Các dàn bài cụ thể về văn học lớp 9 năm 2024

  • Các dàn bài cụ thể về văn học lớp 9 năm 2024
  • * Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
    • Các dàn bài cụ thể về văn học lớp 9 năm 2024
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 2083 hoặc email: [email protected]

Lập dàn ý Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) gồm 6 mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 cải thiện kỹ năng làm bài cũng như nắm được cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) sao cho hay và không bị lạc đề.

Các dàn bài cụ thể về văn học lớp 9 năm 2024

Trong quá trình học môn Văn, các em sẽ bắt gặp rất nhiều đề văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Vậy mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):

Dàn ý nghị luận về đoạn trích hay một tác phẩm văn xuôi

1. Đối tượng

  • Giá trị nội dung hay giá trị nghệ thuật nói chung.
  • Một khía cạnh, một phương diện nội dung hoặc nghệ thuật qua một đoạn trích hoặc qua cả tác phẩm.

2. Yêu cầu chung

  • Đọc kĩ đề bài, hình dung các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, nội dung khái quát, giá trị nghệ thuật nổi bật của đoạn trích, của tác phẩm.
  • Xác định vấn đề cần nghị luận, các thao tác lập luận sử dụng và phạm vi dẫn chứng đưa vào trong bài làm.
  • Lập dàn ý sơ lược dựa trên một số câu hỏi thông thường như: vấn đề cần nghị luận là gì?
  • Những biểu hiện của vấn đề đó trong đoạn trích, trong tác phẩm? Các chi tiết hình ảnh thể hiện cho vấn đề? Giá trị nội dung tư tưởng được biểu hiện là gì? ...

3. Dàn ý khái quát

  1. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận (một phương diện nội dung, nghệ thuật...)

  1. Thân bài:

Dù là dạng bài nào, học sinh cũng cần đảm bảo đủ ba luận điểm cơ bản sau:

* Luận điểm 1: Khái quát chung

  • Nêu hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung khái quát của tác phẩm.
  • Hoặc là nêu vị trí, dẫn dắt nội dung tác phẩm đến nội dung của đoạn trích.

* Luận điểm 2: Làm rõ vấn đề nghị luận

  • Phân tích, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận theo yêu cầu của đề. Chia vấn đề thành các luận điểm và lấy các chi tiết, hình ảnh, nhân vật để làm sáng tỏ cho luận điểm.
  • Hoặc là phân tích, cảm nhận, bình luận về một vấn đề trong phạm vi của một đoạn trích.

*Luận điểm 3: Đánh giá chung (bình luận)

  • Đánh giá khái quát về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích hoặc của tác phẩm.
  1. Kết bài: Khái quát, khẳng định vấn đề nghị luận.

Dàn ý nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ngắn gọn

Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí của đoạn thơ)
  • Trích dẫn thơ.

Thân bài:

  • Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (Phân tích theo từng câu/cặp câu, bám sát vào từ ngữ mang giá trị nghệ thuật trong từng câu thơ => làm nổi bậc giá trị nghệ thuật, cái hay của bài thơ).
  • Bình luận về giá trị của bài thơ, đoạn thơ. Cái hay, cái đẹp, giá trị tư tưởng mà nó mang lại cho người đọc. Kết hợp liên hệ so sánh với các cây bút khác để làm rõ nét riêng của tác phẩm.

Kết bài:

  • Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

Dàn ý nghị luận về một ý kiến văn học

Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung ý kiến, nhận định hướng tới.
  • Trích dẫn lại ý kiến/nhận định đó.

Thân bài:

  • Triển khai các luận điểm, vận dụng các thao tác phân tích, chứng minh để làm rõ nhận định.
  • Kết hợp so sánh, bàn luận để làm rõ.

Kết bài:

  • Khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa.

Dàn ý nghị luận về một tình huống truyện

Tình huống truyện:

  • Tình huống truyện có thể hiểu là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện.
  • Là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác; giữa hoàn cảnh và môi trường sống với nhân vật. Qua đó nhân vật bộc lộ tình cảm, tính cách hay thân phận góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác giả.
  • Tình huống tâm trạng.
  • Tình huống hành động.
  • Tình huống nhận thức.
  1. Mở bài:
  • Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
  • Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
  • Nêu vấn đề cần nghị luận.
  1. Thân bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.

  • Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
  • Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.

- Bình luận về giá trị của tình huống: làm nên thành công cho tác phẩm như thế nào, giá trị nghệ thuật mà nó mang lại.

  1. Kết bài:
  • Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.
  • Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.

Dàn ý nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong truyện

  1. Mở bài:
  • Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
  • Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
  • Nêu yêu cầu đề bài.
  1. Thân bài:
  • Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
  • Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật. (chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...)
  • Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm
  1. Kết bài:
  • Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
  • Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó.

Dàn bài nghị luận về giá trị của tác phẩm văn xuôi

  1. Dàn bài giá trị nhân đạo.
  1. Mở bài:
  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
  • Giới thiệu về giá trị nhân đạo.
  • Nêu nhiệm vụ nghị luận
  1. Thân bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.

Văn lớp 9 có những bài gì?

Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà.

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - G. G. Mác-két..

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em..

Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ.

Tác giả Phạm Đình Hổ.

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ.

Tác giả Ngô gia văn phái..

Lập dàn ý là như thế nào?

Việc lập dàn ý cho một bài văn nghị luận là quá trình lựa chọn, sắp xếp và triển khai hệ thống các luận điểm, luận cứ theo ba phần chính: mở bài (giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề), thân bài (triển khai các luận điểm, luận cứ theo trình tự) và kết bài (nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề).

Văn bản nghị luận lớp 7 là gì?

Văn nghị luận là một dạng mà trong bài viết, người nói tác giả dùng chủ yếu các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó lập luận chỉ ra những điểm nhấn, luận điểm nhằm xác định chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được những tư tường, quan điểm của tác giả gửi gắm vào tác phẩm.

Bài văn nghị luận văn học là gì?

Nghị luận văn học là dạng văn bản dùng để bày tỏ sự cảm thụ tác phẩm văn học theo suy nghĩ của cá nhân, là những lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của ...