Các câu hỏi phỏng vấn du học Mỹ

Để có thể đến Mỹ học tập, du học sinh Việt Nam phải trải qua nhiều quá trình gian nan, một trong những cửa ải khó khăn nhất chính là buổi phỏng vấn tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Dưới đây là một số gợi ý trả lời phỏng vấn du học Mỹ, danh sách những câu hỏi thường thấy khi phỏng vấn xin visa. Bạn cần nắm bắt được những điều này để biến ước mơ du học Mỹ thành sự thật.

8 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn visa du học Mỹ

Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn xin visa du học Mỹ thường gặp. Bạn hãy thử trả lời những câu hỏi này để thấy được khả năng của mình đang ở mức độ bao nhiêu:

1. Why do you choose this school? [Tại sao bạn chọn trường này?] Bạn phải biết rõ ngôi trường mà bạn sẽ học, do đó cần có sự tìm hiểu thấu đáo về ngôi trường đó như: điểm mạnh của trường, ngành nghề thế mạnh của trường, môi trường học tập, các học bỗng [nếu có],… Mục đích là để viên chức Lãnh sự có cảm giác bạn chọn trường này là thực sự chính đáng và phù hợp với khả năng của bạn chứ không phải ai đó chọn giúp bạn.

2. Do you want to have a part-time job while studying in the US? [Bạn có làm thêm trong thời gian học ở Mỹ?] Với câu hỏi này, viên chức Lãnh sự muốn kiểm tra mức độ nghiêm túc cho việc học tập của bạn thế nào. Do vậy, cần phải khẳng định mạnh mẽ bạn sẽ không kiếm việc làm thêm bên ngoài, nhiệm vụ chính của bạn trong giai đoạn này là học tập. Bên cạnh đó, nếu có thể bạn sẽ làm những công việc trong trường [hợp pháp và được khuyến khích] với mục đích để trau dồi kiến thức, kết bạn với mọi người và tích lũy kinh nghiệm làm việc.

3. Why do you choose US to study? [Tại sao bạn chọn học tại Mỹ?] Câu hỏi này là một gợi ý rất hay dành cho bạn, những ai có dự định du học Mỹ thì nên lưu tâm với câu hỏi này. Bạn phải nói được lý do thực sự chính đáng để học như: Mỹ có nền giáo dục tốt và chất lượng đào tạo ngành bạn học là thế mạnh, có môi trường học tập quốc tế, được tiếp xúc nhiều thành phần khác nhau từ khắp nơi trên thế giới, Thường sau câu này, bạn sẽ được hỏi thêm:“Why don’t you choose another country to study?”

4. What’s your father’s/mother’s job? [Ba mẹ bạn làm nghề gì?]

5. How much do your parents earn a month? How much is your family monthly income? [Một tháng ba mẹ của bạn kiếm được bao nhiêu tiền? Mổi tháng gia đình bạn kiếm được bao nhiêu tiền?] Để trả lời tốt cho câu 4 và 5, bạn phải nắm rất rõ ràng các nguồn thu nhập của cha/mẹ như: thu nhập bao nhiêu một tháng? Thu nhập từ đâu? Gia đình có những tài sản gì?,… Và khi đi phỏng vấn, việc mang theo các giấy tờ gốc như: sổ đỏ, xác nhận lương của cha/mẹ,…để chứng minh cho những thông tin bạn cung cấp với viên chức Lãnh sự hoàn toàn là sự thật.

6. Do you have any relative in the US? [Bạn có bà con ở Mỹ không?] Bạn phải thật sự trung thực khi khai thông tin này. Việc có người thân sẽ không ảnh hưởng đến khả năng được cấp visa du học. Bạn nên tìm hiểu kỹ là gia đình mình có những thân nhân nào, họ đang ở đâu và làm gì,…để có câu trả lời tốt nhất.

7. What is your future plan? [Kế hoạch trong tuong lai bạn là gì?] Đây là dạng câu hỏi nhằm kiểm tra khả năng quay về Việt Nam sau khi tốt nghiệp chương trình học tại Mỹ. Bạn cần phải có một kế hoạch tương lai sau khi tốt nghiệp, kế hoạch này càng chi tiết càng tốt. Ví dụ như: bạn muốn quay về làm việc cho công ty gia đình, hay muốn làm việc cho công ty cụ thể với chức danh và mức lương mong muốn.

8. Will you return Vietnam when you finish studying? [Bạn có quay về Việt Nam sau khi học xong?] Với ý đồ giống câu hỏi trên [câu 7], bạn phải khẳng định mạnh mẽ việc quay về Việt Nam đồng thời đưa ra một số bằng chứng thuyết phục như: ba mẹ, người thân đều ở VN, gia đình có cơ sở kinh doanh đợi bạn học xong về quản lý, có bạn gái/trai dự định sẽ cưới… Đương nhiên là sẽ còn rất nhiều câu hỏi mà viên chức Lãnh sự có thể đặt ra cho bạn tại buổi phỏng vấn, và chắc chắn bạn không thể và cũng không nên học thuộc lòng câu hỏi và câu trả lời. Hãy nắm kỹ nguyên tắc sau đây để có thể ứng xử tốt nhất tại buổi phỏng vấn xin visa du học Mỹ:

  • Kế hoạch học tập
  • Khả năng tài chính
  • Các ràng buộc quay về

8 gợi ý cách trả lời phỏng vấn visa du học Mỹ thành công

1. Chuẩn bị đủ hồ sơ, tài liệu cần thiết trước buổi phỏng vấn du học Mỹ:

Trước khi đến buổi phỏng vấn, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ cần thiết để có thể nộp cho Lãnh sứ quán Mỹ khi cần thiết, tránh bị lỗi nhỏ làm mất thời gian, kéo dài thời gian xin visa của bạn.

  • Bản sao biên nhận chứng minh bạn đã đóng đủ phí [phí phỏng vấn [160$] và phí SEVIS [350$] cho người xin visa loại F và M và thanh toán trước ít nhất 03 ngày trước ngày xin phỏng vấn visa].
  • Bạn cũng cần phải trả thêm 160 đô la Mỹ cho lệ phí xin visa ở nước bạn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ hoặc tại một ngân hàng mà Đại sứ quán chỉ định.
  • Mang theo một bức hình đề phòng ảnh của bạn tải lên tài khoản online gặp vấn đề

Khi đi phỏng vấn, việc đem nhiều giấy tờ chỉ hữu ích khi các viên chức cần hồ sơ để kiểm chứng, nhưng không phải là điều kiện quyết định giúp bạn được cấp visa hay không. Nếu bạn không thuyết phục được họ khi trả lời phỏng vấn, dù đủ giấy tờ cũng không thể giúp bạn lấy thêm điểm cộng nào cả.

2. Không trả lời theo cách “học thuộc lòng”:

Đây là gợi ý hết sức quan trọng trong quy trình tham gia phỏng vấn du học Mỹ. Một số du học sinh Mỹ tương lai tham khảo các câu hỏi thường ra trong buổi phỏng vấn và học thuộc lòng để trả lời trước hội đồng. Tuy nhiên, vì học thuộc lòng nên những câu trả lời cứng nhắc, điệu bộ, cử chỉ không tự nhiên, khó để thuyết phục Lãnh sứ quán Mỹ.

Nhân viên thị thực cũng cần biết các mục tiêu cụ thể của bạn [cả về học thuật và chuyên môn] để học tập tại Hoa Kỳ. Hãy chuẩn bị để giải thích lý do tại sao học ngành cụ thể của bạn ở Hoa Kỳ tốt hơn là học ở nước bạn. Hãy sẵn sàng để nói chính xác những gì bạn sẽ học và bồi dưỡng cho sự nghiệp học tập tại Hoa Kỳ của bạn thay vì quá phụ thuộc vào những kịch bản có sẵn. Bình tĩnh nêu kế hoạch học tập của bạn một cách chính xác và rõ ràng.

Mỉm cười khi phỏng vấn vừa giúp tinh thần bạn thoải mái, vừa tạo thiện cảm cho nhân viên thị thực

Cán bộ thị thực thích nghe những lời nói trung thực, trả lời trực tiếp các câu hỏi và có cảm xúc khi trả lời câu hỏi. Ngược lại, họ thường không có thiện cảm với những người nộp đơn đưa ra những câu trả lời mơ hồ, trả lời theo cách học thuộc hoặc đưa ra những câu ca khen quá khích về việc học tập tại Hoa Kỳ.

3. Chuẩn bị một vài tình huống phát sinh trong quá trình phỏng vấn

Để luôn ở thế chủ động, bạn nên tham khảo trước một số câu hỏi cũng như tình huống có thể phát sinh trong quá trình phỏng vấn. Hãy suy nghĩ thử các tình huống có thể xảy ra và cách bạn ứng xử để gây được thiện cảm với nhân viên thị thực.

Hãy trả lời trung thực và tự tin để gây được ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn

4. Trang phục lịch sự gây ấn tượng tốt

Hãy coi buổi phỏng vấn là một sự kiện chính thức. Ấn tượng đầu tiên có thể rất quan trọng, vì sẽ có ít thời gian để nói chuyện với cảnh sát viên, người thường sẽ chỉ có vài phút để thực hiện cuộc phỏng vấn và đưa ra quyết định.

5. Thể hiện một kế hoạch học tập chi tiết và nghiêm túc

Nhiều trường hợp sinh viên có được I-20 [giấy chứng nhận của trường ĐH chứng nhận ứng viên đã được chấp thuận vào học] nhưng lại biết ít thông tin về trường mình đã chọn ở Mỹ. Những câu trả lời chung chung như “Mỹ là một cường quốc hiện đại nên em muốn đi du học để trải nghiệm lối sống Mỹ” thường sẽ không giúp bạn gây ấn tượng được với viên chức vì nó không chứng minh được việc xin visa du học nhằm phục vụ mục đích học tập nghiêm túc của sinh viên.

6. Có mong muốn trở về Việt Nam và kèm theo đó là một kế hoạch quay về chi tiết

Ngoài việc hoạch định rõ kế hoạch học tập, ứng viên phải thể hiện được mong muốn trở về VN để làm việc và sinh sống sau khi hoàn tất khóa học tại Mỹ. Bên cạnh việc ràng buộc về gia đình tại VN, việc định hướng được kế hoạch làm việc hoặc học tập tiếp theo sau khi về nước của sinh viên sẽ khiến viên chức tin tưởng hơn trong việc cấp visa.

7. Luôn luôn trung thực

Tuyệt đối trung thực và không bao giờ sử dụng những loại giấy tờ giả mạo hoặc cung cấp những thông tin sai sự thật nhằm đánh lừa viên chức phỏng vấn. Việc sử dụng giấy tờ và lời khai giả sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, không chỉ khiến bạn không được cấp visa lần đó mà còn có thể tước luôn quyền được cấp visa đi Mỹ vĩnh viễn trong tương lai, tùy theo mức độ nghiêm trọng của việc gian lận.

8. Tự tin trả lời viên chức phỏng vấn

Câu trả lời của bạn phải thật lưu loát và tự nhiên với tiêu chí biến buổi phỏng vấn thành buổi trò chuyện.Tuyệt đối không học thuộc lòng. Nếu có thể trả lời lưu loát bằng tiếng Anh thì đó là một lợi thế đáng kể.

Kinh nghiệm phỏng vấn visa du học Mỹ thực tế

Sau khi tham khảo những gợi ý trả lời du học Mỹ, thì việc trực tiếp cọ xát với một buổi phỏng vấn giả định thật sự rất cần thiết. Phỏng vấn thực tế là hình thức hiệu quả nhất để bạn có được “tấm vé thông hành” cho mục đích du học Mỹ. Để phỏng vấn thực tế được thành công, đòi hỏi người phỏng vấn phải nhập tâm vào câu chuyện thật của người được phỏng vấn.

Cụ thể:

  • Người phỏng vấn cần nắm rõ lộ trình du học của người được phỏng vấn để đưa ra các câu hỏi về trường, về ngành, về dự định tương lai một cách sâu sát nhất.
  • Người phỏng vấn phải có kinh nghiệm chuyên môn để biết được câu hỏi nào phổ biến mà chắc chắn Viên chức Lãnh sự sẽ hỏi.
  • Người phỏng vấn phải giúp người được phỏng vấn khai thác đầy đủ các yếu tố cá nhân hóa theo trường hợp riêng của mình để Viên chức Lãnh sự thật sự bị thuyết phục.

Ví dụ: Hình ảnh bạn Phan Hoàng – Người vừa có được visa du học Mỹ nhờ vào quá trình luyện tập phỏng vấn thử cùng G.Study.

Phỏng vấn thử visa ở G.Study

Nhờ vào kinh nghiệm và chuyên môn, đội ngũ nhân viên của G.Study đã giúp Phan Hoàng vượt qua nhút nhát, tự tin đối mặt với Viên chức Lãnh sự và trả lời các câu hỏi một cách rõ ràng, cụ thể nhất.

Gstudy mô phỏng buổi phỏng vấn thực tế

Bài viết này đã đưa ra danh sách câu hỏi mà bạn có thể gặp khi phỏng vấn du học Mỹ. Đồng thời những gợi ý trả lời phỏng vấn du học Mỹ, một cách khéo léo và thông minh, sẽ giúp bạn thêm tự tin khi đối diện với một buổi phỏng vấn chính thức. Để biết thêm thông tin về các vấn đề liên quan đến thủ tục, hồ sơ xin visa du học Mỹ xin vui lòng liên hệ Gstudy thông qua địa chỉ:

  • Hotline: +84 707 707 021
  • Email:
  • Địa chỉ: G.Study – Tầng 9, Tòa Nhà The Prime 37 Hoàng Văn Thụ, P. 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM

Video liên quan

Chủ Đề