Các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay

Biên phòng - Những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển bền vững ngành nông nghiệp, đặc biệt từ Nghị quyết số 26-NQ/TW về phát triển “tam nông” đã tạo nên một diện mạo mới cả về chất và lượng cho khu vực nông thôn. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, ngành nông nghiệp đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; các chính sách cũ đã không còn phù hợp trong tình hình mới, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh, gắn liền với an sinh xã hội của người nông dân để ngành nông nghiệp phát triển bền vững.

Chính sách hỗ trợ người dân để phát triển nông nghiệp ở vùng nông thôn hiện nay còn thiếu và yếu. Ảnh: Thúy Hồng

Đối diện nhiều khó khăn

Sau hơn 10 năm thực hiện, Nghị quyết “tam nông” đã khẳng định được vị trí của ngành nông nghiệp Việt Nam khi luôn duy trì ở mức tăng trưởng trung bình khoảng 3,5%/năm, tăng trưởng cao ở khu vực châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Đặc biệt, trước biến động phức tạp của dịch bệnh và những bất ổn của thế giới, nông nghiệp đã trở thành “bệ đỡ” của nền kinh tế.

Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, khi dịch bệnh Covid-19 hoành hành, ngành nông nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn. Nhiều ngành hàng nông sản của Việt Nam hiện vẫn còn dựa vào lao động giản đơn; quy mô sản xuất nhỏ thiếu liên kết; xuất khẩu ở dạng thô, giá trị gia tăng thấp và lợi ích thu được không cao, người nông dân luôn phải đối diện với tình trạng được mùa, mất giá, nông sản không thể tiêu thụ...

Từ trước đến nay, dù Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển ngành nông nghiệp nhưng chủ yếu là những chính sách nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ cho nông nghiệp và cả chính sách về giống... Còn các chính sách xoay quanh việc hỗ trợ trực tiếp cho công tác sản xuất nông nghiệp và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp còn thiếu và yếu. Điển hình, như từ năm 2020, khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh, dù đã có chính sách hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng, nhưng cơ chế, chính sách hỗ trợ được cho là vẫn còn chậm và thấp, người dân chăn nuôi vẫn phải chịu thiệt hại rất nặng nề.

Đơn cử, gia đình anh Trần Đình Trưởng, bản Tân Bình, xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, trước đây là một trong những hộ của bản nuôi lợn thương phẩm theo hướng hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm, anh xuất bán gần 15 tấn lợn thương phẩm. Năm 2020, dịch tả lợn châu Phi bùng phát khiến đàn lợn nái và 20 con lợn thịt bị tiêu hủy, gia đình anh thiệt hại nặng nề. Với mức hỗ trợ theo quy định là 30.000 đồng/kg, giá lợn giống cao, không đủ kinh phí để tái đàn.

Hay như đối với các mặt hàng nông sản như thanh long, chuối, dứa..., không có thương lái thu mua do không thể xuất khẩu thì người nông dân vẫn phải gánh chịu thiệt hại. Hiện, vẫn còn rất thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ liên kết thu mua, bao tiêu sản phẩm cho người dân. Thiệt hại trong sản xuất đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của các nông hộ.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, mặc dù đã có những chính sách hướng trực tiếp tới người nông dân, nhưng hiện nay, những chính sách trực tiếp hỗ trợ nông dân vẫn còn rất thiếu. Người nông dân vẫn là đối tượng mà chúng ta phải tiếp tục quan tâm, nghiên cứu để có những chính sách hỗ trợ giúp họ duy trì sản xuất một cách bền vững.

Cần xây dựng chính sách lấy nông dân là chủ thể

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp cho rằng, đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân nước ta còn nhiều vấn đề đang đặt ra, nhất là trong bối cảnh chung mới của hội nhập toàn cầu, những biến động của kinh tế - chính trị trên thế giới, cách mạng công nghiệp 4.0 và biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh chiến lược mang tầm vĩ mô để phát triển bền vững. Người nông dân, ngoài việc là lực lượng trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, còn là những người bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống nông thôn, những người làm nên thành tựu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thời gian qua.

“Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được các vùng nguyên liệu quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn, chất lượng và năng suất. Cần phải nghiên cứu để cho ra đời những chính sách mở rộng sản xuất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Qua đó, có thể hoàn thiện và xây dựng những cánh đồng lớn, những vùng nguyên liệu lớn” - Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định.

Trước yêu cầu và áp lực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu cấp thiết của thị trường, những chính sách hỗ trợ người nông dân hiện đang còn nhiều vướng mắc. Câu hỏi được đặt ra là, đối với ngành nông nghiệp: Nếu muốn người nông dân tiếp tục sản xuất thì cần có chính sách hỗ trợ như thế nào? Ngành nghề phi nông nghiệp và dịch vụ đang có xu hướng phát triển mạnh ở nông thôn, vậy thì cần đòi hỏi chính sách như thế nào? Hay việc người nông dân đang có xu hướng dịch chuyển lao động sang các khu công nghiệp và đô thị, thì chính sách nào sẽ hỗ trợ họ?

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, hiện nay, ngành nông nghiệp đang tồn tại 2 vấn đề cần được đặc biệt quan tâm, nhất là việc tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng nông sản và vấn đề xây dựng được các vùng nguyên liệu.

Rõ ràng, người nông dân đã tích cực đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Yêu cầu cấp thiết được đặt ra là cần có chính sách toàn diện để phát triển ngành nông nghiệp, nông dân trong tình hình mới. Người nông dân phải là đối tượng được quan tâm để có những chính sách hỗ trợ duy trì sản xuất bền vững, gắn với xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống.

Thúy Hồng

LỜI MỞ ĐẦUTrong chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân Việt Nam, nông nghiệpvà nông thôn là mối quan tâm thường xuyên trong chính sách của Chính phủ.Trong các thời kỳ khác nhau, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP và cơ cấu đầu tưcủa nền kinh tế có khác nhau, nhưng nông nghiệp luôn được xác định là chỗ dựavững chắc để giải quyết các vấn đề chung của xã hội như: an ninh lương thựcquốc gia, thu hẹp hoặc tiến tới xoá bỏ nghèo đói, cung cấp nguồn nhân lực, tạoviệc làm và thu hút lao động theo hướng “ly nông bất ly lương”, góp phần ổnđịnh xã hội, tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Ngày naykhi thế giới bước sang thời hiện đại, Việt Nam với nhiều thành tựu khoa học vàcông nghệ có hàm lượng kinh tế cao thúc đẩy nền kinh tế nhiều nước tăngtrưởng và chuyển động gia tốc. Việt Nam một quốc gia 76 triệu dân với 80%dân cư sống ở nông thôn, tỷ lệ nghèo đói cao, nguồn vốn tích luỹ đầu tư thấp.Vậy nên Việt Nam ngưỡng mộ và đón chờ công cuộc chuyển đổi từ lâu nay vớiý thức sẵn sàng tìm cơ hội để học tập và tham gia từng phần vào công cuộc cáchmạng mới này của nhân loại, trước hết tập trung vào phát triển nông nghiệp vàkinh tế xuất khẩu. Do vậy quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá, cóquá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế xuất khẩu.Nội dung đề tài bao gồm:Phần I - Cơ sở lý luận về các chính sách kinh tếI - Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường1. Vai trò và các công cụ quản lý của Chính phủ2. Vai trò của chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp nông thôn.II - Các chính sách kinh tế đã được áp dụng một số nước.1. Các chính sách kinh tế đã được áp dụng một số nước.2. Một số bài học kinh nghiệm1Phần II - Các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp nông thôn Việt NamI - Đặc điểm nông nghiệp Việt NamII - Các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam1. Chính sách ruộng đất2. Chính sách khuyến khích phát triển3. Các chính sách và chương trình đầu tư.4. Chính sách KHCN, khuyến nông5. Chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất.6. Chính sách an toàn lương thực - một hành động cân bằng tinh tế.Phần III- Đánh giá thực hiện chính sách, đường lối, giải pháp pháttriển nông nghiệp nông thôn trong tương lai.I-/ Đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp nôngthôn ở Việt Nam.1-/ Thành tựu.2-/ Hạn chế.II-/ Đường lối phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam.III-/ Các giải pháp và chính sách phát triển nông nghiệp nông thôntrong tương lai.1-/ Các chương trình phát triển nông nghiệpvà nông thôn2-/ Các giải pháp chính sách chủ yếu.PHẦN ICƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾI-/VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:21-/ Vai trò và các công cụ quản lý của Chính phủ:1.1. Vai trò của Chính phủ:Trong quản lý Nhà nước, quản lý Nhà nước về kinh tế giữ vị trí đặc biệtquan trọng, bởi vì lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã khẳng định rằng khôngkhi nào và không ở đâu có Nhà nước phi kinh tế, đứng bên trên hay bên ngoàikinh tế. Các hoạt động của Nhà nước [người đại diện trực tiếp là Chính phủ] đềuhoặc là tác động thúc đẩy hoặc là kìm hãm sự vận động của nền kinh tế; mặtkhác bất cứ Nhà nước nào cũng đều có vai trò quản lý nền kinh tế quốc dân,thông qua các công cụ quản lý và can thiệp bằng hệ thống thể chế, chính sách đểđiều khiển nền kinh tế sao cho nền kinh tế tự thân vận động nhằm đạt tới mụctiêu mong muốn và thúc đẩy quỹ đạo đã lựa chọn. Điều khác nhau cơ bản giữacác quốc gia là Nhà nước quản lý nền kinh tế như thế nào, hình thức, mức độcan thiệp, điều tiết ra sao và đến đâu là hợp lý và thoả mãn được các yêu cầu đểđạt tới các mục tiêu đã đặt ra.Thực tiễn cũng đã chứng minh mỗi quốc gia phải căn cứ vào các điều kiệncụ thể về kinh tế, chính trị xã hội, điều kiện cụ thể về các nguồn lực để lựa chọncác giải pháp phát triển hữu hiệu nhất cho quốc gia của mình.Học thuyết kinh tế hỗn hợp chủ trương phát triển kinh tế dựa vào cả vai tròthị trường và Nhà nước. Theo Paul A.Samuelson thì cả thị trường và Chính phủđều quan trọng đối với phát triển kinh tế. Trong mối tương quan đó vai trò củaChính phủ là:a. Thiết lập một khung khổ luật pháp thống nhất để tạo môi trường chungcho các lực lượng thị trường hoạt động.b. Sửa chữa các khuyết tật của thị trường để đảm bảo cho nó hoạt động cóhiệu quả thông qua việc Chính phủ đề ra các chính sách kinh tế vĩ mô, xây dựngcác chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.3c. Đảm bảo sự công bằng trong xã hội, thông qua việc Chính phủ can thiệpvào các quá trình phân bổ nguồn lực, phân phối thu nhập giữa các tầng lớp trongxã hội.d. Ổn định kinh tế vĩ mô: Nhiệm vụ của Chính phủ là ngăn ngừa và hạn chếtình trạng lạm phát, thất nghiệp để đảm bảo những điều kiện cần thiết cho cácnhà kinh doanh hoạt động có hiệu quả. Chính phủ thực hiện các vai trò trên đâythông qua việc kiểm soát, giám sát các khoản chi tiêu của Chính phủ, sử dụngcác công cụ về thuế,...1.2. Các công cụ can thiệp của Chính phủ:- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là một phương thức quản lý của Nhànước. Nó hoạt động có ý thức của Nhà nước trên cơ sở nhật thức khách quannhằm định hướng phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như xác định cácgiải pháp lớn để thực hiện định hướng đó với hiệu quả kinh tế xã hội lớn nhất.- Luật pháp: là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành vàthừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằmđiều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạtđộng sản xuất - kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và các cơ quan quảnlý Nhà nước.Bằng luật kinh tế, Nhà nước quy định cơ quan tài phán trong kinhdoanh, hình thành cơ chế giải quyết các tranh chấp - kinh doanh; Nhà nước quyđịnh điều kiện thủ tục phá sản của doanh nghiệp; Nhà nước điều chỉnh hành vikinh doanh, xác định hành vi nào là hành vi kinh doanh hợp pháp và hành vi nàolà hành vi kinh doanh phi pháp; Nhà nước xác định địa vị pháp lý cho các tổchức và đơn vị kinh tế. Trên cơ sở đó tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động vàNhà nước thực hiện sự quản lý của mình đối với hoạt động đó.- Các chính sách kinh tế là một trong những công cụ chủ yếu để Nhà nướcthực hiện vai trò quản lý kinh tế trong các giai đoạn phát triển nhất định là tổngthể các phương thức, biện pháp phương tiện nhất định được Nhà nước sử dụng4nhằm tác động đến cá nhân nhóm người , xã hội để đạt tới các mục tiêu bộ phậntrong quá trình thực hiện các định hướng mục tiêu phát triển của xã hội.Một số chính sách kinh tế: Chính sách cơ cấu kinh tế; Chính sách tài chính;Chính sách tiền tệ tín dụng; Chính sách về các chuyên ngành kinh tế; Chính sáchkinh tế đối ngoại; Chính sách dân số việc làm.- Các đòn bẩy kinh tế: Những biện pháp làm tăng hiệu quả của ngành đượcchú trọng. Ví dụ như: giảm thuế hàng xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu,tăng thuế hàng hoá đặc biệt [thuốc lá, rượu, bia] để hạn chế tiêu dùng.- Lực lượng kinh tế của Nhà nước: Đầu tư vào các doanh nghiệp Nhà nướcgóp phần tạo nên các tế bào nền kinh tế để chi phối đến hoạt động các doanhnghiệp khác, nó là doanh nghiệp hoạt động như bao doanh nghiệp khác nhưng cósự hỗ trợ của Nhà nước, Chính phủ. Đầu tư công cộng: là bộ phận rất quan trọngcủa hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tạo nền tảng cho các doanhnghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, cũng như hệ thống tổ chức, giáo dục, ytế, văn hoá, khoa học kỹ thuật,... có điều kiện phát triển thuận lợi.2-/ Vai trò của chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp nông thôn:2.1. Vai trò chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp nông thôn:Chính sách là tư tưởng điển hình về các kiểu can thiệp của Nhà nước vàokinh tế thị trường. Ví dụ: một người nghĩ về “Chính sách tín dụng” thì sẽ gợi lênmột sự tưởng tượng về sự can thiệp của Chính phủ trong việc cung cấp tín dụngcho nông dân. Chính phủ làm việc đó nhằm thay thế và điều chỉnh cách thứcnông dân nhận tín dụng khi không có sự can thiệp của Nhà nước. Bức tranh pháthoạ một khái niệm về các chính sách.Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp [chính sách nông nghiệp] là cácbiện pháp tác động, can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệpnhằm đạt tớ mục tiêu đã lựa chọn hay là tổng thể các biện pháp kinh tế và phikinh tế có liên quan đến Nhà nước và các ngành có liên quan nhằm tác động vàoNhà nước theo những mục tiêu cụ thể trong thời gian nhất định.5Trong hai thập kỷ qua, đường lối phát triển kinh tế của nước ta tập trungchủ yếu vào nông nghiệp, phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu, trongkhi đối tượng của các chính sách nông nghiệp là ngành nông nghiệp. Để thấy rõvai trò của chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp, phân tích vai trò của nôngnghiệp với phát triển kinh tế là điều tất yếu, cần thiết. Vai trò đó thể hiện:- Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt cácnước đang phát triển. Bởi vì ở các nước này đa số người dân sống dựa vào nghềnông. Để phát triển kinh tế nâng cao phúc lợi cho nhân dân Chính phủ cần cóchính sách tác động vào khu vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng xuất câytrồng và tạo nhiều việc làm nông thôn.- Khu vực nông nghiệp cũng có thể là một nguồn cung cấp vốn cho pháttriển kinh tế, có ý nghĩa lớn là vốn tích luỹ ban đầu cho công nghiệp hoá.- Dân số nông thôn ở các nước phát triển là thị trường quan trọng để tiêuthụ sản phẩm công nghiệp như tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng.- Ngành nông nghiệp góp phần cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngànhcông nghiệp nhất là công nghiệp chế biến.- Ngành nông nghiệp ở các nước đang phát triển chứa một lượng lao độngnhàn rỗi khác lớn, nhưng sẵn sàng đáp ứng cho ngành công nghiệp nếu cần thiếtvà đồng thời cũng là nơi nâng đỡ khi công nghiệp sa sút.* Chính sách nông nghiệp, một lĩnh vực phức tạp, hết sức rộng bao gồm:Chính sách ruộng đất, chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách thịtrường tiêu thụ nông sản phẩm, chính sách thuế nông nghiệp, chính sách khoahọc công nghiệp và khuyến nông, mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác, đổimới chính sách xã hội nông thôn, chính sách đào tạo, sử dụng đội ngũ và đãi ngộcán bộ nông nghiệp nông thôn,...nhưng vai trò thể hiện ở ba hướng sau:- Các chính sách có vai trò tác động trực tiếp vào nguồn sản xuất, làm thayđổi quy mô cũng như phương hướng sản xuất kinh doanh trong những điều kiệncụ thể và với thời gian nhất định. Các chính sách cụ thể: chính sách tỷ giá đầu6ra, chính sách tín dụng cho đầu vào, chính sách đầu tư phát triển, cơ sở hạ tầngcần cho sản xuất, chính sách ruộng đất, chính sách khuyến nông, triểnkhai.Người sản xuất thường rất nhạy cảm đối với các loại chính sách này dochúng tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới lợi ích vật chất của họ. Bởi vậy Chínhphủ thường phải rất cẩn thận khi sử dụng chúng trong ứng xử với nông dân,nhằm đạt tới mục tiêu chung của xã hội.- Các chính sách vĩ mô tác động trong phạm vi kinh tế nội địa, có tác độngđiều chỉnh một hoạt động hoặc một tập hợp các hoạt động kinh tế nhất định baogồm các chính sách: chính sách thuế, chính sách trợ cấp, chính sách đầu tư giáodục, nếu kế hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống nôngthôn.Các chính sách này có vai trò tác động gián tiếp đến người sản xuất nôngnghiệp, nhằm hiệu chỉnh các mối quan hệ giữa nông nghiệp với các khu vựckhác trong toàn nền kinh tế, giữa người sản xuất nông nghiệp với người tiêudùng nông sản trong xã hội.- Các chính sách tác động hiệu chỉnh mối quan hệ kinh tế nội địa với kinhtế quốc tế bao gồm: Chính sách thuế nhập khẩu nhằm hạn chế hoặc khuyếnkhích nhập khẩu một loạt sản phẩm hoặc vật tư nào đó; Chính sách trợ cấp hoặcđánh thuế xuất khẩu: điều tiết khối lượng sản phẩm xuất khẩu khi muốn khuyếnkhích hoặc hạn chế xuất khẩu; Chính sách hạn ngạch nhập khẩu, thuế nhậpkhẩu: hạn chế khối lượng sản phẩm nhập khẩu; Sử dụng hàng rào phi thuế quan,bằng nhiều văn bản quy định ngặt nghèo về tổ chức y tế, chất lượng sản phẩm,gây trở ngại cho nhập khẩu; Chính sách tỷ giá: để điều chỉnh quan hệ xuất nhậpkhẩu giữa các nhóm hàng tham gia xuất nhập.2.2. Tác dụng của một số chính sách cụ thể:- Chính sách trợ cấp đầu vào cho sản xuất: Đó là: cung cấp với giá rẻ, thậmchí trong một số trường hợp cho không các loại vật tư như: phân hoá học, thuốctrừ sâu bệnh, hạt gống mới và nước tưới cây trồng giúp nông dân chủ động,thuận lợi trong sản xuất đặc biệt là đối với những nông dân nghèo, gặp nhiều7khó khăn trong việc mua phân bón cho sản xuất, việc trợ cấp phân bón sẽ tạođiều kiện hạ thấp chi phí cận biên của người sản xuất đồng thời làm tăng sảnlượng. Mức tăng của sản lượng tỷ lệ thuận lợ với mức gia tăng sử dụng phânbón, như vậy hiệu quả của trợ cấp đầu vào không làm ảnh hưởng đến giá cả thịtrường nông sản nội địa vì nền kinh tế là mở cửa, giá nông sản chịu ảnh hưởngmạnh mẽ bởi giá quốc tế. Người sản xuất được hưởng lợi từ chính sách trợ cấpđầu vào một giá trị thu nhập bằng giá trị trợ cấp cộng với thặng dư được tạo ratừ sản lượng gia tăng bổ sung thu được mà thị trường phải thanh toán cho ngườisản xuất với giá nhất định. Trong trường hợp chính sách được áp dụng lâu dài,lợi ích thu được sẽ khuyến khích nông dân sử dụng phân hoá học để thâm canhsản xuất, và đến chừng mực nào đó nếu cắt giảm hoặc thôi trợ cấp nông dân vẫntiếp tục tăng sử dụng phân bón để tăng sản lượng, đây là kết quả rất tích cực củachính sách hỗ trợ phân bón. Đặc biệt đối với nền kinh tế tiểu nông nghèo nàn,chính sách hỗ trợ phân bón có ý nghĩa to lớn và tác động nhanh đến việc giatăng sản lượng giúp nông dân chuyển sang sản xuất hàng hoá, thích ứng với thịtrường.- Chính sách trợ giá đầu ra:Chính phủ chi ra khoản trợ cấp biến đổi bằngtổng giá trị cần bù đắp chênh lệch giữa giá đảm bảo được trợ cấp và giá thịtrường hạ thấp. Chính sách trợ giá đầu ra làm người sản xuất hoàn toàn yên tâmvì dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn bán được sản phẩm với giá đảm bảo mức thunhập, kích thích họ duy trì và phát triển sản xuất. Trái lại chính sách trợ giá đầura gây thiệt hại cho ngân sách Chính phủ giá trị thiệt hại được tính bằng cáchđem chi phí đầu vào trừ đi phần thu lợi về ngoại tệ do không phải nhập khẩu sảnphẩm được trợ giá.- Chính sách trợ cấp lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng: tác độngcơ bản của chính sách trợ cấp tiêu dùng là tăng khối lượng cầu nội địa, khônglàm tăng cung [khu vực sản xuất]. Người tiêu dùng được hưởng lợi từ chínhsách một giá trị thu nhập bằng mức trợ cấp theo đơn vị sản phẩm nhân với tổng8số đơn vị tiêu dùng, còn người sản xuất nông nghiệp không được hưởng lợi gì từchính sách nên không gia tăng sản xuất. Thực hiện chính sách này người chịuthiệt hại là người đóng thuế. Do đó có thể nói rằng chính sách trợ cấp tiêu dùngvề lương thực, thực phẩm ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp.II-/ CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ Đà ĐƯỢC ÁP DỤNG Ở MỘT SỐ NƯỚC:1-/ Các chính sách kinh tế đã được áp dụng ở một số nước:a-/ Chính sách ruộng đất:Tổ chức sản xuất lấy hộ nông dân làm chủ thể sản xuất đã định hướngchính sách ruộng đất nông nghiệp ở các nước là: ruộng đất phải được sử dụng,chi phối theo quyền tự do phát triển sản xuất - kinh doanh của hộ nông dân nóichung. Chính phủ các nước tạo điều kiện cho nông dân được quyền “sở hữutương đối” về đất đai canh tác bằng nhiều cách như: chia đất công, bán rẻ trảdần, khai hoang đất mới,... nông dân được quyền mua - bán và luân chuyểnruộng đất theo nhu cầu của cuộc sống và sản xuất, từ đó đất sản xuất được hìnhthành giá cả rõ ràng, tạo nên thị trường ruộng đất nói riêng và đất đai nói chungrất phổ biến ở Châu Á như: Thái Lan, Philippin, Malaysia,...Chính sách ruộng đất kích thích sử dụng có hiệu quả ruộng đất, nhanhchóng phát triển sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, với giá trị gia tăngcao, đảm bảo điều kiện để nông dân phát huy hết khả năng kinh doanh nôngnghiệp của từng hộ gia đình. Song mặt trái của quá trình mua - bán luân chuyểntự do ruộng đất đã dẫn đến sự tích tụ không hợp lý ruộng đất vào tay một số tưnhân không trực tiếp tham gia vào kinh doanh sản xuất nông nghiệp [chỉ thuầntuý kinh doanh đất đai]. Trả giá cho sự tích tụ này là có hàng triệu hộ nông dândo bán đất canh tác để lấy tiền sinh sống trước mắt, dẫn tới rơi vào tình trạngcùng quẫn không còn đất sản xuất trong khi các khu vực sản xuất công nghiệpvà dịch vụ chưa đủ sức thu nhận họ, dẫn đến tình hình xã hội nông thôn và toànxã hội nói chung thiếu ổn định như ở Philippin. Ở Thái Lan đang diễn ra tìnhtrạng nông dân nghèo phải bán ruộng đất tốt cho các khách sạn, các chủ doanh9nghiệp công nghiệp và du lịch, trở thành người lang thang đi kiếm sống ở thànhphố và tự di chuyển lên các vùng đất mới để khai thác tài nguyên. Điều đó gâyra rất nhiều khó khăn cho Chính phủ và toàn xã hội, là mặt trái của chính sách tựdo hoá mua - bán ruộng đất ở nông thôn.b-/ Chính sách tín dụng:Các khoản tín dụng cần thiết cung cấp cho hộ nông dân được thực hiện quahệ thống tín dụng Nhà nước, các tổ chức kinh tế [hợp tác xã, trung tâm tín dụng- kỹ thuật] và các tổ chức tự nguyện của nông dân trong nông thôn. Phần lớnnhững khoản tín dụng này được thực hiện với lãi suất vay ưu đãi. Rất nhiềunước và lãnh thổ đã và đang áp dụng chế độ cho nông dân vay vốn với lãi suấtưu đãi [vài ba phần trăm một năm] như: Bănglađet, Thái Lan, Philippin,Inđônêxia, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan,...Việc cung cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo,thiếu vốn sản xuất hoàn toàn có ý nghĩa to lớn trong việc giúp họ vươn lên thoátkhỏi cảnh nghèo nàn. Nhờ hỗ trợ vốn, họ có thể khai thác được nhiều hơn cácnguồn tài nguyên và nguồn lực sẵn có trong gia đình. Có thể nói, chính sách tạovốn qua tín dụng ưu đãi là một chính sách có hiệu quả cả về mặt kinh tế và xãhội. Đây chính là lý do mà nhiều Chính phủ đã theo đuổi chính sách này trongchiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp và quan hệ với nông dân, ngư dân vànhững người sản xuất nhỏ [tiểu thủ công nghiệp] ở các vùng nông thôn rộng lớnvốn còn nghèo nàn, lạc hậu.c-/ Chính sách hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu:Chính sách hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu giúp nông dân tăng năng suấtcây trồng và giảm thiểu sự tàn phá của dịch bệnh là một định hướng tích cựctrong chính sách chung đối với nông nghiệp và nông thôn.Sự tài trợ giá cả phân bón và thuốc trừ sâu cho nông dân được nhiều Chínhphủ ở các nước Châu Á quan tâm, coi đây là vấn đề có tính chiến lược. ỞInđônêxia, trước năm 1984 Chính phủ chỉ đạo việc bán phân bón cho nông dân10thống nhất theo giá bằng 40% giá thành sản xuất phân bón. Nhà nước đã đầu tưxây dựng các xí nghiệp công nghiệp sản xuất phân bón khá phát triển trongnước. Ngoài ra, Chính phủ còn trợ cấp giá thuốc trừ sâu tới 60% giá sản xuất. ỞMalaysia Nhà nước quyết định cho không các hộ nông dân nghèo 80 kgUrê/năm, cấp không thuốc trừ sâu khi có sâu bệnh nặng. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc,chính sách ổn định giá cả và cung cấp thuận lợi phân bón và thuốc trừ sâu đãkích thích nông dân thâm canh đồng ruộng đạt tới mức kỷ lục của thế giới.d-/ Chính sách nghiên cứu triển khai nông nghiệp, nhằm giúp nông dâncác kiến thức sản xuất và tiếp cận thị trường nông sản trong và ngoài nước.Trong số các nước đang phát triển, Thái Lan là một điển hình tốt về chínhsách này. Nhà nước chú trọng xây dựng các trạm trại nghiên cứu nông nghiệp.Chính phủ đã chi cho công tác nghiên cứu triển khai nông nghiệp lớn hơn 1,7lần so với công tác nghiên cứu và sử dụng quỹ này một cách tập trung có hiệuquả vào các cây trồng phục vụ xuất khẩu có giá trị và có vị trí chiến lược đối vớinền kinh tế. Cục triển khai nông nghiệp Thái Lan [DOAE] là cơ quan khuyếnnông rất có hiệu quả của Nhà nước. Nhà nước thông qua hoạt động triển khai đểthực hiện chính sách đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp DOAE không chỉ triểnkhai các kỹ thuật thông qua tham quan, đào tạo mà còn sản xuất một khối lượnglớn các loại hạt giống mới cho nông dẩn trong hầu hết các vụ chính.Chính sáchnghiên cứu và triển khai nông nghiệp ở Thái Lan có tác động lâu dài đến sự thayđổi về năng suất nông nghiệp. Một trong những kinh nghiệm hay của Thái Lanlà Chính phủn đã lôi kéo, thu hút được đông đảo tư nhân tham gia vào cácchương trình khuyến nông nhằm đào tạo ra các mô hình trồng trọt hỗn hợp, canhtác đa dạng.e-/ Chính sách hỗ trợ đầu ra của sản xuấtChính sách tác dụng bảo trợ sản xuất cho nông dân qua việc mua và ổnđịnh giá đầu ra các mặt hàng quan trọng nhằm giảm thua thiệt cho nông dân khigiá trị thị trường hạ dưới chi phí sản xuất. Điển hình trong sử dụng chính sách11này là Inđônêxia, Nhật Bản, Trung Quốc. Thái Lan đã cấp nửa tỷ bạt [tươngđương 20 triệu USD] để thực hiện chính sách này. Chính phủ Trung Quốc thựchiện ký hợp đồng mua ổn định lúa gạo cho nông dân, tăng giá thóc mua vào,khuyến khích nông dân bán lúa gạo cho Nhà nước.f-/Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho kinh tế nông thônXây dưng cơ sở hạ tầng hiện đại, gồm có: công trình tưới, tiêu, đường xá,điện, phương tiện giao thông; Nhập khẩu các kỹ thuật nhất định từ nước ngoàivà tăng cường khả năng nghiên cứu triển khai trong nước; Phát triển nguồn nhânlực; Phát triển và bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường; Động viên tiếtkiệm từ nông sản dư thừa và chuyển chúng đến nơi cần thiết; Giảm thất nghiệp vàđói nghèo; Chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng cho dân cư; Đổi mới các thể chế và tổchức như hợp tác xã nông dân, ngân hàng, hiệp hội.Như vậy, chức năng lớn nhất mà Chính phủ phải đảm nhận là đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn. Gánh nặng về phát triển cơ sở hạ tầng chỉ cóthể giảm nhẹ khi khu vực tư nhân ở nông thôn phát triển mạnh mẽ đủ sức để hỗtrợ Chính phủ một phần trong việc thoả mãn nhu cầu chung về phát triển cơ sởhạ tầng.2-/ Một số bài học kinh nghiệmMột là, kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một bộ phận quan trọng củamọi hệ thống kinh tế, nó chứa đựng nhiều yếu tố khó khăn, kém phát triển,người nghèo đông so với khu vực khác vì vậy chính sách kinh tế của Chính phủphải thể hiện: coi trọng phát triển sản xuất, tạo cơ sở đảm bảo nguồn lương thựccho chính dân cư nông thôn và toàn xã hội, trên cơ sở đó phát triển toàn nềnkinh tế - sự nâng đỡ ưu đãi cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn đầu phát triển kinhtế đất nước, khi nông nghiệp nông thôn còn yếu kém và trong hoàn cảnh lạc hậu,trợ giúp nông dân nghèo ở nông thôn được xem là tư tưởng chung trong chínhsách đối với nông nghiệp và nông thôn.12Hai là, cùng với khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, chính sáchphải hướng vào tái tạo các nguồn lực đầu vào và bảo vệ môi trường sinh thái bảođảm sự phát triển lâu bền. Đó là sự tiến bộ và tích cực của chính sách kinh tếtrong các điều kiện khác nhau.Ba là, sự lựa chọn chính sách phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, đốivới từng khu vực nông thôn khác nhau đóng vai trò quyết định sự thành côngcủa quá trình vận hành, không chính sách nào có thể tác động trực tiếp với cácchính sách tác động gián tiếp là một yêu cầu rất quan trọng.Bốn là, cải cách và đổi mới chính sách kinh tế đối với nông nghiệp, nôngthôn là quá trình liên tục, không có khuôn mẫu định sẵn cho bất kỳ một hệ thốnghay một kiểu hệ thống cụ thể nào: Kinh tế nông thôn chỉ có thể phát triển thànhcông trong kinh tế thị trường khi các thể chế kinh tế đối với nông thôn hoạt độngđồng bộ, có mục tiêu tác động cùng chiều và hiệu ứng cao.Năm là, tất cả các chính sách mà chính phủ áp dụng đều rất cần thiết. Songcác chính sách chủ yếu tập trung hỗ trợ đầu vào, hỗ trợ vào chính sách giá cả, thịtrường, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách bảo trợ sản xuấtnông nghiệp, giảm nhẹ điều tiết thu nhập từ nông dân. Sự khác nhau chỉ là ở sựlựa chọn về liều lượng thời gian và sự phối hợp giữa các chính sách.13PHẦN IICÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆPNÔNG THÔN VIỆT NAMI-/ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM- Nông nghiệp là ngành có lịch sử phát triển lâu đời, các hoạt động nôngnghiệp đã có từ hàng nghìn năm nay kể từ khi con người từ bỏ nghề săn bắn vàhái lượm. Do lịch sử lâu đời nên dù khoa học kỹ thuật phát triển với nhiều máymóc hiện đại, người nông dân vẫn áp dụng các kỹ thuật truyền thống để canhtác, trồng trọt.- Nông nghiệp là ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu nhất của con người,lương thực là sản phẩm chỉ có ngành công nghiệp sản xuất ra, con người có thểsống không cần sắt thép, than, điện nhưng không thể thiếu lương thực. Do đónước nào cũng phải sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực.- Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Thờitiết, gần nước, độ màu mỡ cấu tạo thể nhưỡng của đất đai mỗi nơi một khác nênviệc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi, và cả kỹ thuật canh tác cũng khác nhau.- Tỷ trọng lao động và sản phẩm nông nghiệp trong nền kinh tế có xuhướng giảm. Việt Nam lao động nông thôn chiếm 75% tạo ra sản phẩm chiếm30 - 60%. Sự biến động này chịu sự tác động của quy luật tiêu dùng sản phẩm vàquy luật người lao động.II-/ CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔNVIỆT NAM1-/ Chính sách ruộng đấtRuộng đất là mối quan tâm hàng đầu của người nông dân. Sự phát triểnnông nghiệp nông thôn của đất nước, trước hết phụ thuộc vào mối quan hệ củanông dân với ruộng đất và việc sử dụng có hiệu quả ruộng đất của họ trong14phạm vi cả nước. Vì vậy giải quyết mối quan hệ ruộng đất có ý nghĩa cực kỳquan trọng cho sự phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.Chính sách đầu tiên phải kể đến là việc bảo đảm quyền sử dụng đất chongười nông dân. Sự gắn bó những người tiểu nông đối với mảnh đất của mình làrất sâu sắc. Nó gắn chặt với suy nghĩ của người nông dân về quyền tự do khôngbị áp bức và khả năng cải thiện đời sống cho gia đình. Do đó nếu bị tước đoạtmảnh đất của mình, họ sẽ có nguy cơ bị bần cùng hoá. Chính vì vậy cải cáchruộng đất thường được coi là điều kiện cần đầu tiên để phát triển nông nghiệp ởnước đang phát triển.Cải tiến quản lý đất đai, đảm bảo quyền sử dụng đất lâu dài một điều kiệntiên quyết quan trọng để cải thiện các ưu tiên, ưu đãi đối với người dân đầu tưcải tạo đất. Trong khuôn khổ cải cách ruộng đất gần đây, đất đai được phân bổcho các cá nhân, sẽ được đăng ký không chính thức tại các đơn vị địa chính cấpxã. Việc đăng ký này sẽ được xác nhận thông qua cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất nông nghiệp [Sổ đỏ]. “Đất nông nghiệp” là đất được xếp vào hạng cóthể phù hợp cho nông nghiệp, chủ yếu là do lịch sử sử dụng đất từ trước, đãđược chứng kiến các tiến bộ hợp lý xét về tốc độ phân đất và việc cấp giấychứng nhận sử dụng đất. Tuy nhiên đã có nhiều lo ngại về vấn đề liệu “quyềncanh tác trên đất” đã đủ cung cấp các động lực, đủ để cho người dân đầu tư cảitạo đất dài hạn. Các đánh giá ban đầu cho thấy, điều này chưa phải là hạn chếnghiêm trọng so với những tác động của việc thả nổi môi trường thị trường đấtđai như trường hợp của Thái Lan [ví dụ như đầu tư vào canh tác cây lâu năm tạicác khu vực đất đồi không cần phải có giấy chứng nhận]. Tuy nhiên, điều nàykhông hề có nghĩa là việc cấp chính thức giấy chứng nhận sử dụng đất lại có thểđi chậm lại. Một khoảng trống quan trọng hơn nữa có liên quan tới việc cấp đấtvà cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với “đất rừng”, mặc dù phù hợpvới nông nghiệp, theo đó việc cấp lần sau các chứng nhận sử dụng đất và các tácđộng được, mất về môi trường sẽ gặp phải.15Cùng với cải cách ruộng đất, việc xác định hình thức sở hữu và sử dụngđất đai là cơ sở hình thành phương thức tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩmnông nghiệp. Vì vậy giải quyết tốt quan hệ sở hữu, sử dụng ruộng đất hợp quyluật, hợp lòng người là chiếc chìa khoá tập thể các biện pháp nhằm giải quyếtnhững vấn đề kinh tế xã hội đối với nông dân - nông nghiệp - nông thôn.Nhà nước giao đất cho hộ gia đình có quyền tự do kinh doanh trên đất củamình nhưng sở hữu chỉ là khái niệm tương đối. Quyền sở hữu ruộng đất thuộcvề Nhà nước, do Nhà nước quản lý theo luật pháp. Điều đó là hợp lý, nhưng cầncó sự phân biệt giữa các loại đất, các vùng khác nhau về mức độ sở hữu. Đấtrừng, sông, biển, thềm lục địa, những vùng có tài nguyên quý hiếm trong lòngđất, đất canh tác được hình thành trong nhiều năm nay, đất chuyên dùng... phảihoàn toàn do Nhà nước sở hữu. Điều đó sẽ có lợi cho việc quản lý và khai tháccác tiềm năng của đất. Còn đất hoang, đồi núi trọc... hiện tại vô chủ, không cóngười quản lý và sử dụng, Nhà nước không có vốn đầu tư khai phá... thì chấpnhận hình thức đồng sở hữu giữa Nhà nước và nhân dân. Quyền sở hữu tối caocủa Nhà nước được thể hiện thông qua các luật liên quan đến đất đai như thuếđất, luật đầu tư, chính sách điều tiết vĩ mô [quy hoạch, phân vùng, đầu tư vốn,xác định phương hướng sản xuất]. Nhà nước không tham gia quản lý cụ thể từngkhu đất, loại đất, không điều hoà đất giữa các tổ chức, tập thể hoặc cá nhân đãđầu tư khai phá các loại đất này. Các tổ chức và cá nhân nói trên không chỉ cóquyền sử dụng mà còn có quyền mua, bán, chuyển, nhượng đất đai do họ khaiphá theo quy hoạch và định hướng chung của Nhà nước. Đó là hình thức “bánsở hữu” đối với ruộng đất do họ khai phá, một hình thức chiếm hữu cá thể cóđiều kiện, còn quyền sở hữu tối cao vẫn thuộc về Nhà nước.Thời hạn quyền sở hữu ruộng đất, Nhà nước giao ruộng đất cho nông dânsử dụng là lâu dài. Nghị quyết 10 quy định thời gian giao khoán là 15 năm, sảnlượng khoán ổn định 5 năm, những các hợp tác xã, các địa phương lại thực hiệnsai nguyên tắc làm cho nông dân không yên tâm đầu tư vào ruộng khoán, không16muốn nhận đất đấu thầu. Kết quả điều tra xã hội học năm 1990 cho thấy 59,47%nông dân không muốn đấu thầu, 3,8% muốn trả ruộng khoán, 25,92% cho rằngkhoán ruộng đất chưa hợp lý, chỉ có 43,64% muốn tiếp tục củng cố hợp tác xã...còn ở Nam Bộ thực hiện khoán “nguyên canh” khó phân biệt quyền sở hữu vàquyền sử dụng ruộng đất.Dự báo mức tăng dân số ở Việt Nam cao [1,7%] ruộng đất canh tác nôngnghiệp thì có hạn chế đã gây nên một mâu thuẫn cần giải quyết để phát triểnnông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Trong hoàn cảnh thiếu đất canh tác nôngnghiệp, chính sách và các ưu tiên, ưu đãi đối với việc sử dụng đất có tác độngkhông chỉ đối với vấn đề môi trường và sự xuống cấp của các nguồn tài nguyênthiên nhiên, nhưng đồng thời cũng sẽ có tác động tới đa dạng hoá canh tác. Vídụ, việc mở rộng canh tác trồng cao su trên đất bazan, ở cao nguyên đất bằnghay ở các thung lũng đồi đất cao ở các tỉnh Tây Nguyên như Dak Lak có thểkhông phải bỏ ra nhiều chi phí vào đầu những năm 80 nhưng bây giờ sẽ là mọtvấn đề cần xem xét. Do nhu cầu tăng cao đối với các sản phẩm chăn nuôi và yêucầu tập trung các nguồn thức ăn cho lợn, gia cầm, bò sữa, và nuôi tôm, thì nhucầu trồng ngô và các hạt có dầu khác [để sản xuất các thức ăn protein] đã đượcmở rộng canh tác nhanh chóng. Việc mở rộng hơn nữa trồng cao su tại các khuvực đất tương đối mầu mỡ và bằng phẳng này có thể sẽ ngăn cản việc mở rộngcanh tác của các loại cây hàng năm có giá trị kinh tế, bởi vì, một khi đã đi vàocanh tác một loại cây này thì rất tốn kém để chuyển sang canh tác loại cây kia.Ngoài ra, nếu như tất cả các vùng đất dốc dành cho việc canh tác các cây hàngnăm có giá trị kinh tế, thì việc mở rộng diện tích canh tác cây lâu năm trước đóở các diện tích đất bằng phẳng có thể có tác động tiêu cực đối với môi trườngcũng như nội dung kinh tế. Chính vì vậy, cần phải quan tâm công tác kế hoạchtrước khi đầu tư vào cây lâu năm, trong đó có xem xét tới các chi phí của việc sửdụng các diện tích đất đó. Tương tự như vậy, đối với trường hợp mở rộng diệntích trồng cà phê ở Tây Nguyên thì lợi nhuận của đầu tư lại phụ thuộc hoàn toànvào tính sẵn có các nguồn nước tưới ngầm, tác động của môi trường; ví dụ: việc17cạn kiệt nguồn nước ở Dak Lak đã chứng minh rằng yêu cầu cần phải có cácbiện pháp thiết thực để hạn chế tình hình này.Một lo ngại khác ít khi được nhắc đến có liên quan tới các diện tích đấtnông nghiệp tiềm năng đặc biệt ở các vùng đất cao, đó là chính sách phân đất vàcấp quyền nắm giữ đất cho các nông dân, dựa trên “hiệu quả phát triển” của họtrong việc sử dụng đất. Điều này đã dẫn tới tình trạng các hộ nông dân giầu cólại được giao nhiều diện tích đất mà trước kia là đất trống, đồi núi trọc. Điều nàykhông chỉ mở rộng hơn khoảng cách thu nhập giữa cộng đồng, thực hiện chínhsách này còn có thể gây ra các tổn thất hiệu quả tiềm năng trong việc phát triểnđất. Xét tới diện tích ban đầu phân bổ dựa trên khả năng đầu tư hiện có của từngcá nhân [nghĩa là: hiệu quả phát triển] chứ không phải là khả năng tiềm tàng củacác hộ gia đình có thể đóng góp vào khả năng mở rộng sản xuất nhờ có một hỗtrợ tài chính và các hỗ trợ khác ở mức độ tối thiểu. Chính vì vậy, sẽ có sự đánhđổi giữa các kết quả ngắn hạn và cơ hội sử dụng tốt hơn nữa nguồn nhân lựchiện có về mặt trung hạn. Sự đánh đổi này, cùng việc đảm bảo ổn định xã hội vềmặt trung hạn đến dài hạn, là vấn đề cần phải đối mặt ngay.2-/ Chính sách khuyến khích phát triển.Phát triển nông nghiệp từ năm 1988 rất đa dạng nhờ các chính sách pháttriển của Chính phủ trong công cuộc đổi mới hoặc chính sách cải cách bao gồmcác biện pháp, chính sách kinh tế vĩ mô và kinh tế ngành. Trong số các chínhsách chống lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, những chính sách sau đặc biệtquan trọng: [a] hướng đồng Việt Nam gần hơn với tỷ lệ trao đổi thị trường; [b]duy trì mức lãi suất trên mức lạm phát; và [c] giảm bao cấp cho các xí nghiệpquốc doanh. Đổi mới cũng bao gồm tự do hoá giá, thị trường và các hoạt độngthương mại. Vào những năm đầu thập kỷ 1990, việc công bố các luật để tăngcường lĩnh vực thương mại bao gồm Luật Ngân hàng mới và các luật kinhdoanh/doanh nghiệp [sửa đổi luật liên doanh].18Các biện pháp cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: [a] chuyển dịchtừ canh tác tập thể, kế hoạch hoá tập trung sang chế độ canh tác cá nhân/giađình; [b] tăng việc giao đất hợp tác xã/Nhà nước cho cá nhân sử dụng với cácquyền của người sử dụng đất; [c] tăng cường quản lý và tự chủ về tài chính đốivới các doanh nghiệp Nhà nước [bao gồm các nông trường quốc doanh và hợptác xã]; và [d] xoá bỏ các hạn chế về lưu thông lương thực liên tỉnh. Những thayđổi này đã tạo ra các điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp hoá và “thị trường hoá”nền kinh tế nông thôn. Các cửa hàng tư nhân phát triển rất nhanh ở nông thôn đãkhông chỉ phục vụ người tiêu dùng và các yêu cầu đầu vào cho sản xuất của cáccộng đồng làng nhỏ mà còn cung cấp một phần nhỏ các nhu cầu của họ về vốnvà phục vụ như “cơ sở khuyến nông/thị trường” cho các chủ bán lẻ các mặt hàngcó nhu cầu thị trường cao. Tình hình này tạo ra các tiền đề để đa dạng cơ cấucây trồng hàng năm theo các yêu cầu thị trường.3-/ Các chính sách và chương trình đầu tư.Rất nhiều các hoạt động cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp vào cuốinhững năm 80 tới đầu những năm 90 là kết quả các đầu tư được thực hiện cuốinhững năm 70 tới giữa những năm 80. Từ năm 1976 - 1986, khai hoang đất vàtái định cư đã giúp tăng diện tích trồng trọt gần 20%. Diện tích trồng cây lươngthực đã tăng đến đỉnh cao vào năm 1980 và sau đó đã giảm từ từ, điều đó chỉ raViệt Nam đã đạt tới giới hạn đất có thể khai thác cho nông nghiệp. Tổng đầu tưcố định trong nông, lâm nghiệp đã tăng đáng kể vào cuối những năm 70 và giữanhững năm 80. Đầu tư vào các công trình thuỷ lợi, năng lượng và giao thông,chủ yếu thông qua thương mại với CMEA và các hiệp định đầu tư với USSR.Các nước CMEA cũng tài trợ mở rộng rồng các cây thân cứng [chè, cà phê, hạtđiều và cao su] và ngành dệt mà trước đây do các nông trường quốc doanh quảnlý, nhưng hiện nay đặc biệt với cao su đang chủ yếu được các công ty bao cấp[tài sản hoặc các nhà máy] cho các doanh nghiệp Nhà nước [DNNN]. Sau khigiảm dần nhịp độ đầu tư từ cuối những năm 80, nông nghiệp đã tăng đáng kể từ19những năm 90. Các xí nghiệp Nhà nước đã tăng khoản đầu tư của họ cho cao sutừ 21 triệu đồng năm 1990 lên 102 tỷ đồng năm 1994 và cho cà phê từ 3 triệunăm 1990 lên 16 triệu năm 1994. Trong cùng thời gian này, đầu tư vào thuỷ lợiđã tăng từ 244 lên 1.240 tỷ đồng; đầu tư Nhà nước trong chăn nuôi cũng tăng từ17 lên 106 tỷ đồng.Đầu tư vào thuỷ lợi để phát triển trồng lúa sẽ cấp nước cho 3 triệu ha trongsố 4,2 triệu ha đất canh tác hiện nay. Do hệ thống không hoàn thiện, thiếu xót vềquy hoạch và thiết kế, thiếu nước và vận hành kém, chỉ có 2 triệu ha đất hiệnnay thực sự được tưới. Mặc dù thực tế này, đầu tư vào thuỷ lợi giữa những năm91 - 95 đã đem lại 0,5 triệu ha đất mới cho trồng lúa [xem Kế hoạch - Đầu tưcông cộng của Việt Nam] phần lớn là do cải tạo đất chua phèn vùng đất ướtđồng bằng sông Cửu Long. Với mức độ tương đương 125.000 ha/năm và giả sửtăng năng suất 2 tấn/ha, vùng đất mới khai thác cho trồng lúa ở đồng bằng sôngCửu Long đã góp phần làm tăng sản lượng thêm 250.000 tấn/năm. Tăng nănglực tưới, tự do hoá thị trường trong môi trường kinh tế vĩ mô bền vững, đảm bảoan toàn hơn về quyền sử dụng đất và tăng khả năng tín dụng [sẽ thảo luận ởphần dưới], đã cho phép nông dân đáp lại được các thay đổi về giá bằng cáchtăng đầu tư vào các kỹ thuật công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất nôngnghiệp.Bảng - Tăng trưởng sản xuất lúa hàng năm và sử dụng vật liệu đầu vàoMức tăng trưởng trung bình năm [%]1980 - 1987Sản lượng lúaPhân bónChi phí của Chính phủ vào thuỷ lợiCác loại giống mớiMáy kéoBơm4,217,3Chưa có số liệu4,9- 1,0Chưa có số liệu1987 - 19944,812,0136,811,227,925,9Trung bình từ năm 1987 [1986 - 1988] đến năm 1994 [1993 - 1995], mứctăng trưởng năm của mỗi đơn vị máy kéo [đơn vị có công suất nhỏ hơn] và bơm20là 28% và 26%. Mặc dù tỷ lệ sử dụng giảm sau năm 1987, tổng lượng phân bónsử dụng [khoảng 80% số phân bón được sử dụng cho sản xuất lúa] vẫn rất đadạng. Diện tích trồng các loại giống mới được tăng gấp đôi. Do tính chất đầu tưvà lựa chọn công nghệ sản xuất, cơ cấu sản xuất lúa đã thay đổi, đặc biệt là ởđồng bằng sông Cửu Long. Ở vùng này, 44% diện tích trồng lúa năm 1995 đượcsử dụng cho vụ hè [vào thời gian này các giống lúa hiện đại phát huy tác dụngcao nhất] so với 26% trong năm 1985. Ngược lại, cơ cấu mùa vụ sản xuất lúavẫn không thay đổi ở vùng núi và đồng bằng, trung du Bắc Bộ và ở TâyNguyên.Ngân sách giành cho chương trình tái định cư [do tính chất liên quan vớiviệc thành lập các nông trường quốc doanh] rất quan trọng khi đầu tư vào nângcao khả năng sản xuất của các cây công nghiệp [đặc biệt là các cây thân cứng từgiữa những năm 70 cho đến cuối năm 1980]. Các năm 1976 - 1990, có 3,9 triệungười được tái định cư theo những chương trình khác nhau, quan trọng nhất làchương trình “định cư có tổ chức” bắt đầu từ năm 1977 do Bộ Lao động Thươngbinh và Xã hội thực hiện để khuyến khích thành lập các “vùng kinh tế mới”nhằm định cư lâu dài. Các hợp tác xã và nông trường quốc doanh được hỗ trợ vềtài chính để đầu tư vào xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở và các dịch vụ sảnxuất. Chương trình này cùng với “Chương trình Định canh Định cư” của Chínhphủ đã tạo ra cơ hội cho các nhóm dân tộc thiểu số định cư lâu dài ở một nơi vàmột phần hỗ trợ tài chính cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đầu tiên,Chính phủ xác định những khu vực mật độ dân cư thấp có tiềm năng đất nôngnghiệp [chủ yếu là các cao nguyên vùng Tây Nguyên] và nhằm vào các khu vực“quá đông người” [cả ở miền núi và vùng đồng bằng] để khuyến khích tái địnhcư tự nguyện. Sự khác nhau giữa hai chương trình là Chương trình Định canh Định cư có sự tham gia di dân của nhiều tỉnh khác nhau [di dân trọn gói]. Ảnhhưởng chung của các chương trình này là đã hoà trộn với nhau. Mặc dù rừng đãbị tàn phá để trồng cây công nghiệp [chè, cà phê, hạt tiêu, dâu tằm] và một số câylương thực khác [lúa, rau], thực tế việc trồng các cây công nghiệp trong chương trình21định cư ở cao nguyên vùng Tây Nguyên là rất hợp lý về điều kiện đất phát triển nôngnghiệp và đã cải thiện được mức sống cho người dân mới định cư. Các nông trườngquốc doanh được thành lập trong chương trình tái định cư sẽ chịu trách nhiệm cungcấp các dịch vụ hỗ trợ [kỹ thuật, xã hội và tài chính].Sau năm 1991, khi khái niệm nông trường quốc doanh không còn được ưathích nữa, hai chương trình đóng vai trò chủ chốt trong việc cung cấp vốn chonông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên là:- Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cho vay vốn [chủ yếu là vốn hoạtđộng] dùng vốn đầu tư tổ chức cho các hộ nông dân vay [khoảng 35% số ngườilàm nghề nông và cũng tỷ lệ tương tự cho số người nghèo ở nông thôn], số tiền tíndụng này đã phát triển từ con số không ở năm 1990 khi mới thành lập. Đến nayNgân hàng nông nghiệp Việt Nam đã cho vay lên tới 100 triệu USD một năm.- Nghị định 327, Chương trình “phủ xanh đất trống đồi núi trọc” là nguồntín dụng đầu tư cho từng hộ nông dân để mở rộng trồng cây công nghiệp loạithân cứng [cà phê, cao su, chè, cây ăn quả] và các loại cây rừng phát triển nhanhđể làm bột giấy và giấy. Nó cũng đã cung cấp vốn cho các hoạt động thí điểmtrong công tác bảo vệ rừng liên quan tới các thoả thuận chung với các cộng đồngsống ở vùng đệm, loại vốn này bao gồm vốn cho các công trình hạ tầng cơ sở xãhội quan trọng [cấp nước di động, lớp học, trạm y tế, bưu điện]. Phân bổ vốnhàng năm từ ngân sách Chính phủ là khoảng 55,60 triệu USD.4-/ Chính sách hỗ trợ nghiên cứu và khuyến nôngCần ưu tiên giới thiệu về chuyển giao công nghệ thích hợp để có thể khaithác tốt nhất hoặc khai hoang các vùng đồi trọc, đặc biệt là vùng cao nguyên.Đối với loại vụ thu hoạch hàng năm có giá trị kinh tế, các vùng canh tác nàyhiện có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chuyển giao công nghệ [ví dụ như côngnghệ trồng ngô lai, bông, trồng dâu nuôi tằm] bởi việc ra quyết định thay vụmùa này bằng vụ mùa khác là hết sức cần thiết. Các trung tâm khuyến nông“mới” cần cộng tác với các cơ quan và trường đại học liên quan để gắn liền quá22trình nghiên cứu với khuyến nông, đóng vai trò cơ quan điều phối cung cấp đầuvào hoặc tiếp thị [với khu vực tư nhân] và cung cấp tín dụng [với Ngân hàngNông nghiệp], để bảo đảm quá trình chuyển giao công nghệ thực hiện thànhcông.Đối với cây ăn quả hàng hoá, công nghệ áp dụng không chỉ là đầu vào màcòn bao gồm vốn đầu tư vào đồng ruộng và một chế độ nuôi trồng đúng đắn[thông thường là chế độ phân bón định kỳ, làm cỏ và các biện pháp chăm sóc đấttrồng khác], hiện đang là vấn đề đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ và nhiều dịch vụhỗ trợ kỹ thuật. Do đó, cần tăng cường hỗ trợ khuyến nông đối với người nôngdân ở những nơi doanh nghiệp Nhà nước không cung cấp các dịch vụ tương tự.Vấn đề đang cần giải quyết là sự hỗ trợ về kỹ thuật và tín dụng như vậy sẽ đượccung cấp như thế nào, theo các điều kiện nào. Rõ ràng vấn đề chúng ta sẽ gặpphải là việc hỗ trợ tối thiểu cho nông dân trong thời kỳ chưa thu hoạch. Vớinhững yêu cầu như vậy, áp dụng phương thức “trung tâm khuyến nông” có lẽkhông thích hợp. Đối với các biện pháp bảo vệ đất hay các công nghệ nông lâm, kết hợp với bảo vệ rừng đầu nguồn, cần có sự đầu tư nhất định [mặc dù cóthể không lớn như đối với đất thu hoạch cây lâu năm]. Hầu hết những thay đổiquan trọng cần tiến hành không chỉ ở từng họ nông dân mà cả ở cấp xã, bởinhiều khi vấn đề này liên quan tới việc sử dụng các nguồn lực chung.Chúng ta có công nghệ đã được cải thiện để sử dụng tốt hơn các vùng đấttrồng vấn đề còn tồn tại hiện nay là điều chỉnh công nghệ này cho thích hợp vớicác điều kiện hiện tại cũng như những hạn chế, khó khăn người nông dân đanggặp phải. Trên cơ sở các nghiên cứu, cần lưu ý tới một số điều kiện tiên quyếtcho việc chuyển giao công nghệ có hiệu quả:Thứ nhất, các công nghệ có khả năng áp dụng tốt nhất cần thích ứng vớinhững điều kiện canh tác của các hộ nông dân và phải đủ khả năng tăng thunhập của người nông dân. Ngoài ra, thay đổi cây trồng có thể phù hợp với một23số vùng nhưng không thể áp dụng ở các nơi khác do thị trưoừng nơi đó hấp thụcác loại nông sản này còn hạn chế.Thứ hai, đối với canh tác thương mại và bảo vệ đất bằng các biện phápnông lâm, có thể xem xét áp dụng một số công nghệ đã dược sử dụng nhiều vàcó hiệu quả tại địa phương. Đối với canh tác thương mại, là lĩnh vực đã đúc kếtnhiều kinh nghiệm thường có vấn đề cần cân nhắc giữa thay đổi để thích ứngvới nhu cầu của người nông dân [vụ mùa thu hoạch trong năm] hay phục hồihoặc bắt đầu cách canh tác mới [trồng cây lâu năm]. Đối với xử lý đất bằng biệnpháp nông - lâm, cần chú trọng hơn vào khả năng áp dụng các biện pháp hiện có[quế và cây ăn quả], đang cần triển khai rộng hay những biện pháp mới tại mộtsố vùng như bảo vệ đất bằng phương pháp trồng cỏ. Phương án bảo vệ đất bằngcách trồng cỏ là biện pháp các hộ nhỏ để thực hiện với chi phí thấp. Phươngpháp này cũng tạo thêm nguồn thu nhập bằng cách bán hạt giống cỏ, thức ăn giasúc và cành khô làm chất đốt, giúp người nông dân có thêm nhận thức về giá trịcủa việc bảo vệ đất.Vì những lý do trên, cần xác định rõ những điều kiện để việc chuyển giao,ứng dụng các công nghệ được hiệu quả.Vì vậy, cần tập trung nghiên cứu để [a] phát triển những công nghệ thíchhợp dưới dạng các thử nghiệm được quản lý chặt chẽ, ứng dụng tại các vùng thậtđiển hình ở nhiều địa phương, để từ đó đánh giá xác định các phương pháp thíchhợp, các thực tiễn xác lập và quản lý; [b] chương trình giới thiệu, thử nghiệmcông nghệ ngay trên đồng ruộng, dựa trên phương thức tối ưu khi ứng dụngcông nghệ được chuyển giao [kết hợp với [a]]. Sự tham gia của người nông dânvào việc xác định mục tiêu và đưa ra các công nghệ cũng như việc định hướnglại cách hỗ trợ khuyến nông và đào tạo cán bộ khuyến nông là những yếu tố hếtsức quan trọng. Quan trọng hơn nữa là việc áp dụng ngay những thành công đãcó trong việc chuyển giao công nghệ tại địa phương để có tác động nhanh hơn.Ở một số vùng được lựa chọn, có thể xem xét thành lập các nhóm chuyển giao24công nghệ bao gồm các nông dân tại địa phương, các cán bộ khuyến nông cóhiểu biết, những nông dân già có kinh nghiệm, các nhà nghiên cứu và đại diệncác tổ chức phi Chính phủ làm việc tại địa phương. Khi tiến hành hỗ trợ kỹthuật, có thể đề xuất ứng dụng công nghệ ngay trên đồng ruộng vì điều này phùhợp với thực tiễn hệ thống canh tác còn hạn chế, đồng thời đem lại lợi ích chongười nông dân. Trong trường hợp bảo vệ đất rừng/ rừng đầu nguồn, các khu đồiđược xác định đúng, thậm chí có thể dùng làm mô hình điểm và trở thành mộtnội dung của quá trình khuyến nông. Có thể đưa đoàn đại biểu các nông dân từmột xã tới thăm xã có mô hình điểm để tìm hiểu các điều kiện ứng dụng côngnghệ.5-/ Chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất5.1-/ Chính sách tín dụngBên cạnh việc cung cấp dịch vụ, cơ sở hạ tầng và đảm bảo quyền nắm giữsử dụng đất loại hình Chính phủ có tác động quan trọng đối với sự tăng trưởngnông nghiệp là tín dụng. Về nội dung tín dụng, kết quả hoạt động đáng kể củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam đã được nêu trên ở mục chính sách đầu tư.Chính sách mới về tạo vốn cho sản xuất khẳng định: “thực hiện cho vaytrực tiếp đến hộ cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, đảm bảo nguyên tắc có hiệuquả kinh tế xã hội, không phân biệt thành phần kinh tế ưu tiên cho vay để thựchiện các dự án do Chính phủ quy định, chú trọng cho vay đối với hộ nghèo, cáchộ vùng núi cao, hải đảo, vùng xa, vùng kinh tế mới. Cụ thể là:- Việc cấp vốn cho sản xuất, bất kể loại hình nào cũng chuyển hẳn sang hìnhthức tín dụng thương mại dưới nhiều kênh khác nhau, xoá bỏ dần chế độ cho vaylãi suất ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước và thực hiện lãi suất dương.- Đối tượng cho vay được mở rộng tới hộ nông dân với tư cách là nhữngđơn vị tự chủ sản xuất kinh doanh hàng hoá trong nông thôn. Nếu trong giaiđoạn 1981 - 1987 đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp nông nghiệp25

Video liên quan

Chủ Đề