Các mo hình thanh toán không sử dụng tiền mặt năm 2024

Sáng 7/12, Thành đoàn TP Thanh Hóa phối hợp với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa [BIDV Thanh Hóa] tổ chức lễ ra mắt mô hình “Tuyến phố không dùng tiền mặt”.

“Tuyến phố không dùng tiền mặt” tại đường Hàng Đồng, phường Điện Biên.

Các đại biểu và đoàn viên thanh niên dự lễ ra mắt mô hình.

Thực hiện mô hình, Đoàn thanh niên các phường Ba Đình, Điện Biên và Đoàn thanh niên BIDV Thanh Hóa đã gắn biển “Tuyến phố không dùng tiền mặt” tại 9 tuyến phố trên địa bàn phường Điện Biên và 11 tuyến phố trên địa bàn phường Ba Đình. Đồng thời, đến từng hộ gia đình, nhất là các gia đình kinh doanh, buôn bán để tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt bằng thiết bị di động thông minh thông qua tài khoản, QR code.

Bí thư Thành đoàn TP Thanh Hóa phát biểu tại lễ ra mắt mô hình.

Bí thư Đoàn thanh niên BIDV- Chi nhánh Thanh Hóa phát biểu tại lễ ra mắt mô hình.

Mô hình được triển khai giúp người dân được trải nghiệm những hình thức thanh toán mới, nhanh chóng, hiện đại, dần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt và hướng người tiêu dùng tới các hình thức thanh toán mới an toàn, nhanh chóng, tiện lợi. Từ đó, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong đời sống cũng như trong hoạt động kinh tế - xã hội của người dân, góp phần hình thành những công dân số.

Đoàn thanh niên BIDV Thanh Hóa và phường Điện Biên hướng dẫn người dân mở tài khoản và sử dụng QR code.

Mô hình được triển khai thí điểm tại 20 tuyến phố của các phường Ba Đình và Điện Biên. Sau thời gian thí điểm, Thành đoàn TP Thanh Hóa và Đoàn thanh niên BIDV Thanh Hóa sẽ đánh giá kết quả thực hiện để nhân rộng ra địa bàn các phường, xã trên địa bàn TP Thanh Hóa.

Hiện nay tại các trung tâm thương mại, chợ dân sinh, các cửa hàng tạp hóa tại Hà Nội đều được trang bị mã QR Code, không cần dùng tiền mặt, không cần thẻ, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, khách hàng có thể thực hiện thanh toán đơn hàng nhanh chóng, tiện lợi.

Các bạn trẻ trải nghiệm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chị Nguyễn Thị Yến, chủ kinh doanh mặt hàng rau củ tại chợ Hà Đông [quận Hà Đông] cho biết: "Từ sau dịch Covid-19, hầu hết khách mua hàng đều thanh toán không sử dụng tiền mặt, kể cả đơn hàng vài chục tới vài trăm. Để thuận tiện cho khách thanh toán tôi in, dán mã QR Code tại bàn, vị trí khách dễ xem nhất, hình thức thanh toán này rất tiện lợi cho cả người bán và người mua”.

Việc thanh toán không dùng tiền mặt được nhân rộng ở khắp nơi và trong mọi lĩnh vực trên địa bàn Hà Nội. Điển hình, trên địa bàn quận Long Biên, mô hình “Chợ 4.0 - Chợ không dùng tiền mặt” được triển khai tại chợ Thượng Thanh mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Mô hình cũng nhận được sự ủng hộ rất lớn của tiểu thương và người dân.

Quận Hoàn Kiếm được Thành phố chọn để thí điểm xây dựng các tuyến phố không dùng tiền mặt. Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết: Trong thời gian qua, quận Hoàn Kiếm đã triển khai thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực hành chính và kinh tế. Quận có khoảng 9.000 hộ kinh doanh cá thể, quận đã triển khai thu thuế điện tử, đạt tỉ lệ trên 85%, sau dịch bệnh Covid-19, người dân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tăng cao. Số lượng các ngân hàng đóng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm rất đông, quận cũng có lợi thế là nơi thu hút nhiều khách du lịch, chính vì vậy quận triển khai xây dựng các tuyến phố không dùng tiền mặt.

“Hiện nay, khi thực hiện các giao dịch trên các tuyến phố của quận Hoàn Kiếm, dù có mức chi phí dưới 10 nghìn đồng, người dân cũng có thể thanh toán bằng các hình thức chuyển khoản hoặc quét mã QR với các hộ kinh doanh và doanh nghiệp.

Quận sẽ chọn những tuyến phố đặc thù như phố đi bộ, phố sách, phố ẩm thực, một số trung tâm thương mại, chợ truyền thống… để gắn biển công nhận “Tuyến phố không dùng tiền mặt”, từ đó nhân rộng trên địa bàn. Chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp ngân hàng, doanh nghiệp công nghệ tài chính nâng cao hơn nữa các tính năng của các dịch vụ thanh toán không tiền mặt để các giao dịch an toàn hơn, thuận tiện hơn”, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long nhấn mạnh.

Từ những đơn vị thí điểm, thời gian tới, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội sẽ nghiên cứu, nhân rộng mô hình thanh toán không tiền mặt, hướng tới mỗi quận, huyện, thị xã đều có tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt.

Khẳng định vai trò quan trọng của tuyến phố không dùng tiền mặt, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh: “Việc triển khai tuyến phố không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng, là điều kiện thuận lợi cho người dân trên địa bàn thành phố được trải nghiệm những hình thức thanh toán mới, hiện đại, giúp người dân dần tiếp cận nhanh các ứng dụng, tiện ích trong thời đại số, góp phần xây dựng các công dân số, xây dựng xã hội số... Qua đó, từng bước hỗ trợ đưa phương thức thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu trong quá trình giao dịch mua bán hàng hóa của người dân, tạo động lực cho sự phát triển của các dịch vụ thanh toán số thông minh”.

Ngân hàng giới thiệu tới người dân các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội và Sở Công thương, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua diễn ra an toàn, hiệu quả, thông suốt, các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh. Một số chỉ tiêu đạt được trong năm 2022 như: Tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch điện tử ước đạt 45%; tỉ lệ thanh toán hóa đơn tiền nước không dùng tiền mặt đạt 96,67%; tỉ lệ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 99,9%,…

Tăng cường khai thác, kết nối dữ liệu

Thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay đang là xu thế tất yếu, các địa phương trong cả nước đang tích cực hưởng ứng Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025.

Sau hai năm triển khai Quyết định, thanh toán không dùng tiền mặt đã nhận được sự hưởng ứng tham gia của đông đảo người dân. Theo Vụ Thanh Toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng thanh toán không dùng tiền mặt đến tháng 6/2023 tăng trên 51% trong đó thanh toán internet banking tăng trên 66% về số lượng; trên mobile tăng trên 63% về số lượng, đặc biệt thanh toán qua QR Code với mức độ tăng trưởng trên 124%. Sự hưởng ứng của người dân đặc biệt là thế hệ Gen Z đã chứng minh xu thế xã hội không dùng tiền mặt trong tương lai của chúng ta sẽ sớm trở thành hiện thực.

“Việc thanh toán không dùng tiền mặt tạo sự minh bạch, tạo điều kiện thuận tiện, có lợi không chỉ cho người tiêu dùng mà còn cho cả đơn vị cung cấp. Đó là thuận tiện trong quá trình giao dịch hàng hoá, quản lý dòng tiền, luồng tiền... Ngoài ra các hệ thống liên quan như dịch vụ công cũng được thúc đẩy thông qua việc thanh toán điện tử; lĩnh vực quản lý thuế cũng ngày càng minh bạch hơn khi các máy bán hàng, máy thanh toán hoá đơn đều được kết nối, tích hợp với hệ thống và được kiểm soát chặt chẽ”, ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho hay.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, dữ liệu và việc phân tích, khai thác, kết nối dữ liệu quốc gia về dân cư là yếu tố quyết định tạo nên thành công của quá trình thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tốt phải có hệ thống dữ liệu. Hiện nay, các tổ chức tín dụng đang trong lộ trình kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, khai thác dữ liệu trong Căn cước công dân để có thể xác định chính chủ, cung cấp các dịch vụ đặc biệt là dịch vụ cho vay trực tuyến.

Chủ Đề