sáu. 2. Từ tiềm thức của bạn 3. Từ tâm trí của một người khác

4. Từ tiềm thức của một người khác.

Như vậy, nguồn gốc các ý tưởng bạn đưa ra không phải chỉ có từ trong não bạn mà còn từ não người khác. Khả năng giao tiếp giữa các bộ não là hoàn toàn có thực, được biết đến như là một dạng thần giao cách cảm. Đấy là cách mà các bộ não kết nối với nhau để trở thành một bộ não trong một nhóm đang BrainStorming.
Việc đạt tới giác quan thứ sáu là rất khó nhưng một nhóm người cũng hỗ trợ nhau để gần đạt tới trạng thái đó chính là cách mà Brain Storming sử dụng. Khi các bộ não cùng làm việc với nhau nó sẽ giúp nhau tăng dần trạng thái bị kích thích của mỗi bộ não. Ý tưởng bạn nghĩ ra có thể xuất phát từ lời nói hoặc từ bộ não của người trong nhóm. Hãy thử nghĩ trong quá khứ, có phải là rất nhiều lần ý tưởng bạn nghĩ ra ngay trong khi hoặc sau khi một người nào đó phát biểu ý kiến của họ.

Điều kiện để một nhóm người có thể BrainStorming:

ĐK 1: Nhóm người này phải bình đẳng, không phân thứ bậc về tư tưởng, mọi người cảm thấy thoải mái khi làm việc với nhau và đang ở trạng thái vui vẻ.

ĐK 2: Trong quá trình BrainStorming thì tất cả phải tập trung hướng về mục tiêu không bàn ngược hoặc đi chệch mục tiêu của buổi Brain Storming đó.

ĐK 3: Không được có sự chỉ trích, phê bình các ý kiến. Một trong 6 nỗi sợ hãi chính của con người chính là Sợ bị chỉ trích, khi một ai đó bị chỉ trích thì người đó sẽ rất dễ rơi vào trạng thái tiêu cực. Khi bị rơi vào trạng thái đó thì đương nhiên là anh ta sẽ không thể có ý tưởng gì mới mẻ, và nếu có thì anh cũng không dám nói ra trước cuộc họp. Như vậy mọi ý kiến trong cuộc họp BranStorming đều phải được coi trọng

Trong quá trình Brain Storming sẽ có rất nhiều ý kiến buồn cười, phóng đại; ý kiến đó bản thân nó có thể không có giá trị nhưng có thể nó lại là một yếu tố kích thích để nảy sinh ra một ý kiến khác và có thể ý kiến này là rất quan trọng.
Nhóm người Brainstorming có thể họp với nhau qua mạng, qua điện thoại nhưng nói chung là nên ngồi với nhau, khi gần nhau họ có thể cảm giác được xúc cảm của nhau, có thể kết nối với nhau dễ dàng hơn.  Nhóm người này càng BrainStorming với nhau nhiều thì càng về sau các ý tưởng sẽ càng dễ xuất hiên hơn, giống như là bộ não của họ đã hiểu nhau để kết nối với nhau dễ dàng hơn.

Sai lầm chúng ta hay mắc phải nhất là chúng ta ở trạng thái căng thẳng và cố gắng nặn ra một ý tưởng sáng tạo. Trong một cuộc họp có bầu không khí u ám thì chắc chắn chẳng có ý tưởng gì mới trong đó ngoài những ý tưởng cũ.

BrainStorming không nhất thiết phải là một nhóm người mới làm được, mà chỉ cần một người nhưng tất nhiên hiệu quả sẽ thấp hơn so với càng nhiều người càng tốt. Để một người BrainStorming đòi hỏi anh ta cũng phải ở trạng thái phân khởi, quên hết mọi lo lắng và các vấn đề khác, chỉ tập trung vào vấn đề anh ta cần giải quyết. Sử dụng bút mầu và giấy, người đó đưa ra mọi ý tưởng xuất hiện trong đầu về vấn đề anh ta gặp phải, không quan trọng về chất lượng ý tưởng, chỉ cần càng nhiều càng tốt. Não của anh ta sẽ dần dần tăng dần nhịp hoạt động thông qua mỗi ý tưởng ghi ra, đến một lúc nào đó khi não bị kích thích tới gần mức của Giác quan thứ sáu thì sẽ xuất hiện những ý tưởng sáng tạo thực sự.

Kết lại, bất cứ một cái gì ta cũng phải có sự luyện tập, đầu tiên hãy tin về BrainStorming, hãy tin là ý tưởng chỉ xuất phát khi não ở trạng thái thư giãn chứ không phải ở trạng thái căng thẳng. Sau khi có niềm tin hãy luyện tập hàng ngày, đến một lúc nào đó ta có thể đạt tới trạng thái Giác quan thứ sau ngay cả với tư duy ở mức bình thường.

Sử dụng Mindjet Mindmanager để Brainstorming

B1: lựa chọn “brainstorm” trong menu Advance

Các bước thực hiện của phương pháp “brain-storming”

Hoặc bạn cũng có thể chọn “branstorm” khi chuột trái vào biểu tượng menu task panes;

Các bước thực hiện của phương pháp “brain-storming”

B2: Chương trình sẽ hiển thị ra các bước brainstorming như hình dưới:

Các bước thực hiện của phương pháp “brain-storming”

Có 3 giai đoạn bạn phải làm: 

Bước 1: Define Challangés: định nghĩa rõ vấn đề cần phải vượt qua là gì. Điều này giúp cho những người trong nhóm brainstorming không bị lạc đề, hiểu rõ mình cần phải giải quyết cái gì.

Bước 2: Generates Ideas: mọi người đưa ra ý tưởng. Chương trình sẽ có đồng hồ đếm ngược để bạn set sẽ dành bao nhiêu thời gian cho công đoạn này.

Bước 3: Categories & fine: nhóm các idea thành các nhóm, lọc bỏ các ý không đạt yêu cầu.