Các dạng bài so sánh trong văn học

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt NamKhóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn [Thầy Phạm Hữu Cường]Nghị luận văn họcPHƯƠNG PHÁP LÀM KIỂU BÀI SO SÁNH VĂN HỌCGiáo viên: PHẠM HỮU CƯỜNGTÀI LIỆU BÀI GIẢNGĐây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Phương pháp làm kiểu bài So sánh văn học thuộc khóa họcLuyện thi THPT quốc gia PEN-C: Môn Ngữ văn [Thầy Phạm Hữu Cường] tại website Hocmai.vn.I. THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH:1. Khái niệm và tác dụng của thao tác lập luận so sánh:- So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sựvật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vậtmà mình quan tâm.- Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhauthì gọi là so sánh tương phản.- Tác dụng của so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biếtđược hai hay nhiều đối tượng.2. Cách sử dụng thao tác lập luận so sánh:- Trước hết là cần xác định đối tượng nghị luận từ đó tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản, hoặccần so sánh hai đối tượng cùng lúc- Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng.- Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng.- Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng.Ví dụ:“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”… Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại sotiếng hát trong với nước ngọc tuyền [suối ngọc]. Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉcó Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơnày. Có thể chẳng phải ngẫu nhiên. Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ cũng thích âm nhạc. Tiếng hát củamột danh ca Pháp từng thích nghe thời trẻ, đến tuổi bảy mươi Bác còn nhờ chị Mađơlen Rípphô tìm lại hộ.Tiếng suối ngàn của đất nước hay đó là tiếng hát của trái tim người nghệ sĩ yêu đời. [G.S Lê Trí Viễn]II. CÁC KIỂU BÀI SO SÁNH VĂN HỌC:1. Đây là một kiểu bài mới, chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ vănbậc trung học phổ thông, chưa có hướng dẫn trong SGK, do đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làmbài của học sinh cũng như quá trình định hướng ôn tập cho học sinh từ phía giáo viên.2. Đối tượng của kiểu bài so sánh văn học có thể là: 2 nhân vật, 2 tình huống, 2 cái tôi trữ tình, 2-3 chitiết nghệ thuật, 2 đoạn thơ hoặc 2 đoạn văn xuôi… Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm củacùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng mộtthời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học.3. Dạng câu hỏi đặc trưng của kiểu bài này trong đề thi ĐHCĐ thường là “Cảm nhận của anh/chị về hainhân vật, hai đoạn thơ, hai đoạn văn hay hai chi tiết sau”…chứ hầu như không dùng từ “so sánh”.4. Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu thí sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữahai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từngTổng đài tư vấn: 1900 58-58-12- Trang | 1 -Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt NamKhóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn [Thầy Phạm Hữu Cường]Nghị luận văn họctác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn.Kiểu bài này cũng góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân làm nên sự khác nhau giữa các hiệntượng văn học.III. CÁCH LÀM KIỂU BÀI SO SÁNH VĂN HỌC:Muốn làm tốt một bài so sánh văn học cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phântích, so sánh…đồng thời thực hiện tốt 4 bước sau đây:Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý cho bài viếtBước 2: Lập dàn ý cho bài viết:MỞ BÀI:- Dẫn dắt [mở bài trực tiếp không cần bước này]- Nêu yêu cầu của đề [Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh]THÂN BÀI:1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm2. Phân tích/cảm nhận từng đối tượng cần so sánh:a. Làm rõ đối tượng thứ nhất [bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thaotác lập luận phân tích]b. Làm rõ đối tượng thứ 2 [bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lậpluận phân tích]3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thứcnghệ thuật [bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tíchvà thao tác lập luận so sánh]4. Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa màtừng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…[ bước này vận nhiềuthao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích. Lưu ý: Nếu làm được bước này thì rất tốt, nếukhông thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến điểm số của bài văn.KẾT BÀI:- Khái quát lại yêu cầu của đề bài [Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu]- Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề [Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.]6. Trong quá trình làm bài, học sinh không nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt qui trình trên. Có thểphối hợp nhiều bước cùng một lúc. Chẳng hạn, có thể đồng thời vừa phân tích làm rõ, vừa thực hiện nhiệmvụ so sánh trên hai bình diện nội dung và nghệ thuật, vừa lí giải nguyên nhân vì sao khác nhau. Hoặc chỉtrong bước so sánh, học sinh có thể kết hợp vừa so sánh vừa lí giải. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo cách nàythì bài viết không khéo sẽ rơi vào rối rắm, luẩn quẩn. Tốt nhất là thực hiện tuần tự các bước và nội dung nhưhướng dẫn trên.Bước 3: Viết bài văn theo dàn ý đã lậpBước 4: Đọc lại, kiểm tra, sửa lỗi và hoàn thiện bài viết:- Sửa lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…- Chú ý liên kết mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần trong bài văn.Giáo viên: Phạm Hữu CườngNguồn :Hocmai.vnTổng đài tư vấn: 1900 58-58-12- Trang | 2 -www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam5 LỢI ÍCH CỦA HỌC TRỰC TUYẾNoc01Ngồi học tại nhà với giáo viên nổi tiếng.Chủ động lựa chọn chương trình học phù hợp với mục tiêu và năng lực.Học mọi lúc, mọi nơi.Tiết kiệm thời gian đi lại.Chi phí chỉ bằng 20% so với học trực tiếp tại các trung tâm.aiHD4 LÍ DO NÊN HỌC TẠI HOCMAI.VNuOnThiChương trình học được xây dựng bởi các chuyên gia giáo dục uy tín nhất.Đội ngũ giáo viên hàng đầu Việt Nam.Thành tích ấn tượng nhất: đã có hơn 300 thủ khoa, á khoa và hơn 10.000 tân sinh viên.Cam kết tư vấn học tập trong suốt quá trình học./groLà các khóa học trang bị toàndiện kiến thức theo cấu trúc củakì thi THPT quốc gia. Phù hợpvới học sinh cần ôn luyện bàibản.Là các khóa học tập trung vàorèn phương pháp, luyện kỹnăng trước kì thi THPT quốcgia cho các học sinh đã trảiqua quá trình ôn luyện tổngthể.Là nhóm các khóa học tổngôn nhằm tối ưu điểm số dựatrên học lực tại thời điểmtrước kì thi THPT quốc gia1, 2 tháng.www.facebook.comLà các khoá học trang bị toànbộ kiến thức cơ bản theochương trình sách giáo khoa[lớp 10, 11, 12]. Tập trungvào một số kiến thức trọngtâm của kì thi THPT quốc gia.ups/TaiLieCÁC CHƯƠNG TRÌNH HỌC CÓ THỂ HỮU ÍCH CHO BẠNTổng đài tư vấn: 1900 58-58-12www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01-

Các dạng so sánh thường gặp. Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: – So sánh các tác phẩm – So sánh các đoạn tác phẩm [hai đoạn thơ hoặc hai đoạn văn xuôi] – So sánh các nhân vật văn học. – So sánh các tình huống truyện. –  So sánh các cốt truyện. –  So sánh cái tôi trữ tình giữa các bài thơ. – So sánh các chi tiết nghệ thuật. – So sánh nghệ thuật trần thuật… Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học

Cách làm bài dạng đề so sánh

Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phần lại có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ hay nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. Dàn ý khái quát của kiểu bài này như sau:

MỞ BÀI: 

–    Dẫn dắt [mở bài trực tiếp không cần bước này] –   Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

THÂN BÀI:


Học sinh có thể chọn một trong hai cách sau
Cách 1: Làm rõ đối tượng thứ nhất [bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích]. 2. Làm rõ đối tượng thứ 2 [bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích]. 3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật [bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh]. 4. Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…[ bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích].

Cách 2:

Giới thiệu vị trí, sơ lược về hai đối tượng cần so sánh. 2.So sánh nét tương đồng và nét khác biệt giữa hai hai nhiều đối tượng theo từng tiêu chí trên cả hai bình diện nội dung, nghệ thuật. Ở mỗi tiêu chí tiến hành phân tích ở cả hai tác phẩm để có thể thấy được điểm giống, điểm khác. Học sinh có thể dựa vào một số tiêu chí sau để tìm ý [tất nhiên tùy từng đề cụ thể có thể thêm, hoặc bớt các tiêu chí] – Tiêu chí về nội dung: đề tài, chủ đề, hình tượng trung tâm [tầm vóc, vai trò, ý nghĩa của hình tượng], cảm hứng, thông điệp của tác giả….

– Tiêu chí về hình thức nghệ thuật: Thể loại, hệ thống hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật…

Với cách làm này các tiêu chí so sánh được thể hiện một cách rõ ràng và phân tích kĩ hơn tuy nhiên đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp và tư duy rất cao để tìm ra các tiêu chí so sánh [ nếu không sẽ bị mất ý] nên cách làm này theo chúng tôi chỉ nên áp dụng với đối tượng học sinh giỏi. Trong khuôn khổ của chuyên đề, tất cả các đề thực nghiệm đều được chúng tôi triển khai theo cách làm thứ nhất để phù hợp với đông đảo đối tượng học sinh phổ thông cũng như đáp án của Bộ giáo dục và đào tạo.
KẾT BÀI: – Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu – Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề