Các đơn vị sự nghiệp công lập là gì năm 2024

Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật. Trong khi, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là những tổ chức sự nghiệp không nằm trong khu vực nhà nước, được thành lập bởi các tổ chức xã hội, doanh nghiệp,.. có tư cách pháp nhân, cung cấp các dịch vụ công, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp

Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Theo Điều 9 Luật Viên chức năm 2010 thì đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Đặc điểm sự nghiệp công lập

Thứ nhất, đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị thuộc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trong đó chủ yếu là các cơ quan nhà nước.

Thứ hai, đơn vị sự nghiệp công lập là nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật để hoạt động. Tùy từng loại đơn vị sự nghiệp mà nhà nước có sự hỗ trợ ngân sách ở những mức độ khác nhau

Thứ ba, các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập nhằm cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công trong những lĩnh vực mà Nhà nước chịu trách nhiệm cung ứng chủ yếu cho nhân dân hoặc trong những lĩnh vực mà khu vực phi nhà nước không có khả năng đầu tư hoặc không quan tâm đầu tư.

Thứ tư, cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đang ngày càng được đổi mới theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán độc lập. Căn cứ vào cơ chế hoạt động, có thể phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thành đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.

/2019/11.8.2018/don-vi-su-nghiep-cong-lap-ngoai-cong-lap-la-gi.jpg)

Thứ năm, các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tránh tình trạng lạm quyền, vượt quyền đồng thời phòng chống tham nhũng, pháp luật quy định việc thành lập Hội đồng quản lý tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và các đơn vị sự nghiệp công lập khác trong trường hợp cần thiết.

Thứ sáu, nhân sự tại đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo hợp đồng làm việc, được quản lý, sử dụng với tư cách là viên chức. Trong khi đó, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập (và trong nhiều trường hợp gồm cả thành viên trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị) là công chức.

Đơn vị ngoài sự nghiệp công lập là gì?

Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thuộc sở hữu của các các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân, các cá nhân hoặc có vốn đầu tư nước ngoài. Đó là các trường học tư, bệnh viện tư, tổ chức nghiên cứu khoa học tự, bảo tàng tư... Các đơn vị này được tổ chức hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động chủ yếu dựa trên quan hệ lao động theo quy định của Bộ luật động. Người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập nhìn chung không hưởng lương có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Tại Luật Viên chức đã có quy định cụ thể về khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập. Sắp tới, Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được áp dụng. Dưới đây là những điểm cơ bản cần biết về đơn vị sự nghiệp công lập.

Các đơn vị sự nghiệp công lập là gì năm 2024

Những điểm cơ bản cần biết về đơn vị sự nghiệp công lập (Ảnh minh họa)

1. Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Theo khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010 quy định đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 120/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/12/2020) quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập quy định đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và đặt trụ sở ở nước ngoài.

Ngoài ra, tại Điều 2 Luật Viên chức cũng quy định người được tuyển dụng theo vị trí việc làm và làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập là viên chức.

2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

Tại khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức quy định đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

  • Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ: là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ: là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.

Cụ thể, tại Điều 2 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập (trừ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, gồm:

  • Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ (bao gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ và đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài);
  • Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ (sau đây gọi chung là tổng cục thuộc bộ);
  • Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục, thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng thuộc bộ;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục thuộc tổng cục thuộc bộ.

- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài).

- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.

- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm:

  • Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là sở);
  • Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục và tương đương thuộc sở;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập

Tại Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập:

- Phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

- Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;

- Đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành).

  • Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập các đơn vị này thì số lượng người làm việc là viên chức tối thiểu được xác định theo Đề án thành lập. Đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp thì số lượng người làm việc tối thiểu bao gồm viên chức và người làm chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ hợp đồng lao động;
  • Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài thì số lượng người làm việc do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.

- Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài còn phải bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc thành lập và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ về tổ chức bộ máy

Tại Điều 6 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp công nghiệp thực hiện tự chủ về tổ chức bộ máy, cụ thể như sau:

  • Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc và trực thuộc theo Đề án tự chủ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị không thuộc cơ cấu tổ chức các đơn vị cấu thành theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; xây dựng phương án sắp xếp lại các đơn vị cấu thành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật;

Việc thành lập các phòng, ban và các tổ chức cấu thành khác không phải là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên phải đáp ứng các tiêu chí sau: Công việc hoặc lĩnh vực do phòng thực hiện phải có từ 02 mảng công tác trở lên và có quy trình quản lý riêng theo yêu cầu của đối tượng quản lý; khối lượng công việc của phòng yêu cầu phải bố trí từ 07 người làm việc là viên chức trở lên.

Đơn vị sự nghiệp y tế công lập là gì?

“Đơn vị sự nghiệp y tế công lập” là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các ...

Có bao nhiêu đơn vị sự nghiệp công lập?

Hiện nay Bộ Tài chính có 28 đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó 10 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính; 12 đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục; 06 đơn vị trực thuộc Cục thuộc Bộ.

Cơ quan của nhà nước là gì?

Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức (cá nhân) mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.

Dịch vụ sự nghiệp công là gì?

Theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP: “Dịch vụ sự nghiệp công là dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; y tế - dân số; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ; các hoạt động kinh tế và lĩnh vực khác.”