Các di tích khảo cổ có ý nghĩa như thế nào đối với Bình Dương

Các di tích khảo cổ có ý nghĩa như thế nào đối với Bình Dương
Hội nghị thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học toàn quốc lần thứ 55 (tại Hải Phòng)

(Thanhuytphcm.vn) - Ngày 29/9, Hội nghị thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học toàn quốc lần thứ 55 của Viện Khảo cổ học đã khai mạc tại Hải Phòng với sự tham gia của gần 300 đại biểu là nhà khoa học, khảo cổ học. Nhiều phát hiện khảo cổ có ý nghĩa quan trọng đã được thông báo tại hội nghị.

Hơn 300 báo cáo tại hội nghị cho thấy hoạt động khảo cổ học trong năm 2019-2020 diễn ra đều khắp trên toàn quốc và đạt hiệu quả cao. Trong đó, Khảo cổ học Tiền sử có các thông báo về Di tích có niên đại sớm nhất được khai quật là Di tích cư trú Tuần Quán 1 tại Yên Bái - niên đại hậu kỳ Đá cũ.

Bộ môn Khảo cổ học lịch sử cũng có nhiều kết quả đáng quan trọng: Khai quật di tích Cúc Bồ (Hải Dương) - một địa điểm cư trú có niên đại thế kỷ I-III, thuộc loại hình kiến trúc dinh thự của khu vực huyện trị thời Đông Hán hay những phát hiện liên quan đến dấu tích cọc gỗ Đại La ở Vườn Hồng (Hà Nội), dấu vết thời Trần trên đất Hoành Bồ (Quảng Ninh), hào thành và gia cố chân thành ở Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa)...

Trong lĩnh vực khảo cổ học dưới nước, đáng chú ý nhất là hai cuộc khai quật Bãi cọc Cao Quỳ và Đầm Thượng (xã Liên Khê và xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng). Từ kết quả xác định niên đại tuyệt đối các mẫu cọc gỗ phát hiện được, bước đầu đoàn khai quật nhận định, di tích Bãi cọc Cao Quỳ có niên đại khoảng cuối thế kỷ XIII, liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên năm 1288 trên sông Bạch Đằng của quân dân triều Trần. Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam đánh giá, những kết quả này đã góp phần nhận thức rõ hơn lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam.

Theo PGS.TS. Bùi Văn Liêm (Tổng Biên tập Tạp chí Khảo cổ học), nhiều báo cáo tại hội nghị được thực hiện công phu, nghiêm túc có nội dung phong phú. Đó chính là những thông tin khoa học mới bổ sung những cứ liệu vật thật giúp các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản của Khảo cổ học Việt Nam, góp phần nhận thức rõ hơn lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam, lịch sử hình thành và phát triển con người Việt Nam.

Theo kế hoạch, Hội nghị thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học toàn quốc lần thứ 55 sẽ được tổ chức trong 2 ngày 29 và 30/9.

Trúc Anh

Tin liên quan

Bạn đã nghe nhiều về cụm từ di tích khảo cổ, thế nhưng bạn không biết di tích khảo cổ là gì? hoặc bạn chỉ hiểu sơ qua và vẫn mơ hồ về kiến thức này. Vậy thì hãy để Thông tin kỹ thuật giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây. Đồng thời giới thiệu đến bạn những di tích khảo cổ học ở Việt Nam hiện nay.

Di tích khảo cổ là gì?

Di là những thứ còn ở quá khứ được gìn giữ và lưu trữ lại. Bởi vậy di tích khảo cổ có thể hiểu là những di tích và vết tích còn sót lại của quá khứ được lưu giữ bởi con người để cho các nhà khảo cổ học nghiên cứu.

Các di tích khảo cổ có ý nghĩa như thế nào đối với Bình Dương

Khu di tích khảo cổ Óc Eo

Quá trình hình thành

Tầng văn hóa được tạo nên bởi các hoạt động của con người, đây là một tấm gương nhiều mặt giúp phản ánh được trạng thái văn hóa của cư dân cổ.

Tầng văn hóa bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

  • Màu sắc tầng văn hóa: Thường thẫm hơn màu của các tầng đất khác.
  • Độ dày tầng văn hóa: Phụ thuộc theo hình thức kiếm sống và thời gian sinh sống của cư dân, nếu tầng văn hóa càng dày thì chứng tỏ thời gian sinh tồn của cư dân càng lâu và ngược lại. Độ dày này tỉ lệ thuận với thời gian sinh tồn của những cư dân tạo nên tầng văn hóa.
  • Những hiện vật khảo cổ ở cùng một tầng văn hóa thì sẽ có thời gian xuất xứ và tồn tại giống nhau, tức là chúng có cùng niên đại.

Lớp vô sinh là lớp nằm giữa hai lớp văn hóa, đây là lớp đất không có dấu vết của các hoạt động con người. Còn lớp đất nằm ở dưới tầng văn hóa không có dấu vết hoạt động con người thì được gọi là lớp đất cái hay lớp sinh thổ.

Di tích di chỉ một tầng văn hóa: Là nơi mà chỉ được con người cư trú một lần nhưng trong suốt một thời gian dài và sau đó nơi đây sẽ không bao giờ có người ở đó nữa. Loại di tích này được cấu tạo bởi các lớp đất theo thứ tự sau:

  • Lớp đất canh tác hay lớp đất mặt là lớp đất trên cùng.
  • Lớp đất thứ 2 chính là tầng văn hóa được nằm dưới lớp đất canh tác.
  • Sinh thổ là lớp đất cái.

Các di tích khảo cổ có ý nghĩa như thế nào đối với Bình Dương

Di tích khảo cổ là gì?

Di chỉ (địa điểm khảo cổ học) có hai hay nhiều tầng văn hóa gồm 2 loại:

  • Di chỉ hai hay nhiều tầng văn hóa có lớp vô sinh ngăn cách: Được hình thành bởi hai hoặc nhiều giai đoạn cư trú nhưng không liên tục của người xưa.
  • Di chỉ hai hay nhiều tầng văn hóa nối tiếp nhau và không có lớp vô sinh ngăn cách: Được hình thành sau một quá trình sinh sống liên tục của nhiều thế hệ người ở tại một chỗ trong thời gian dài lên tới hàng trăm hoặc hàng ngàn năm.

Ý nghĩa khi nghiên cứu tầng văn hóa:

  • Dựa trên cơ sở phân biệt tầng văn hóa, các nhà khảo cổ học có thể nắm được những giai đoạn tồn tại của nơi cư trú, từ đó xác định được niên đại của nơi cư trú đó.
  • Việc nghiên cứu tốt tầng văn hóa sẽ là tiền đề giúp hiểu rõ được quá trình hình thành di tích và xác định đúng được giá trị của di tích và di vật khảo cổ.

Các loại di tích khảo cổ học

Các nhà khảo cổ học có nhiệm vụ đó là sưu tầm và nghiên cứu, phát hiện những di tích khảo cổ học để phục dựng lại cuộc sống trong quá khứ có loài người. Có 3 loại di tích khảo cổ học đó là:

Các di tích khảo cổ có ý nghĩa như thế nào đối với Bình Dương

Di tích khảo cổ Ai Cập cổ đại

  • Di tích ở trên mặt đất: Số lượng không nhiều nhưng dễ quan sát. Ví dụ: di tích thành lũy, chùa chiền cổ, đền tháp, di tích đống vỏ sò, các di tích cự thạch…
  • Di tích ở dưới mặt đất: Số lượng nhiều hơn di tích ở trên mặt đất, tuy nhiên rất khó để nhìn thấy bởi phần lớn nó vẫn nằm trong các tầng văn hóa của mộ táng hoặc nơi trú ngụ.
  • Di tích ở dưới mặt nước: Ví dụ như các con tàu bị chìm, đắm….

Xem thêm:

Di tích khảo cổ học ở Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều di tích khảo cổ học đã được tìm thấy và công nhận. Sau đây Thông tin kỹ thuật sẽ chia sẻ đến bạn một số di tích nổi bật ở nước ta.

Bãi đá cổ Nấm Dẩn

Bãi đá cổ Nấm Dẩn hay còn gọi là Bãi đá cổ Xín Mần được các nhà khoa học Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Hà Giang phát hiện vào năm 2004. Nơi đây có nhiều tảng đá trầm tích lớn với hình thù đa dạng và độc đáo nằm dọc theo bờ suối. Các hình khắc vẽ mang vẻ đẹp riêng và rất đa dạng. Mỗi tảng đá đều  gắn với những câu chuyện ly kỳ,  mang dấu ấn tín ngưỡng, thể hiện sự linh nghiệm và cầu ứng của các đấng thần linh của nhân dân các dân tộc thiểu số trong vùng.

Các di tích khảo cổ có ý nghĩa như thế nào đối với Bình Dương

Di tích bãi đá cổ Nấm Dẩn ở Hà Giang

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là một khu di tích được xây dựng từ thế kỷ thứ VII và là một trong những di tích lịch sử lâu đời và quan trọng bậc nhất của nước ta. Hoàng Thành Thăng Long là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của dân tộc. Quần thể di tích này thuộc địa phận phường Quán Thánh và Điện Biên Phủ, Hà Nội với tổng diện tích lên tới 18,3 ha.

Các di tích khảo cổ có ý nghĩa như thế nào đối với Bình Dương

Di tích Hoàng thành Thăng Long ở Hà Nội

Óc Eo

Văn hóa Óc Eo được hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ I – thế kỷ thứ VII sau Công nguyên. Óc Eo là tên của một gò đất thuộc cánh đồng phía Đông Nam núi Ba Thê, Óc Eo, Thoại Sơn, An Giang. Nó đã đi vào lịch sử khảo cổ học của nước ta như là một vùng đất văn hóa đầy hấp dẫn. Đây được coi là một nền văn hóa lớn của Việt Nam, gắn liền với đất nước và con người ở vùng đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mê công. Bên cạnh đó nó còn có quan hệ rất mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ.

Các di tích khảo cổ có ý nghĩa như thế nào đối với Bình Dương

Di tích Óc Eo An Giang

Ngoài ra những di tích kể trên, trên mảnh đất giàu truyền thống, văn hóa, lịch sử ở nước Việt Nam ta còn có rất nhiều di tích khảo cổ nổi bật khác trải dài khắp các vùng miền trên cả nước như:

  • Tháp Hòa Lai – Ninh Thuận
  • Mộ cự thạch Hàng Gòn – Đồng Nai
  • Thành Bản Phủ – Cao Bằng
  • Thánh địa Cát Tiên – Lâm Đồng
  • Thành nhà Hồ – Thanh Hoá
  • Tháp Chót Mạt – Tây Ninh
  • Tháp Vĩnh Hưng – Bạc Liêu
  • Bãi đá cổ Sapa – Lào Cai
  • Bãi đá khắc cổ Khe Hổ – Sơn La
  • Cái Bèo – Hải Phòng
  • Thành Cổ Loa – Hà Nội
  • Cù lao Rùa – Bình Dương
  • Di chỉ Đồng Đậu – Vĩnh Phúc
  • Di chỉ Gò Thành – Tiền Giang
  • Di chỉ khảo cổ Phùng Nguyên – Phú Thọ
  • Di chỉ Nậm Tun – Lai Châu
  • Di chỉ Thạch Lạc – Hà Tĩnh
  • Di tích khảo cổ Gò Cây Thị – An Giang
  • Phật viện Đồng Dương – Quảng Nam
  • Giồng Cá Vồ – thành phố Hồ Chí Minh
  • Giồng Nổi – Bến Tre
  • Gò Tháp – Đồng Tháp

Như vậy trên đây thongtinkythuat.com đã giải đáp đến bạn di tích khảo cổ là gì? Có thể thấy rằng những di tích khảo cổ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu về cuộc sống xưa của các nhà khảo cổ học. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về các di tích khảo cổ học ở nước ta.